TOP 26 Đề thi giữa kì 2 lớp 10 năm 2021 – 2022 là tài liệu rất hữu ích mà Tmdl.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Đề thi giữa kì 2 lớp 10 giúp cho quý thầy cô và các em ôn tập củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 có đáp án kèm theo các em sẽ dễ dàng so sánh với kết quả của mình. Bên cạnh đó các em xem thêm Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 10. Vậy sau đây là 26 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem bài: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 năm 2021 – 2022
Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 môn Văn
Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta!
Ai trên đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ để dành cho một riêng ai.
(Nguyễn Quang Vũ, Hoa học trò, số 6, 1994)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
“Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta!”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (“Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu).
——— Hết ———
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Văn lớp 10
I. LƯU Ý CHUNG:
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.(Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt, dùng từ. Về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản trong đáp án.)
– Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
ĐÁP ÁN:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận. | 0,5 | |
2 | Ý nghĩa 2 câu thơ:
“Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng” “ Đất” theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. “Đất” còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ cuộc đời rộng lớn, luôn tạo cơ hội cho mọi người. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như “Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”. |
0,75 | |
3 | Tác giả cho rằng:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận được ra ta” Bởi vì: “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, thuận lợi, không có khó khăn, giông tố. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để trải nghiệm nên cũng không khám phá hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. |
0,75 | |
4 | Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:
– Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ. – Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. – Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên. – Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại. …… Câu trả lời phải hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục. |
1,0
|
|
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?” |
2,0 | |
a. Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng hình thức một đoạn văn, độ dài khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… b. Yêu cầu về nội dung: Câu này kiểm tra năng lực viết nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, và khả năng bày tỏ thái độ, chính kiến của mình để làm bài. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng: b.1. Giải thích ý kiến – “Cuộc đời méo mó”: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều ngang trái, trớ trêu, thậm chí xấu xa, tồi tệ. Đó là một tất yếu chúng ta phải chấp nhận vì bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn hảo. – “Tâm”: là tấm lòng, tình cảm chân thành. “Tròn tự trong tâm”: là cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người, luôn tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh có như thế nào. b.2. Bàn luận – Thói đời, con người thường hay chê bai, oán thán, cay cú, hậm hực khi cuộc sống không được như mong muốn. Chính cái “chê” ấy nhiều khi khiến cuộc đời trở nên “méo mó” hơn trước mắt chúng ta. – Thái độ “tròn tự trong tâm”, sống lạc quan, chủ động trước hoàn cảnh, không gục ngã trước khó khăn, bất công, ngang trái… là thái độ sống tích cực, giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội. – Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống, chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. Thiên đường hay địa ngục đều do mình quyết định. Biết sống “tròn tự trong tâm”, cuộc sống sẽ đẹp hơn. b.3. Bài học nhận thức và hành động Thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp, thuyết phục. |
0,5
1,5 |
||
2 | Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (“Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu). | 5,0 | |
|
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. | ||
2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. | 0,25 | ||
2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (“Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu). | 0,25 | ||
2.3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
Có thể trình bày theo định hướng sau: |
|||
2.3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm | |||
-Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” (hoàn cảnh ra đời của bài phú), giới thiệu về hình tượng nhân vật khách. | 0,5 | ||
2.3.2. Cảm nhận về hình tượng nhân vật khách | |||
a. Nội dung:
– Tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt: + Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. + Hoài bão lớn lao: “Nơi có … chẳng biết”; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”. – Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh: + Địa danh trong điển cố Trung Quốc: rong chơi bể lớn, sông Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt – những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở. + Những địa danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng là hình ảnh hiện tại, mang tính đương đại hiện ra trước mắt. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi trĩ một màu”; song cũng ảm đạm, hắt hiu “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”. – Tâm hồn phong phú, nhạy cảm của khách: vừa thích thú trước cảnh sông hùng vĩ, thơ mộng “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”, vừa tự hào trước dòng sông còn ghi bao chiến tích, vừa buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết. – Khách đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử: “Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. |
0,5
0,75 1,0 0,75 |
||
b. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật khách:
Lời văn linh hoạt; hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí; ngôn từ vừa trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng, gợi cảm. |
0,25 | ||
2.3.3. Đánh giá khái quát
– Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn cao đẹp: tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. |
0,25 | ||
2.4. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 0,25 | ||
2.5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 điểm | |||
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu giám khảo cần vận dụng linh hoạt. |
…………………
Đề thi giữa kì 2 Anh 10 năm 2021
Đề thi giữa học kì 2 tiếng Anh 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………
TRƯỜNG THPT……….. |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2021-2022 MÔN TIẾNG ANH LỚP 10 Thời gian làm bài :…. phút |
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
Question 1. A. newspaper B. understand C. volunteer D. interact
Question 2. A. public B. disease C. needle D. cancer
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 3. A. contestant B. fan C. collapse D. balance
Question 4. A. homemaker B. honor C. honesty D. hour
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Question 5 . While I looked for my mobile phone, I remembered that I had left it at Jenny’s house.
