Đồng chí – Chính Hữu
Tác phẩm Đồng Chí của Chính Hữu
Đồng Chí là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Vậy bài thơ Đồng Chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Sau đây là một số nét khái quát về bài thơ Đồng Chí cũng như tác giả Chính Hữu đã được Tmdl.edu.vn tổng hợp xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem bài: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? – Đồng chí
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng Chí
– Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp.
– Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Đôi nét về tác giả Chính Hữu
– Chính Hữu (1926 – 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc.
– Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
– Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
– Ông làm thơ từ năm 1947, đa số các tác phẩm đều viết về hai đối tượng là chiến tranh và người lính.
– Năm 2000, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm:
- Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966)
- Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997)
- Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998)
3. Khái quát về tác phẩm Đồng Chí
Bố cục bài thơ Đồng Chí
Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Đồng chí!”. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
Phần 2. Tiếp theo đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Biểu hiện của tình đồng chí
Phần 3. Còn lại. Biểu tượng của tinh thần đồng chí.
Thể thơ
Bài thơ Đồng chí được sáng tác theo thể thơ tự do.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng Chí
– Trước hết, đồng chí là cách gọi để chỉ những người có cùng chung lý tưởng, mục tiêu hay cùng chung một đơn vị chiến đấu.
– Nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về tình cảm trung tâm của bài thơ là tình đồng chí, đồng đội. Đó là thứ tình cảm cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
– Chính Hữu đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lý tưởng cách mạng”.
– Qua nhan đề này, nhà thơ muốn khẳng định rằng tình đồng chí, đồng đội là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng.
4. Nội dung bài thơ Đồng Chí
Bài thơ Đồng chí đã khắc họa được hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của họ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học