Giáo dục

Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 – 2022

Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 – 2022 gồm 10 đề đọc – hiểu, giúp các em tham khảo, luyện trả lời câu hỏi thật nhuần nhuyễn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao.

Với 10 đề đọc hiểu học kì 2 lớp 3 này, còn giúp các em hệ thống lại các bài học đã được học trong chương trình học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3. Chi tiết mời các em tham khảo bài viết dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá để ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Bạn đang xem bài: Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 – 2022

Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

Đọc thầm văn bản sau:

HÃY ĐỔI NGƯỢC LẠI

Một họa sĩ trẻ tuổi đến gặp danh họa A-đôn Vôn Men-gien để xin lời khuyên thành công trong sự nghiệp.

– Tôi vẽ một bức tranh không đến một ngày nhưng không hiểu tại sao muốn bán được nó lại mất cả năm trời?

Men-gien suy nghĩ một hồi rồi nói với anh ta:

– Cậu thử đổi ngược xem!

Anh thanh niên hỏi lại:

– Ý ngài là sao cơ?

Men-gien đáp:

– Đổi ngược – tức là cậu bỏ hẳn một năm trời để vẽ, có khi chỉ cần một ngày là bán được tranh!

– Nhưng như thế thì chậm quá! – Chàng thanh niên ngạc nhiên thốt lên.

Lúc này, Men-gien nhỏ nhẹ nói:

– Đúng vậy! Sáng tác nghệ thuật là lao động gian khổ, không thể có chuyện đi đường tắt đâu. Cậu hãy nghĩ cho kĩ đi!

Chàng thanh niên đó đã nhận được một lời khuyên chân thành từ Men-gien. Sau khi về nhà, anh không ngừng khổ luyện, ra sức tìm tòi, suy nghĩ mất gần cả năm trời mới vẽ được một bức tranh. Quả nhiên, bức tranh này đã bán được chỉ trong vòng một ngày.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1. Người họa sĩ trẻ đã thắc mắc với Men-gien điều gì?

a. Làm thế nào để thành công trong sự nghiệp hội họa?
b. Tại sao phải mất cả năm trời để bán một bức tranh cần không đến một ngày để vẽ?
c. Làm thế nào để vẽ tranh nhanh và đẹp?

Câu 2. Men-gien đã khuyên người họa sĩ trẻ điều gì?

a. Vẽ các bức tranh ngược.
b. Vẽ mỗi bức tranh trong thời gian dài.
c. Đầu tư thời gian để vẽ tranh.

Câu 3. Câu văn nào dưới đây nêu được ý nghĩa câu chuyện?

a. Cậu thử đổi ngược xem!
b. Sáng tác nghệ thuật là lao động gian khổ, không thể có chuyện đi đường tắt được đâu.
c. Chàng thanh niên đó đã nhận được một lời khuyên chân thành từ Men-gien.

Câu 4. Em đã làm được việc gì thể hiện sự khổ luyện trong học tập?

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 5. Đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận được gạch chân trong các câu sau:

a. Có tiếng chim hót véo von trong vườn.

…………………………………………………………………………………….

b. Sau khi về nhà, anh không ngừng khổ luyện.

……………………………………………………………………………….……

Câu 6. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào ô trống.

Lý Thường Kiệt là nhà quân sự ☐ chính trị kiệt xuất và nhà văn Việt Nam đời Lý ☐ năm 1075 ☐ Lý Thường Kiệt đã tham gia chỉ huy tấn công đồn lũy của giặc ở mặt Bắc ☐ tiêu diệt phần lớn lực lượng của giặc.

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ ….. để câu văn có hình ảnh nhân hóa.

Trong bức tranh, những cánh chim cứ …………………………bên các lùm cây.

Câu 8. Hãy tìm và viết một câu văn trong bài thuộc mẫu câu Ai làm gì?

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 9. Viết tiếp vào chỗ ….. để mỗi dòng sau thành câu:

a. Để có sức khỏe tốt,……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

b. Nhờ siêng năng luyện tập,……………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Đọc thầm văn bản sau:

TÌNH BẠN

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

– Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

– Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

(Theo Những câu chuyện về tình bạn)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì?

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
B. Cún con không biết làm cách nào cứu Gà con vì Cún rất sợ Cáo.
C. Cún đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát thân?

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.
B. Vì Cáo già rất sợ Cún con.
C. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

Câu 3. Thấy Gà con bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn?

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4. Câu “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai – làm gì?
B. Ai – thế nào?
C. Ai – là gì?

Câu 5. Câu “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” được tác giả sử dụng cách nhân hóa nào?

A. Gọi sự vật bằng từ để gọi người.
B. Tả sự vật bằng từ ngữ để tả người.
C. Nói với sự vật thân mật như nói với người.

Câu 6. Vì sao Cún cứu Gà con?

A. Cún ghét Cáo
B. Cún thương Gà con
C. Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong câu chuyện.

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 8. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 9. Đặt dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:

Cún con đáp

– Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn của nhau mà

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bo-de-doc-hieu-tieng-viet-lop-3-nam-2021-2022/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button