Giáo dục

Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng đã thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ.

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Dưới đây là tài liệu giới thiệu về nhà thơ Lý Bạch và bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Bạn đang xem bài: Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Phiên âm:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch nghĩa:

Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói
Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng trời xanh biếc
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.

Dịch thơ:

Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

(Ngô Tất Tố dịch)

I. Đôi nét về tác giả Lí Bạch

– Lý Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.

– Quê hương: Cam Túc (huyện Thiên Thủy – tức Lũng Tây ngày xưa).

– Khi cong nhỏ, ông cùng với gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thờ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

– Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, ông được người đời gọi là “thi tiên” (tiên thơ).

– Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.

– Đề tài: thường viết nhiều và viết hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp: Cổ phong, Quan san nguyệt…
  • Cảm thông cho người chinh phụ: Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…
  • Tình bạn: Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…
  • Tình yêu đôi lứa: Oán tình, Xuân tứ…
  • Tình cảm với quê hương: Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn…
  • Đặc biệt là thơ về tửu (rượu): Đối tửu, Thương tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt…

II. Giới thiệu về bài thơ

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Mạnh Hạo Nhiên được biết đến là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường.

– Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch vừa gặp nhau đã trở thành tri âm tri kỷ. Khi Mạnh Hạo Nhiên có việc quay về Dương Châu, hai người chia tay nhau tại Lầu Hoàng Hạc, Lý Bạch làm bài thơ này để tiễn bạn.

2. Thể thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt
  • Hình ảnh chân thực, cụ thể

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Hai câu đầu. Khung cảnh tiễn biệt tại lầu Hoàng Hạc.
  • Phần 2. Hai câu sau. Tâm trạng của nhà thơ khi tiễn biệt tri kỷ.

4. Nội dung

Bài thơ đã thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường.

5. Nghệ thuật

Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm…

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bai-tho-tai-lau-hoang-hac-tien-manh-hao-nhien-di-quang-lang/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button