Tổng hợp

Bạo lực ngôn từ là gì? Hậu quả của bạo lực ngôn từ

Bạo lực ngôn từ là gì?

Bạo lực ngôn từ là một trong những hình thức làm tổn thương đối phương. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các hành động thể chất để làm nguy hại về thể chất của một cá nhân. Và công cụ của hình thức bạo lực mang tính sát thương lớn này lại chủ yếu là những lời nói.

Đối với hình thức này, mọi người thường sử dụng những lời nói với tính chất tiêu cực, lăng mạ. Thậm chí nhiều trường hợp, những lời công kích đã gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc dành cho đối phương.

Bạn đang xem bài: Bạo lực ngôn từ là gì? Hậu quả của bạo lực ngôn từ

Bạo lực ngôn từ là một khái niệm còn mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong tiếng Anh, bản dịch gần nghĩa nhất với khái niệm bạo lực ngôn từ là verbal violence, cụ thể hơn chính là hành vi dùng ngôn từ để tấn công, công kích, xúc phạm một hay nhiều người (verbal abuse). Bạo lực ngôn từ là hành vi sử dụng ngôn ngữ vượt quá giới hạn, thể hiện khi nói hoặc viết nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác, vô hình gây nên những tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận.

Bạo lực ngôn từ là một thực trạng nan giải ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong thời đại các mạng xã hội phát triển như hiện nay, vấn đề này trên mạng xã hội ngày càng nguy hiểm và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Khá nhiều người lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về người khác, thậm chí đưa ra những ngôn ngữ xúc phạm để vùi dập họ. Đây được coi là hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Thuật ngữ “bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội” chưa được nhiều người biết đến và chưa có nhiều nghiên cứu liên quan. Các kết quả tìm kiếm về vấn đề này đưa ra thường là: bạo lực mạng, bạo lực ngôn ngữ trực tuyến, bạo lực ngôn ngữ mạng, bạo lực trực tuyến, bắt nạt qua mạng, bạo lực Internet, lạm dụng trực tuyến, bạo lực tinh thần trên mạng xã hội hay xúc phạm mạng.

Tóm lại, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là hành vi lạm dụng ngôn ngữ của cư dân mạng khi sử dụng mạng xã hội trong không gian ảo (Internet) nói riêng và là một phần mở rộng của bạo lực xã hội nói chung nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác, thỏa mãn cảm xúc cá nhân, vô hình gây nên những tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận, thậm chí ảnh hưởng tới thể chất và có thể thiệt hại cả tính mạng.

Bạo lực ngôn từ là vấn đề nhức nhối trong xã hội
Bạo lực ngôn từ là vấn đề nhức nhối trong xã hội

Biểu hiện của bạo lực ngôn từ

Những biểu hiện của một đứa trẻ đang phải chịu đựng những hình thức bạo lực ngôn từ có thể kể tới:

  • Bé thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực và thậm chí sẽ hành hạ bản thân của mình.
  • Con sẽ thường xuyên cảm thấy bất an, sợ hãi những điều xung quanh dù chúng không làm hại gì đến bé, từ đó bé càng hạn chế hơn việc giao tiếp với mọi người.
  • Luôn cho rằng bản thân yếu kém và không có mục tiêu nỗ lực trong cuộc sống. Bé có thể tự chê bai bản thân bằng những câu nói rất tiêu cực.
  • Con có thể tự đánh mất cảm xúc của bản thân, vui buồn lẫn lộn. Bé thường sẽ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của bản thân

Đây là một số biểu hiện rất dễ nhận thấy về việc bé đang phải chịu những hình thức tra tấn bằng bạo lực ngôn từ. Tuy nhiên, điều rất đáng buồn là nhiều bố mẹ lại nghĩ rằng, việc sử dụng chúng với con trẻ là đang dạy bé, giúp cho con có thể vượt qua được những khó khăn về sau này.

Hậu quả của bạo lực ngôn từ đối với con trẻ

Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng, việc quát mắng con cái là chuyện bình thường và bố mẹ không cần phải để tâm đến những hậu quả có thể xảy ra đối với các bé. Tuy nhiên, hậu quả của việc sử dụng hành vi bạo lực bằng lời nói đối với các con là vô cùng nguy hiểm. Cụ thể:

Suy nghĩ tiêu cực

Một trong những hậu quả dễ thấy của hành vi sử dụng bạo lực ngôn từ đó là việc các con sẽ thường xuyên suy nghĩ tiêu cực. Nếu như bé càng nghe nhiều những lời quát mắng, lăng mạ trong thời gian dài, chúng có thể điều khiển được suy nghĩ của các con. Nguy hiểm hơn nữa, nếu trạng thái tiêu cực kéo dài có thể dẫn đến chứng bệnh trầm cảm. Đây là trạng thái bệnh lý rất nguy hiểm về mặt tâm thần nếu như các con mắc phải.