A. my
B.looked
C. Jenny’s
D. had left
Question 6 . The Internet helps us to interact _______ people all around the world.
A. on
B. in
C. with
D. of
Question 7. The Healthy Eating Pyramid shows that you should eat much foods from its bottom part.
A. shows
B.eat
C. its
D. much
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word/phrase CLOSEST in meaning to the underlined word in each of the following questions.
Question 8. Your room is so cluttered. You should tidy it up immediately.
A. messy
B.clean
C. confined
D. unique
Question 9. There is evidence that acupuncture can ease pain.
A. promote
B. boost
C. stop
D. cause
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer that best completes each of the following questions.
Question 10. A film which is made by photographing a series of changing drawings is called a ……..…..
A. drama
B. cartoon
C. comedy
D. documentary
Question 11. The teacher turned up after we ______ for him for over 30 minutes.
A. waited
B. was waiting
C. have waited
D. had waited
Question 12. Let’s pray for those who are not so fortunate as ourselves – the sick, the old, and the ______.
A. needed
B. needy
C. needing
D. need
Question 13. Now, everybody, stop ______ and listen to me please.
A. talk
B. to talk
C. talking
D. talked
Question 14. The press did not mention the ______ of the damage caused by the recent floods.
A. quality
B. range
C. extent
D. amount
Question 15. If enough precaution had been taken, the acupuncture treatment ______ him.
A. could have rescued
B. will rescue
C. could rescue
D. would have rescue
Question 16. Mathew was forced ______ from his position of the manager due to his serious illness.
A. resigning
B. being resigned
C. to resign
D. to be resigned
Question 17. The water supply of this mountainous village has failed to ______ average purity requirements.
A. meet
B. keep
C. hold
D. hit
Question 18. Many students at my school took part in providing education ______ disadvantaged children in rural and mountainous areas.
A. of
B. with
C. to
D. for
Question 19. Our class ______ a trip to the countryside 2 weeks ago.
A. had
B. have
C. are having
D. have had
Question 20. The Phat Diem cathedral ______ with sparkling snowflakes and colored lights to celebrate Christmas.
A. has been decorating
B. was decorated
C. are decorated
D. will decorate
Question 21. Tom said that he ______ with a friend at 9 o’clock the night before.
A. is staying
B. had been staying
C. was staying
D. has been staying
Read the passage carefully and choose the correct answer for these following questions.
FOOD AROUND THE WORLD
It isn’t amazing how much time we spend talking about food? “Have you ever eaten …?”, “What do you have for lunch?” and so on. And yet, when you travel from one country to another, you find that people have quite different feelings about food. People often feel that what they eat is normal, and what other people eat is strange and silly. In most parts of Asia, for example, no meal is complete without rice. In England, people eat potatoes every day. In the Middle East, bread is the main part of every meal. Eating becomes a habit which is difficult to change. Americans like to drink a lot of orange juice and coffee. The English drink tea four or five times a day. Australians drink large amounts of beer and the French drink wine every day.
The sorts of meat people like to eat also differ from one country to another. Horse meat is thought to be delicious in France. In Hong Kong, some people enjoy eating snakes. New Zealanders eat sheep, but never eat goat meat. The Japanese don’t like to eat sheep meat because of its smell, but they enjoy eating raw fish. So it seems that although eating is a topic that we can talk about for hours, there is a little common sense in what we say about it. People everywhere enjoy what they have always eaten, and there is very little we can do to change our eating habit.
Question 22. What is the main idea of the text?
A. People have the same feelings about food.
B. People think about food differently.
C. People think that no meal is perfect without rice.
Question 23. According to the writer, where is bread the main food?
A. In Asia
B. In Japan
C. In Middle East
Question 24. Which of these people drink wine every day?
A. Americans
B. Australians
C. The French
Question 25. Which is popular food in Japan?
A. Fish
B. Horse meat
C. Goat meat
Question 26. How does the writer conclude about our eating habit?
