Giáo dục

Bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

binh luan cau tuc ngu tran hay khong bang tay quen

Bạn đang xem bài: Bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

I. Dàn ý Bình luận câu tục ngữ Trăm tay không bằng tay quen

1. Mở bài

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

– Khẳng định kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông cha để lại đã mang đến rất nhiều bài học quý giá.

– Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” là câu tục ngữ như vậy.

2. Thân bài

* Giải thích:

– Trăm hay: Là muốn nói về lý thuyết, nói về nguồn tri thức mà con người được học, được tiếp cận.

– Tay quen: Chỉ sự thành thạo, am hiểu trong công việc.

→ Câu tục ngữ muốn so sánh “trăm hay” với “tay quen” để nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hành; lý thuyết suông sẽ không thể giúp bạn làm tốt công việc của mình bằng kinh nghiệm thực tế.

* Chứng minh:

– Thực tế chứng minh “trăm hay” không thể giúp bạn đảm bảo công việc của mình. Lấy dẫn chứng từ những sinh viên thất nghiệp dù cầm trên tay tấm bằng cử nhân.

– Có rất nhiều tấm gương thành đạt, phát triển mô hình kinh doanh nhờ sự am hiểu về chính nơi mà mình sinh sống. Điều này đã được chứng minh qua chương trình “Sinh ra từ làng”.

* Mở rộng, bàn luận vấn đề:

– Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của việc học. Trong thời đại công nghệ 4.0 ngoài việc thành thạo trong công việc, chúng ta cần phải có những hiểu biết về nó.

– Không thể phủ nhận tính đúng đắn của câu tục ngữ bởi nếu không có thực hành ta sẽ không thể phát triển bản thân tốt nhất trong lĩnh vực của mình.

→ Cần phải kết hợp cả lý thuyết lẫn thực hành trong công việc.

3. Kết bài

Khẳng định một lần nữa tính đúng đắn của vấn đề.

 

II. Bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ Trăm tay không bằng tay quen

Qua rất nhiều năm lưu truyền, kho tàng ca dao tục ngữ mà ông cha để lại vẫn luôn là bài học quý giá cho con cháu cho đến tận ngày hôm nay. “Trăm hay không bằng tay quen” là một câu tục ngữ có nhiều giá trị như thế.

“Trăm hay” ở đây có thể hiểu là sự am hiểu nhất định về mặt lý thuyết còn “tay quen” là kỹ năng thực hành. Như vậy có nghĩa là ông cha ta đang muốn đề cao những người chăm chỉ làm lụng, am hiểu công việc hơn là những kẻ chỉ biết lý thuyết suông.

Có thể hiểu “trăm hay” là những lý thuyết, là nguồn tri thức mà chúng ta có được để làm một công việc nào đó. Và khi nhìn vào thực tế, ta sẽ thấy sự so sánh của ông cha là hoàn toàn đúng đắn. Theo thông tin điều tra mà tôi tìm hiểu được của Bộ Giáo dục, năm 2011, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp của nước ta lên đến 63%. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao sinh viên ra trường với tấm bằng cử nhân đại học thậm chí là thạc sĩ lại thất nghiệp? Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra nhưng lý do được người ta nhắc đến nhiều nhất là thiếu kỹ năng làm việc.

Trong lao động sản xuất, khi dùng chất lượng cũng như số lượng sản phẩm để làm thước đo thì quả thực người ta cần sự nhanh nhẹn cũng như kỹ năng tốt trong công việc. Suốt hai năm gần đây, chương trình “Sinh ra từ làng” đã chứng minh rất rõ điều này. Có rất nhiều tấm gương làm giàu, thành công nhờ chính những hiểu biết về vùng quê của họ, nhờ đó họ đã phát triển mô hình kinh doanh dựa trên những đặc điểm nơi họ sinh ra. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sau khi kết thúc chương trình học phổ thông đã chọn học nghề thay vì vào một trường đại học nào đó. Cũng có rất nhiều trường đào tạo nghề đã được mở ra và chỉ với khoảng thời gian ngắn theo học các bạn có thể tự trang trải nuôi sống bản thân mình.

Nói vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận vai trò của việc học. Không đơn giản chỉ là chăm chỉ làm việc, am hiểu về công việc là chúng ta có thể làm tốt nó. Ví dụ trong nông nghiệp, để có thể phòng ngừa sâu bệnh, tăng chất lượng sản phẩm chúng ta đã phải áp dụng rất nhiều các biện pháp khoa học kỹ thuật để trợ giúp cho người nông dân. Và không chỉ nguyên nông nghiệp, ngày nay với thời đại 4.0, khi mà công nghiệp phát triển như vũ bão người ta lại càng chú trọng đến ứng dụng công nghệ cao trong công việc. Để làm được những điều đó, đòi hỏi người lao động bắt buộc phải có những hiểu biết nhất định về ngành nghề của mình. Thậm chí để có thể phát triển bản thân tốt nhất thì chúng ta cần phải hiểu sâu, hiểu rõ hơn nữa về lĩnh vực của mình.

Nhưng ta cũng không thể phủ nhận tính đúng đắn của câu tục ngữ. Ở một góc độ nào đó, câu tục ngữ vẫn đúng đối với sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất theo mô hình hộ gia đình. Bên cạnh đó, nếu ta chỉ biết chú tâm và lý thuyết mà không chịu thực hành làm lụng thì ta cũng không thể nói là hiểu rõ về công việc của mình, điều đó ít nhiều sẽ cản trở đến công việc của bạn. Quan trọng nhất vẫn là phải kết hợp cả lý thuyết với thực hành. Lý thuyết sẽ dạy bạn cách làm, chỉ cho bạn cách làm đúng nhất, nhanh nhất và tránh được nhiều rủi ro nhất còn thực hành sẽ giúp bạn có thật nhiều kinh nghiệm trong công việc.

Chúng ta cần phải nhớ: “học đi đôi với hành”. Bởi vậy, dù làm công việc gì, ngành nghề gì chúng ta cũng cần phải kết hợp thật tốt cả lý thuyết lẫn thực hành để có thể phát triển bản thân tốt nhất.

Sau khi tìm hiểu xong bài Bình luận câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen, các em có thể tham khảo thêm một số bài khác trong Những bài văn hay lớp 10 như: Bình luận câu tục ngữ Anh em khinh trước, làng nước khinh sau, Bình luận về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục, Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm, Bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp, Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho,… 

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-tram-hay-khong-bang-tay-quen/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button