Gây tổn thương tinh thần lâu dài cho con

Đời sống tinh thần là những hoạt động đời sống thuộc về nội tâm của mỗi cá nhân, do đó tinh thần cũng chính là thế giới riêng của mỗi người. Và một khi đời sống tinh thần của các con đã bị tổn thương, các bé sẽ không có tinh thần để làm được bất cứ việc gì, kể cả đó là sở trường của bé hay là những việc mà bé thích nhất.

Việc gặp những tổn thương tinh thần sẽ khiến cho các bé luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống và khó có thể đưa ra được những quyết định chính xác cho riêng mình.

Ảnh hưởng đến cảm xúc của con

Việc sử dụng ngôn từ bạo lực sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp một cách tiêu cực tới với cảm xúc của các con. Nếu các bé thường xuyên phải chịu đựng những lời quát mắng, chì chiết tới từ bố mẹ, bạn bè… các con sẽ luôn ở trong tình trạng lo lắng quá độ, thậm chí là vui buồn thất thường.

Làm thế nào để bố mẹ hạn chế dùng bạo lực ngôn từ đối với con

Để có thể hạn chế tối đa việc sử dụng các câu nói mang tính chất bạo lực, các bố mẹ cần chú ý những điều sau:

Đặt bản thân mình vào vị trí của các con

Trước khi nói những câu quát mắng các con dù chỉ để thỏa mãn cảm xúc của bản thân. Các bố mẹ hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của các con để thử lắng nghe cảm xúc của các bé. Nếu như bạn cũng cảm thấy bé không thoải mái để nghe những lời nói như vậy thì tốt nhất đừng vì cảm xúc của bản thân mà đi nói với bé.

Tránh sử dụng những ngôn từ mang tính chất tiêu cực

Khi muốn nhận xét bé về một vấn đề nhất định, các bố mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ và tránh tuyệt đối việc sử dụng những từ ngữ mang tính chất tiêu cực và cố gắng giữ vững thái độ tôn trọng con khi đưa ra những ý kiến của riêng mình. Hãy cố gắng giải thích cho con một cách hết sức nhẹ nhàng để bé có thể hiểu rõ được mình sai ở đâu và sẽ có cách thức sửa sai nhất định.

Trực tiếp bảo vệ con

Suy cho cùng, mong muốn của các con đó là được bố mẹ bảo vệ. Chính vì thế, nếu như bé bị các bạn bè xung quanh kì thị, sử dụng những lời nói mang tính chất bạo lực. Các bố mẹ hãy trực tiếp đứng ra để bảo vệ con bằng nhiều cách thức như: Thông báo tới thầy cô về việc con bị bạn khác hăm dọa, thậm chí yêu cầu cơ quan công an vào cuộc nếu như bé có dấu hiệu bị xâm hại về mặt thể chất….

Bạo lực ngôn từ: Hậu quả và cách hạn chế sử dụng đối với con trẻ
Bạo lực ngôn từ: Hậu quả và cách hạn chế sử dụng đối với con trẻ

Pháp luật của một số nước đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ 4.0 đưa lại nhiều cơ hội về phát triển các mặt của đời sống xã hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc bảo vệ quyền con người, trong đó bao gồm vấn đề bảo vệ cá nhân trước thực trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đã ghi nhận và bảo vệ để cá nhân không bị tấn công trên môi trường mạng xã hội ở một số cấp độ và khía cạnh nhất định.

Tại Hoa Kỳ

Hiện có 22 trong số 52 tiểu bang của Hoa Kỳ đã quy định các điều khoản của luật hình sự liên quan đến bạo lực mạng với mức án từ ba tháng đến hơn 10 năm1. Năm 2009, Bộ luật hình sự tiểu bang Texas đã được sửa đổi, bổ sung thêm mục 33.07 vào Phần 1 Chương 332. Nội dung điều luật này nói về những hành vi tấn công mạng như gửi thư điện tử, tin nhắn, v.v. với mục đích tìm kiếm thông tin về người khác khi họ không cho phép, có ý định lừa đảo, lừa gạt hoặc làm hại người khác. Tiểu bang Washington đã thông qua một trong những đạo luật tấn công mạng đầu tiên vào năm 2004. Đó là Dự luật Hạ viện thay thế 27713, trong đó tuyên bố một người sử dụng liên lạc điện tử với “ý định quấy rối, đe dọa, hành hạ hoặc làm xấu hổ bất kỳ người nào khác” bằng ngôn ngữ dâm dục, tục tĩu; ngôn ngữ ám chỉ các mối đe dọa vật lý hoặc liên tục quấy rối một người thì được coi là tội nhẹ. Tuy nhiên, tính hợp hiến của luật này đã bị phản đối tại các tòa án. Tháng 2 năm 2019, thẩm phán Ronald B. Leighton của Tòa án Hoa Kỳ tại Quận Tây Washington phán quyết rằng quy định trong đạo luật trên có thể bao gồm “một loạt các lời nói không tục tĩu, không đe dọa” và “kết quả là ngay cả những lời chỉ trích công khai về các nhân vật công chúng, các quan chức nhà nước có thể bị truy tố và trừng phạt hình sự.

