Giáo dục

Bàn luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lành

Đề bài: Bàn luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lành.

ban luan ve cau noi mot dieu nhin chin dieu lanh

Bạn đang xem bài: Bàn luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lành

 

I. Dàn ý Bàn luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lành

1. Mở bài

Cha ông ta thường có câu “Một điều nhịn, chín điều lành” , câu nói như một lời khuyên sâu sắc cho mỗi người về cách ứng xử và cách giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.

2. Thân bài

– “Điều nhịn” ở đây là sự chấp nhận nhún nhường, nhẫn nhịn

– “Điều lành” đó là sự ấm êm, tốt đẹp, những điều mà ai cũng mong cầu và mong muốn có được.

– “Một điều” và “chín điều” là hai danh từ chỉ số lượng, số ít và số nhiều

=> Nếu chịu nhún nhường, chịu đựng bạn sẽ nhận lại được nhiều điều hơn thế, tốt đẹp và an lành cho mình và mọi người.

→ Câu tục ngữ mang ý nghĩa giáo dục tích cực:

– Dẫn chứng:

+ Trong văn học:

  • Đức tính nhẫn nhịn, chịu đựng thể hiện rõ ở hình ảnh một người đàn bà hàng chài nghèo trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
  • Chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ”
  • Hình ảnh người vợ trong “Thương vợ’ của Tú Xương

+ Trong đời sống:

  • Trong chiến tranh, bao chiến sĩ cách mạng đã nhẫn nhịn, chịu đựng những sự độc ác, vô lương tâm của quân địch
  • Nhân dân khi chiến thắng, giành lại độc lập dân tộc cũng chấp nhận quên đi những đau thương để giữ tinh thần hoà hiếu
  • Cậu nhân viên vừa xin vào trong công ty, bị giám đốc mắng chửi, phê bình → Nhẫn nhịn,tiếp thu → Tạo ra thành tựu
  • Trong gia đình, người chồng nóng nảy thì vợ phải là người nhẫn nhịn, vị tha → Gia đình hạnh phúc, ấm êm.

– Xét theo một khía cạnh khác, câu nói “Một điều nhịn, chín điều nhịn, chín điều lành” không phù hợp trong một vài trường hợp nhất định.

– Cần phải biết đấu tranh trước cái xấu xa, cái tàn ác, biết nhẫn nhịn đúng lúc, đúng chỗ

3. Kết bài

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều mối quan hệ cũng phát triển theo, các áp lực, mệt mỏi, những thách thức trong đời sống khiến ta dễ nản lòng, đôi khi bực tức vì những điều không đáng. Điều đó thực sự không nên có, cần phải biết kiềm chế và điều tiết cảm xúc của chính mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

II. Bài văn mẫu Bàn luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lành

Cha ông ta thường có câu “Một điều nhịn, chín điều lành” , câu nói như một lời khuyên sâu sắc cho mỗi người về cách ứng xử và cách giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.

“Điều nhịn” ở đây là sự chấp nhận nhún nhường, nhẫn nhịn, chấp nhận phần thua thiệt về mình trước người khác, trước một sự việc khiến bản thân cảm thấy bức xúc, không hài lòng, khó chịu vì sự không thoả đáng nào đó. “Điều lành” đó là sự ấm êm, tốt đẹp, những điều mà ai cũng mong cầu và mong muốn có được. “Một điều” và ” chín điều” là hai danh từ chỉ số lượng , số ít và số nhiều, hai con số tượng trưng, so sánh để khẳng định việc nếu chịu nhún nhường, chịu đựng bạn sẽ nhận lại được nhiều điều hơn thế, tốt đẹp và an lành cho mình và mọi người.

Câu nói trên thực sự rất hợp lý. Trong các trang văn, ta vẫn thấy vai trò tích cực của sự nhẫn nhịn đối với đời sống nhân vật. Đức tính nhẫn nhịn, chịu đựng thể hiện rõ ở hình ảnh một người đàn bà hàng chài nghèo trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, vì hạnh phúc gia đình, bà chấp nhận sống và nhẫn nhịn người chồng có phần tệ bạc của mình, người đàn bà ấy thấy được cả những đức tính đẹp trong người chồng ấy. Hay trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” dù phải chịu áp bức, sự tàn bạo, hung hăng của bè lũ cai lệ tay sai, chị vẫn chấp nhận van nài, xuống mình cầu xin vì lo cho chồng, cho con. Hình ảnh người vợ trong “Thương vợ’ của Tú Xương cũng hiện lên thật đẹp đẽ, người phụ nữ ấy đã hy sinh thật nhiều cho gia đình.

