Đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1 năm 2022 – 2023 nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giữa kì 1 từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp.
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử năm 2022 – 2023 gồm 4 đề kiểm tra có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7, đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh, Địa lý. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem bài: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022 – 2023
Đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1 – Đề 1
Ma trận đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||
Mức độ thấp | Mức độ cao | |||||||
TN | TL | TN | TL | |||||
Sự suy vong của chế độ pk và sự hình thành CNTB ở Châu Âu
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
Lý giải nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lý xuất hiện
1/2 1,5 15% |
|
Giải thích vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu 1/2 1,5 15% |
1 3,0 30% |
||||
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
Nhận biết đặc điểm thông tin về các quốc gia ĐNA
2 0,8 8% |
2 0,8 8% |
||||||
Nước Đại Cồ Việt thời Đinh –Tiền Lê
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
-Người có công dẹp loạn 12 sứ quân -Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu 4 1.6 16% |
4 1.6 16% |
||||||
Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
– Hiểu được ý nghĩa việc dời đô, chính sách nông nghiệp của nhà Lý.
– Hiểu được mục đích sáng suốt trong việc làm của Lý Thường Kiệt. 4 1,6 16% |
4 1,6 16% |
||||||
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
Mục đích nhà Tống xâm lược Đại Việt
½ 1,0 10% |
Chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
½ 2,0 20% |
1
30% |
|||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ |
10
4 40% |
1
3 30% |
½
2 20% |
½
1 10% |
12
10 100% |
Đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1
TRƯỜNG THCS ………
(Đề gồm 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ
NĂM HỌC 2022 – 2023 |
I.Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Quốc gia thứ 11 của khu vực Đông Nam Á là quốc gia nào?
A. Việt Nam
B. Đông – Ti- Mo
C. Thái Lan
D. Mi-an- ma
Câu 2: Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia nào?
A. Lào.
B. Cam Pu Chia.
C. Thái Lan.
D. Mi-an-ma.
Câu 3: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?
A.Đinh Bộ Lĩnh
B. Ngô Quyền
C. Thục Phán
D. Khúc Thừa Dụ
Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu?
A. Thăng Long
B. Phú Xuân
C. Hoa Lư
D. Đại La
Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Câu 6: Trong xã hội dưới thời Đinh – Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?
A. Tầng lớp nông dân.
B. Tầng lớp công nhân.
C. Tầng lớp nô tỳ.
D. Tầng lớp thợ thủ công.
Câu 7: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 8: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 9: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?
A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
D. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
Câu 10: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
II.Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu?
Câu 2 (3 điểm): Em hãy cho biết nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử 7
Câu | ĐÁP ÁN | ĐIỂM | ||||||||||||||||||||||
I | TRẮC NGHIỆM | 4 điểm | ||||||||||||||||||||||
( 4 điểm) | Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng.
|
Mỗi câu đúng/0,4đ | ||||||||||||||||||||||
II | TỰ LUẬN: | 7 điểm | ||||||||||||||||||||||
Câu 1:
(3 điểm) |
-Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý (2đ)
+ Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, cần thị trường + KHKT phát triển: đóng được những tàu lớn, có la bàn -Các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từChâu Âu (1đ) + Vì các quốc gia châu Âu có nền kinh tế phát triển nhất nên nhu cầu cần nguyên liệu và thị trường là hơn cả. + Có nền KHKT phát triển nhất so với các khu vực còn lại trên thế giới. |
1 điểm
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
||||||||||||||||||||||
Câu 2:
(3 điểm) |
– Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích
+ Giải quyết những khó khăn trong nước: Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ, nội bộ mâu thuẫn,… – Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. + Chủ động tấn công trước để phòng vệ + Xây dựng phòng tuyến vững chắc trên sông Như Nguyệt. + Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ qua bài thơ Sông núi nước Nam. + Chủ động giảng hòa trong thế thắng. |
1 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1 – Đề 2
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 7
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng cộng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
Chủ đề 1. Xã hội phong kiến châu Âu. |
Câu 1. Biết được thế nào là lãnh địa phong kiến và đời sống trong lãnh địa phong kiến. | Câu 2. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. | |||
TC:
SĐ: TL: % |
SC: 1
SĐ: 3.5 TL: 30% |
SC: 1
SĐ: 3.0 TL: 30% |
SC: 2
SĐ: 6.5 TL: 65% |
||
Chủ đề 3. Buổi đầu độc lập thời Ngô Đinh Tiền Lê |
Câu 3. Giải thích được vì sao nền nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển. | ||||
TC:
SĐ: TL: % |
SC: 1
SĐ: 1.5 TL: 15% |
SC: 1
SĐ: 1.5 TL: 15% |
|||
|
Câu 4. Làm rõ được những biện pháp đối phó của vua tôi nhà Tiền Lê trước âm mưu xâm lược của nhà Tống. | ||||
TC:
SĐ: TL:% |
SC: 1
SĐ: 2.0 TL: 20% |
SC: 1
SĐ: 2.0 TL: 20% |
|||
TSC:
TSĐ: TL:% |
TSC: 1
TSĐ: 3.0 TL: 30% |
TSC: 1
TSĐ: 3.5 TL: 35% |
SC: 1
SĐ: 2.0 TL: 20% |
SC: 1
SĐ: 1.5 TL: 15% |
TSC: 4
TSĐ: 10 TL: 100% |
Đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1
Câu 1. (3.5 điểm)
Lãnh địa phong kiến là gì? Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa.
Câu 2. (3.0 điểm)
Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
Câu 3. (1.5 điểm)
Vì sao nền kinh tế nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?
Câu 4. (2.0 điểm)
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống của dân tộc ta do Lê Hoàn chỉ huy?
Đáp án đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1
Câu | Đáp án | Điểm |
1 |
– Lãnh địa phong kiến: là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được (0.75) và nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình (0.75).
– Đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa: + Lãnh chúa sống sung sướng nhờ vào việc bóc lột sức lao động của nông nô. + Nông nô sống cuộc sống nghèo đói, khổ cực. |
1.5
1.0 1.0 |
2 |
* Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
– Sản xuất phát triển (0.5), nhu cầu về nguồn nguyên liệu (0.25), hương liệu tăng cao (0.25). – Sự tiến bộ về kĩ thuật (0.25): đóng tàu (0.25), la bàn (0.25), hải đồ (0.25). – Con đường qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. |
1.0
1.0 1.0 |
3 |
* Nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển vì:
– Hàng năm vua các vua Đinh – Tiền Lê thường về tận các địa phương tổ chức lễ cày tịch điền. – Khuyến khích việc khai khẩn ruộng đất hoang. – Chú ý đào vét kênh ngòi để thuận tiện cho việc đi lại và tưới tiêu cho đồng ruộng. |
0.5
0.5 0.5 |
4 |
– Năm 981, quân Tống tiến đánh nước ta theo 2 đường thủy, bộ.
– Lê Hoàn cho quân chặn giặc ở cửa sông Bạch Đằng và cầm quân chặn giặc trên đường bộ. – Chiến trận ác liệt à Quân Tống đại bại. – Ý nghĩa: Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. |
0.5
0.5 0.5 0.5 |
………………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bo-de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-lich-su-lop-7/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Mẫu