Ngày 30/6/2008, thống đốc bang Missouri, Matt Blunt đã ký một dự luật cập nhật luật tiểu bang chống quấy rối bằng cách loại bỏ quy định yêu cầu thông tin quấy rối phải được viết hoặc thực hiện qua điện thoại. Theo đó, quấy rối từ máy tính, tin nhắn văn bản và các thiết bị điện tử khác giờ đây cũng có thể được coi là bất hợp pháp. Dự luật Thượng viện này mang tên “Sửa đổi các điều khoản khác nhau liên quan đến theo dõi và quấy rối.”, ký hiệu là SB 818 (HCS SS SCS SBs 818 & 795).

Theo luật pháp Hoa Kỳ, ở cấp Liên bang, phỉ báng và vu khống không phải là tội hình sự, mặc dù đến nay vẫn còn hơn 20 tiểu bang quy định một số hình thức phỉ báng có thể là tội hình sự. Tuy nhiên, khái niệm và quy định về tội phỉ báng của các bang không đồng nhất. Một số bang ngoài việc quy định phải nộp tiền phạt thì bị cáo còn có thể phải ngồi tù (imprisonment) hoặc bị buộc làm việc nặng (hard labor). Dù vậy, xu hướng ở Hoa Kỳ là các bang dần bỏ quy định phỉ báng là tội hình sự, chẳng hạn như bang Columbia đã bỏ quy định này từ năm 2001, Arkansas từ năm 2005, Colorado từ năm 2012, Georgia từ năm 2015, v.v…

Tại châu Âu

Còn Liên minh châu Âu (EU), tại châu Âu, việc hạn chế những phát ngôn thù ghét trên Internet được tập trung thể hiện thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử của EU và cam kết hành động của các công ty công nghệ thông tin lớn như Facebook, Youtube, Twitter, v.v mà không loại trừ trách nhiệm của các công ty này. Đối với từng quốc gia, các quy định về chống phát ngôn thù ghét thường nằm trong các đạo luật bảo vệ trật tự công như Luật Hình sự, Luật Trật tự công và thường được xếp cùng các nội dung chống “phỉ báng”, “bôi nhọ”:

Tại Hà Lan, theo khoản c, d Điều 137 Luật Hình sự nước này, các hành vi phỉ báng công cộng bị nước này ngăn cấm, bao gồm hình thức lời nói, viết, minh họa kích động thù ghét dựa trên chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục.

Tại Pháp, cũng như bất kỳ phương tiện nào khác, tự do ngôn luận và giao tiếp trên internet không thể là một sự tự do tuyệt đối. Đó là một quyền tự do thường đi kèm với những hạn chế, ít nhất là trong truyền thống pháp luật châu Âu nói chung và Pháp nói riêng. Điều này cũng được ghi nhận trong Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp. Sự tôn trọng tự do ngôn luận không có nghĩa là cho phép phỉ báng, tấn công vào phẩm giá của những người khác bằng những thông điệp, âm thanh, hình ảnh hoặc dàn dựng việc khiêu dâm trẻ em96. Luật hình sự của Pháp quy định rõ ràng bắt nạt tinh thần mà tạo cơ sở cho bạo lực mạng sẽ bị trừng phạt, với mức án tối đa là 1 năm tù và phạt 15.000 euro. Các vụ bạo lực mạng có thể được đệ trình để tự truy tố hình sự. Nạn nhân của bạo lực trực tuyến trên các nền tảng truyền thông, địa chỉ email, blog, mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác có thể gọi đường dây nóng miễn phí để báo cáo ẩn danh.101

