Giáo dục

Bài tập về đồ thị hàm số bậc hai, các dạng toán và cách giải – Toán lớp 9

Bài tập về đồ thị hàm số bậc hai, các dạng toán và cách giải. Hàm số bậc hai lớp 9 là một trong những nội dung quan trọng thường hay xuất hiện trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 bậc THPT, vì vậy việc nắm vững cách giải các bài tập về đồ thị hàm số bậc hai thực sự rất cần thiết.

Bài viết này chúng ta cùng hệ thống lại một số kiến thức về hàm số bậc hai ở lớp 9, đặc biệt tập trung vào phần Bài tập về đồ thị của hàm số bậc hai để các em nắm vững được phương pháp giải dạng toán này.

Bạn đang xem bài: Bài tập về đồ thị hàm số bậc hai, các dạng toán và cách giải – Toán lớp 9

I. Hàm số bậc hai – kiến thức cần nhớ

Tổng quát, hàm số bậc hai y = ax2 (a≠0) xác định với mọi giá trị của x∈R.

1. Tính chất của hàm số bậc hai y = ax2

• Nếu a>0 thì hàm số nghịch biến khi x<0 và đồng biến khi x>0.

• Nếu a<0 thì hàm số đồng biến khi x<0 và nghịch biến khi x>0.

> Nhận xét:

• Nếu a>0 thì y>0 với mọi x≠0; y=0 khi x=0. Giá trị nhỏ nhất của hàm số là y=0.

• Nếu a<0 thì y<0 với mọi x≠0; y=0 khi x=0. Giá trị lớn nhất của hàm số là y=0.

2. Đồ thị của hàm số y = ax2

• Đồ thị của hàm số y = ax2 (a≠0) là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận
trục Oy làm trục đối xứng. Đường cong đó được gọi là một Parabol với đỉnh O.

• Nếu a>0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị.

• Nếu a<0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị.

3. Vị trí tương đối của đường thẳng và parabol

Cho đường thẳng (d): y=ax+b (a≠0) và parabol (P): y = kx2 (k≠0)

Khi đó, để xét vị trí tương đối của đường thẳng (d) và parabol (P) ta xét phương trình: kx2 = ax + b (1).

– Nếu phương trình (1) vô nghiệm thì (P) và (d) không giao nhau.

– Nếu phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì (P) và (d) cắt nhau tại hai điểm phân biệt.

– Nếu phương trình (1) có nghiệm kép thì (P) và (d) tiếp xúc nhau

Một số dạng bài tập về vị trí tương đối của (d) và (P):

* Tìm số giao điểm của (d) và (P)

Khi đó: Xét phương trình kx2 = ax + b (1)

– Nếu phương trình (1) vô nghiệm thì (P) và (d) không giao nhau.

– Nếu phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì (P) và (d) cắt nhau tại hai điểm phân biệt.

– Nếu phương trình (1) có nghiệm kép thì (P) và (d) tiếp xúc nhau

– Hoành độ giao điểm (hoặc tiếp điểm) của (P) và (d) chính là nghiệm của phương trình: kx2 = ax + b

* Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P)

– Tọa độ giao điểm của (d) và (P) phụ thuộc vào số nghiệm của phương trình (1)

– Ta giải phương trình (1) tìm ra các giá trị của x. Thay giá trị x này vào công thức hàm số của (d) (hoặc (P)) ta tìm được y. Từ đó suy ra tọa độ giao điểm cần tìm.

* Hàm số chứa tham số. Tìm điều kiện của tham số để tọa độ giao điểm thỏa mãn điều kiện cho trước.

– Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) từ đó tính biệt thức delta và hệ thức Vi-et để giải bài toán với điều kiện cho sẵn.

II. Bài tập hàm số bậc hai có lời giải

* Bài tập 1 (Bài 54 trang 63 SGK Toán 9 Tập 2): Vẽ đồ thị của hai hàm số 1608196400cq4bvdaeuw 1608277598 1 và  trên cùng một hệ trục tọa độ.

a) Đường thẳng đi qua B(0; 4) và song song với trục Ox. Nó cắt đồ thị của hàm số 1608196400cq4bvdaeuw 1608277598 1tại hai điểm M và M’. Tìm hoành độ của M và M’.

b) Tìm trên đồ thị của hàm số điểm N có cùng hoành độ với M, điểm N’ có cùng hoành độ với M’. Đường thẳng NN’ có song song với Ox không? Vì sao? Tìm tung độ của N và N’ bằng hai cách:

– Ước lượng trên hình vẽ;

– Tính toán theo công thức.

* Lời giải:

a) Ta lập bảng giá trị:

– Bảng giá trị:

x -4 -2 0 2 4
y=x2/4 4 1 0 1 4
y=-x2/4 -4 -1 0 -1 -4

Đồ thị hàm số có dạng như sau:

Đồ thị hàm số bậc hai bài 54 skg toán 9a) Đường thẳng qua B(0; 4) song song với Ox có dạng: y=4. Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y=4 và đồ thị hàm số 1608196400cq4bvdaeuw 1608277598 1 là:

– Từ đó ta có hoành độ của M là x = 4 của M’ là x = -4.

đồ thị hàm số bậc hai bài 54 skg toán 9b) Trên đồ thị hàm số  ta xác định được điểm N và N’ có cùng hoành độ với M,M’. Ta được đường thẳng M,M’. Ta được đường thẳng NN’//Ox.

Tìm tung độ của N và N’

– Ước lượng trên hình vẽ được tung độ của N là y = -4; của N’ là y = -4.

– Tính toán theo công thức:

Điểm N(4;y) thay x = 4 vào  nên được yN = -4.

