Giáo dục

Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta…

Đề bài: Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta…

ban ve y nghia tu tuong cua cau tuc ngu ta ve ta tam ao ta

Bạn đang xem bài: Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta…

 

I. Dàn ý Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta

1. Mở bài

– Giới thiệu câu tục ngữ “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

2. Thân bài

– Giải thích câu tục ngữ → Hướng đến khẳng định tình yêu quê hương đất nước niềm tự hào dân tộc.

– Bình luận nội dung của câu tục ngữ

+ Tình yêu quê hương đất nước

+ Lòng tự hào dân tộc

+ Trách nhiệm: Bảo vệ và giữ gìn những truyền thống, nét đẹp của quê hương, dân tộc.

– Bài học nhận thức và hành động: Rèn luyện cố gắng học tập siêng năng để bảo vệ tổ quốc

3. Kết bài

Khẳng định lại câu tục ngữ

 

II. Bài văn mẫu Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta

Việt Nam ta có trải qua hàng ngàn năm lịch sử huy hoàng, trong thời gian ấy, dân tộc ta đã tự gây dựng cho mình bản sắc văn hóa độc đáo cùng nền nền văn hiến rực rỡ, đáng tự hào. Nhân dân ta có lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn, ý chí quật cường và có ý thức tự chủ bảo vệ đất nước. Trải qua bao nhiêu biến cố trong lịch sử, nhân dân ta vẫn giữ vững nền độc lập và bản sắc riêng, nền văn hóa của dân tộc ta. Tình yêu nước, ý thức gắn bó với cội nguồn được ông cha ta gửi gắm qua câu ca dao:

Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Đất nước ta trải qua bao thăng trầm của lịch sử trải qua rất nhiều trận chiến sự thay đổi qua các triều đại thì câu tục ngữ này vẫn là kim chỉ nam của chúng ta. Những hình ảnh như lũy tre xanh, giếng nước, gốc đa, mảnh vườn, chiếc ao … chúng đều là thứ thân thuộc gần gũi nhất của của con người Việt Nam ta, nó chính xóm làng, là quê hương là đất nước. Ao là nơi cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất, đối với cuộc sống của cư dân gốc nông nghiệp như Việt Nam, ao là hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với nhận thức của mỗi người.

Không chỉ gắn bó với đời sống sinh hoạt, ao còn được tái hiện qua qua những tác phẩm nghệ thuật, “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” của Nguyễn Khuyến hay là “Ao cạn vớt bèo cấy muống” trong thơ của Nguyễn Trãi. Ao gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam ta là nơi tắm mát là nơi lưu giữ những kỉ niệm của con người.

Ta về ta tắm ao ta

Từ “ta” được lặp lại ba lần kết hợp với bốn tiếng ta tắm ao ta đã biểu lộ lòng tự hào tình yêu thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Câu “Ta về ta tắm ao ta” còn là quan niệm tốt một triết lý sống: Lòng tự tôn dân tộc, trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp, và cảm ơn những sự hi sinh của những thế hệ trước đã xây dựng đất nước được như ngày hôm nay.

Ý thứ hai muốn so sánh ao nhà và ao ngoài. Ao nhà thì ta có cảm giác thân thương là điểm tựa vững chắc cho ta. Còn ao ngoài là những người xa lạ mà ta không quen biết họ có thể giúp ta nhưng cũng có thể hại ta bất cứ lúc nào. Cho nên dù đục hay trong thì ao nhà vẫn tốt hơn. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ đất nước cũng như là bảo vệ chiếc ao thân thương ấy.

Đất nước ta trải qua biết bao thăng trầm. Trong lịch sử chúng ta phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm chống lại sự đồng hóa nô dịch của ngoại bang. Trải qua nhiều cuộc chiến đã tạo cho nhân dân Việt Nam ta những tư tưởng tích cực. Bảo vệ gia đình bảo vệ quê hương đất nước là niềm tự hòa của chúng ta.

Nhân dân ta với tinh thần tự lực tự cường, lòng yêu nước nồng nàn, vì thế nhân dân ta phải biết phối hợp cái cũ với cái mới một cách linh hoạt phát huy những thứ tốt loại bỏ những thứ lỗi thời lạc hậu, phát triển khoa học kĩ thuật, hợp tác với những nước trong khu vực cũng như trên quốc tế. Loại bỏ những cái xấu những phong tục, tư tưởng cổ hủ lạc hậu, khép kín và phát huy bản sắc dân tộc ta.

Để Việt Nam trở thành một nước hiện đại, phồn vinh, và có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, xã hội công bằng dân chủ văn minh thì chúng ta cần phát huy nội lực tiềm năng, nêu cao tinh thần tự lực tự cường để tạo lên sức mạnh cho Việt Nam khi bước vào thời đại mới.

Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam có rất nhiều cơ hội và cũng có rất nhiều thách thức chúng ta cần lợi dụng triệt để những cơ hội đó và vượt qua những thách thức “Hòa nhập nhưng không hòa tan” giữ nguyên bản sắc của dân tộc hấp thụ những cái tốt cái tiến bộ của thế giới.

Câu tục ngữ Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn đề cao tình cảm quê hương, ý thức gắn bó với cộng đồng của người Việt Nam. Cùng với bài Bàn về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: Ta về ta tắm ao ta, các em có thể tham khảo thêm: Bình luận câu tục ngữ Trăn hay không bằng tay quen, Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp, Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng, Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”, Giải thích câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/ban-ve-y-nghia-tu-tuong-cua-cau-tuc-ngu-ta-ve-ta-tam-ao-ta/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button