Tại Đức, Luật cải thiện thực thi pháp luật trên các mạng xã hội (NetzDG), được Quốc hội thông qua ngày 30/6/2017, có hiệu lực từ ngày 1/10/2017, chỉ gồm sáu điều. Trong cuộc sống hằng ngày, người Đức gọi NetzDG là “Luật kiểm soát Facebook”. Luật này quy định các quy tắc mà các nhà cung cấp mạng xã hội phải tuân thủ khi xử lý khiếu nại của người dùng về tội phạm gây hận thù, các nội dung tội phạm khác trên mạng và nghĩa vụ báo cáo theo hằng quý. Ngoài ra, nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân cách trên mạng được quyền có thông tin về hiện trạng dữ liệu của người vi phạm dựa trên lệnh của Tòa án. Luật này là tất yếu trước sự phổ biến ngày càng tăng của tội phạm gây hận thù và các nội dung tội phạm khác, đặc biệt trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube và Twitter. Một số nghĩa vụ được áp dụng đối với các nhà cung cấp mạng xã hội trong quy định của NetzDG. Đó là nghĩa vụ báo cáo, quản lý khiếu nại và nghĩa vụ chỉ định người đại diện, người được phép nhận tống đạt. Cốt lõi của việc quản lý khiếu nại là nhà cung cấp mạng xã hội có nghĩa vụ xóa các nội dung bất hợp pháp theo quy định của NetzDG sau khi biết, kiểm tra hoặc chặn truy cập.

Hậu quả khôn lường từ bạo lực mạng
Hậu quả khôn lường từ bạo lực mạng

Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định danh dự và nhân phẩm luôn được pháp luật bảo hộ. Mặc dù nước ta chưa có văn bản pháp luật quy định trực tiếp về vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội cũng như các phương thức bảo vệ cá nhân khỏi các hành vi bạo lực này nhưng một số quy định trong các văn bản pháp luật hiện nay quy định có liên quan đến vấn đề này.

Trong lĩnh vực dân sự, Điều 34 Bộ luật dân sự (BLDS) năm2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Bộ luật này cũng quy định các phương thức bảo vệ quyền dân sự, trong đó bao gồm: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”. Hay như quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều 592 BLDS năm 2015 về cách xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Đây là những quy định chung bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, trong đó bao gồm cả vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân (danh dự, nhân phẩm, uy tín…) trên không gian mạng nói riêng.

Trong lĩnh vực hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác tại Khoản 11 Điều 12: “Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính”. Khoản 5 Điều 90 và khoản 1 Điều 94 Luật này cũng quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; nặng hợn bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Cũng giống như BLDS năm 2015, các văn bản trong lĩnh vực hành chính chỉ mới quy định vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân nói chung mà chưa có quy định riêng để bảo vệ cá nhân trước sự tấn công của các hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội.

Theo Luật An ninh mạng năm 2018, điểm d khoản 1 Điều 8 quy định việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng. Khoản 3 Điều 16 Luật này cũng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

“3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:

a). Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

b). Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.”

Luật này cũng quy định các biện pháp bảo vệ an ninh mạng tại Điều 5. Trong đó, tại điểm n khoản 1 Điều này quy định cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp khác theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các biện pháp hành chính có thể áp dụng ở đây là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc dựa vào khoản 5 Điều 90 và khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính nêu trên. Luật An ninh mạng năm 2018 là văn bản quy định trực tiếp các vấn đề liên quan tới môi trường mạng xã hội. Do đó, các vấn đề về sử dụng ngôn từ, thông tin trên mạng xã hội cũng được đề cập trực tiếp trong văn bản này.

Ngoài ra, tại Khoản 9 Điều 6 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đạo tạo hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 quy định các hành vi sinh viên không được làm trên mạng xã hội như sau: “Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.”.

Từ những quy định pháp luật trên, có thể thấy:

Thứ nhất, các quy định pháp luật ở nước ta vẫn còn chung chung, chưa rành mạch về vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề sử dụng ngôn từ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp;

Thứ hai, chưa có khái niệm về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội nên người bị thiệt hại rất khó chứng minh. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác xảy ra trên mạng xã hội có thể là những bình luận ác ý, miệt thị, chê bai, xúc phạm nặng nề tại những bài viết, hình ảnh, video mà nạn nhân đăng lên mạng xã hội. Thông thường, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là bạo lực tập thể nên những vụ việc này thường sẽ kéo dài lâu và phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian theo đuổi và đôi khi, chính người bị thiệt hại cũng sẽ dễ dàng mệt mỏi và buông xuôi. Những kẻ gây ra những tổn thương, thậm chí là cái chết cho người khác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và truyền thông không cấp phép, cũng không quản lý các trang mạng xã hội mà chỉ quản lý đơn vị cung cấp dịch vụ mạng. Vì vậy, người dùng có thể là những người dùng giả, lập ra chỉ để chửi bới, mặc nhiên xúc phạm người khác mà khó có thể biết được. Đây cũng là một điểm cần lưu ý, đòi hỏi pháp luật cũng như các nhà mạng cần phải có những quy định, chế tài để ngăn chặn tình trạng này.

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/bao-luc-ngon-tu-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button