Thực tế, trong đời sống xã hội, rất nhiều những biểu hiện về sự nhẫn nhịn mang lại may mắn và thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Trong chiến tranh, bao chiến sĩ cách mạng đã nhẫn nhịn, chịu đựng những sự độc ác, vô lương tâm của quân địch khi nằm vùng cách mạng để tìm kiếm những thông tin bí mật cho hoạt động của quân ta. Nhân dân khi chiến thắng, giành lại độc lập dân tộc cũng chấp nhận quên đi những đau thương để giữ tinh thần hoà hiếu, tạo nên một bầu không khí an ổn, hoà bình không có những xung đột chiến tranh.

Trong xã hội ngày nay, sự nhẫn nhịn, nhún nhường cũng có vài trò rất lớn. Khi làm việc hội, nhóm nếu cứ cá nhân cứ quyết giữ ý kiến của mình, khi người khác góp ý thì không thèm quan tâm mà gạt bỏ rồi nổi nóng, quát nạt thì không thể có một kết quả tốt. Trái lại, nếu biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của mọi người, tập thể cùng nhau cố gắng sẽ hoàn thiện công việc êm đẹp, đồng nghiệp cũng thoải mái và vui vẻ hơn. Cậu nhân viên vừa xin vào trong công ty, bị giám đốc mắng chửi, phê bình vì việc làm còn nhiều khiếm khuyết, nhờ tính chịu đựng và biết nhận lỗi nên qua một thời gian, cậu được tin tưởng và giao cho những dự án lớn. Thử hỏi nếu vì cái tôi cá nhân, mà cậu nhân viên ấy cãi lại người lãnh đạo mình hay tỏ thái độ bực tực thì liệu cậu có được thành tựu như bây giờ. Trong gia đình, nếu người chồng nóng nảy thì vợ phải là người nhẫn nhịn, vị tha thì hạnh phúc gia đình mới ấm êm, gắn bó bền lâu được.

Nếu sự nhẫn nhịn không tồn tại trong tính cách của con người sẽ khiến cho nhiều việc, nhiều mối quan hệ trở nên nghiêm trọng. Ta vẫn thấy ngày ngày báo đài đưa ra báo cuộc bạo hành gia đình bởi bản tính bốc đồng, nóng nảy của người chồng, người cha. Nhiều vụ sát hại của anh em trong gia đình cũng vì tư thù cá nhân, không biệt chịu nhún nhường mà gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa của các “anh hùng bàn phím” trên cộng đồng mạng cũng nở ra bởi không ai chịu nghe ai, chịu nhẫn nhịn, cứ lời qua tiếng lại để bảo vệ quan điểm của mình, rồi vì xích mích mà đánh nhau, hại nhau. Tất cả đều khiến mọi mối quan hệ trở nên xấu hơn, cuộc sống sẽ thật tồi tệ nếu không biết sống vị tha, chịu đựng và nhẫn nhịn.

Tuy nhiên, xét theo một khía cạnh khác, câu nói “Một điều nhịn, chín điều nhịn, chín điều lành” vẫn không phù hợp trong một vài trường hợp nhất định. Bởi nếu ta cứ mãi chịu đựng, chấp nhận phần thiệt về mình thì người khác sẽ cho là mình ngu ngốc, nhu nhược mà làm càn. Họ sẵn sàng chà đạp lên sự nhẫn nhịn của mình để hành động tàn ác, thậm chí bóc lột, đàn áp. Vì vậy, cần phải biết đấu tranh trước cái xấu xa, cái tàn ác, biết nhẫn nhịn đúng lúc, đúng chỗ, không phải điều gì cũng chấp nhận cho qua. Như chị Dậu tức nước thì phải vỡ bờ, tàn ác phải hành động để bảo vệ quyền lợi của bản thân và mọi người.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều mối quan hệ cũng phát triển theo, các áp lực, mệt mỏi, những thách thức trong đời sống khiến ta dễ nản lòng, đôi khi bực tức vì những điều không đáng. Điều đó thực sự không nên có, cần phải biết kiềm chế và điều tiết cảm xúc của chính mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bên cạnh bài văn mẫu Bàn luận về câu nói: Một điều nhịn chín điều lành, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 khác: Hãy bàn luận câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước…, Bàn luận về câu nói: Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách…, Bàn luận về ý kiến của Ban-dắc: Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hoá, Bàn luận về câu nói: Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách…

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/ban-luan-ve-cau-noi-mot-dieu-nhin-chin-dieu-lanh/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button