Điểm N'(-4;y) thay x = -4 vào  nên được yN’ = -4.

Vậy tung độ của N, N’ cùng bằng -4. Ta có: N(-4;-4) ; N’(4;-4).

* Bài tập 2: Trong hệ tọa độ Oxy, cho hàm số: y = f(x) = (m – 1)x2  (*)

a) Xác định m để đồ thị hàm số (*) đi qua điểm M(2;4)

b) Với m=0. Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số (*) với đồ thị hàm số y = 2x – 3.

* Lời giải:

a) Để đồ thị hàm số y = f(x) = (m – 1)x2 đi qua điểm M(2;4) thì ta có:

4 = (m – 1).22 ⇔ 4 = 4m – 4 ⇔ 4m = 8 ⇔ m = 2.

Vậy với m = 2 thì đồ thị hàm số (*) đi qua điểm (2;4). Khi đó hàm số là y = x2.

b) với m = 0, ta thay vào công thức hàm số được y = f(x)  = -x2

– Tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số y = -x2 với hàm số y = 2x – 3 là nghiệm của hệ phương trình:

 16081964492u2jlivt67 1608277606

– Giải phương trình: x2 + 2x – 3 = 0 ta thấy

a + b + c = 1 + 2 + (-3) = 0 nên phương trình này có 2 nghiệm phân biệt x1 = 1; x2 = -3.

• Với x1 = 1 ⇒ y1 = -(1)2 = -1 ⇒ A(1;-1)

• Với x2 = -3 ⇒ y2 = -(-3)2 = -9 ⇒ B(-3;-9)

Vậy với m=0 thì đồ thị hàm số y = -x2 và đồ thị hàm số y = 2x – 3 tại 2 điểm phân biệt là: A(1;-1) và B(-3;-9).

* Bài tập 3: Co parabol (P): y = ax2 và đường thẳng (d): 

a) Xác định a để (P) cắt (d) tại điểm A có hoành độ bằng -1.

b) Tìm tọa độ giao điểm thứ hai B (B khác A) của (P) và (d).

c) Tính độ dài AB.

* Lời giải:

a) Để đường thẳng (d) đi qua A có hoành độ bằng -1 thì ta thay x = -1 vào công thức hàm số  được: 1608277618km1v3sbz16

Vậy tọa độ điểm A là (-1;0,5).

Parabol (P) đi qua A nên tọa độ của A phải thỏa hàm số y = ax2. Ta thay x = -1; y = 0,5 vào hàm số y = ax2 được:

0,5 = a.(-1)2 ⇒ a = 0,5. Khi đó parabol (P) là: 1608277623y8uj9fisou

b) Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d):

1608277627n56syydoz1

Để ý a – b + c = 1 – (-2) – 3 = 0 nên ta thấy phương trình có 2 nghiệm x1 = -1 và x2 = 3.

Với x2 = 3 ⇒ y2 = 3 + 3/2 = 9/2 = 4,5.

⇒ Tọa độ điểm B là (3;4,5).

c) Ta có, chiều dài AB áp dụng công thức

160827763345qk62dt5u 1608277639jbjfcj8a5a

Vậy 1608277645zv74eh6e9r

* Bài tập 4: Trong hệ tọa độ Oxy, cho parabol (P): 16081964566ariliuabm 1608277648 và đường thẳng (d): 1608196462hgk59r2nwf 1608277648. Gọi M(x1;y1) và N(x2;y2) là giao điểm của (P) và (d). Hãy tính giá trị biểu thức 1608196466q8jun6alkk 1608277648.

* Lời giải:

– Ta có phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:

1608196471zcuperhvqh 1608277648 16081964751q79qfrqki 1608277649

Với x1 = 2 ⇒ y1 = 2 ⇒ M(2;2)

Với x2 =-3/2 ⇒ y2 = 9/8 ⇒ N(-3/2;9/8)

Vậy 1608277652u0m68vkrkr

* Bài tập 5: Cho Parabol (P) : y = x2 và đường thẳng (d) : y = (2m – 1)x – m + 2 (m là tham số)

a) Chứng minh rằng với mọi m đường thẳng d luôn cắt P) tại hai điểm phân biệt.

b) Tìm các giá trị của m để đường thẳng d luôn cắt P) tại hai điểm phân biệt M(x1;y1) và N(x2;y2) thỏa x1y1 + x2y2 = 0.

* Bài tập 6: Cho parabol (P) : y = x2 và đường thẳng (d) : y = 2mx – 4m (với m là tham số)

a) Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) khi m=-1/2

b) Tìm tất cả các giá trị của m để đường thẳng (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có
hoành độ x1; xthỏa mãn |x1| + |x2| = 3.

* Bài tập 7: Cho parabol (P): 16081964566ariliuabm 1608277648 và đường thẳng (d): ax + y = 1.

a) Chứng minh rằng (P) và (d) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B.

b) Xác định a để AB độ dài ngắn nhất và tính độ dài ngắn nhất này.

* Bài tập 8: Cho parabol (P): 1608277656hppw4tp87y và đường thẳng (d): y = mx + n. Xác định m, n để đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = -2x + 5 và có duy nhất một điểm chung với (P).

Như vậy, với bài viết hệ thống lại kiến thức hàm số bậc hai và đặc biệt là phần Bài tập của hàm số bậc hai lớp 9 ở trên. Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá hy vọng đã giúp các em rèn được kỹ năng giải các dạng bài tập về đồ thị hàm số bậc hai. Các em hãy vận dụng giải những bài tập tương tự để dễ ghi nhớ nhé, mọi góp ý về bài viết các em hãy để lại ở phần đánh giá dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bai-tap-ve-do-thi-ham-so-bac-hai-cac-dang-toan-va-cach-giai/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button