A. Our eating habit is difficult to change.
B. People everywhere enjoy eating new food.
C. We can change our eating habit easily.
B. PHẦN TỰ LUẬN ( 3,5 POINTS)
I. Fill each of the numbered blanks in the following passage. Use only one word in each space.( 1,5 points)
watching healthy simple physically However off to watching boring Therefore |
With good food habits and daily physical activity you will be well on your way to a (27)_______ life. Easy to say, but sometimes not so easy to do! Our busy lifestyles can be hard on our family’s health. Rushing to and from school and work can make it hard to find time to be (28)_______ active. We can also slip into the habit of choosing unhealthy snacks and take-away foods or spending our free time (29)_______ TV or in front of the computer. (30)_______, these choices can be dangerous for our health and our children’s health – both now and in the long-term. That’s why it’s so important to stop, take stock and make a conscious decision to follow a healthy lifestyle. There are five (31)______ ways for your family to lead a healthy lifestyle and get back on track:
a. Get active each day
b. Choose water as a drink
c. Eat more fruit and vegetables
d. Switch (32)_______ the screen and get active
e. Eat fewer snacks and select healthier alternatives
(Adapted from https://www.healthykids.nsw.gov.au/)
II. Rewrite the following sentences using the words given without changing the original meaning ( 2 points)
Question 33 : Keeping the environment clean is very important.
t’s …………………………………………………………………………………..
Question 34 : We read the book, then we wrote the assignment.
Before …………………………………………………………………………….
Question 35: A temporary manager is running the shop at the moment.
The shop …………………………………………………………………………
Question 36 : In the middle of our lunch there was a knock at the door.
While……………………………………………………………………………….
Question 37: “ I gave you these flowers yesterday in your wedding anniversary,” Marry said to me. (change into “Reported Speech”)
Mary told me……………………………………………………………………..
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Anh 10
CÂU | ĐÁP ÁN | CÂU | ĐÁP ÁN |
CÂU 01 | A | CÂU 24 | C |
CÂU 02 | B | CÂU 25 | A |
CÂU 03 | A | CÂU 26 | A |
CÂU 04 | A | CÂU 27 | healthy |
CÂU 05 | B | CÂU 28 | physically |
CÂU 06 | C | CÂU 29 | watching |
CÂU 07 | D | CÂU 30 | However |
CÂU 08 | A | CÂU 31 | simple |
CÂU 09 | C | CÂU 32 | off |
CÂU 10 | B | CÂU 33 | It’s important to keep the environment clean. |
CÂU 11 | D | CÂU 34 | Before we wrote the assignment, we had read the book. |
CÂU 12 | B | Câu 35 | The shop is being run by a temporary manager at the moment |
CÂU 13 | C | Câu 36 | While we were having lunch, there was a knock at the door. |
CÂU 14 | C | Câu 37 | Mary told me she had given me those flowers the day before in my wedding anniversary. |
CÂU 15 | A | ||
CÂU 16 | C | ||
CÂU 17 | A | ||
CÂU 18 | D | ||
CÂU 19 | A | ||
CÂU 20 | B | ||
CÂU 21 | B | ||
CÂU 22 | B | ||
CÂU 23 | C |
……………..
Đề thi giữa kì 2 Địa lý 10 năm 2021
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 10
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | Thời gian (phút) | |||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | |||||
1 | Nội dung 1:
Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp |
1. 1. Vai trò của sản xuất công nghiệp | 4 | 4.0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4 | 1 | 14 | 27,5 |
1.2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp | 0 | 0 | 3 | 3.0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | |||||
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 7 | 0 | |||||
2 | Nội dung 2:
Địa lí các ngành công nghiệp
|
1.1. Công nghiệp năng lượng | 4 | 4.0 | 0 | 0 | 1 | 10 | 0 | 0 | 4 | 1 | 24 | 55,0 |
1.2. Công nghiệp cơ khí | 4 | 4.0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4 | |||||
1.3. Công nghiệp điện tử-tin học | 0 | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | |||||
1.4. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng | 0 | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | |||||
1.5. Công nghiệp thực phẩm | 0 | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | |||||
3 | Nội dung 3:
Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp |
1.1.Điểm công nghiệp | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 7 | 17,5 |
1.2. Khu công nghiệp | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | |||||
1.3. Trung tâm công nghiệp | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | |||||
1.4. Vùng công nghiệp | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | |||||
4 | Tổng hợp nội dung 1+ nội dung 2+ nội dung 3 | |||||||||||||
Tổng | 16 | 16 | 12 | 12 | 1 | 10 | 1 | 7 | 28 | 2 | 45 | 10,0 | ||
Tỉ lệ (%) | 40 | 30 | 20 | 10 | ||||||||||
Tỉ lệ chung (%) | 70 | 30 | 70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Đâu là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất trong các hình thức sau?
A. Vùng công nghiệp.
B. Trung tâm công nghiệp.
C. Điểm công nghiệp.
D. Khu công nghiệp.
Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng gồm những ngành nào?
A. Khai thác than, khai thác dầu khí, điện lực.
B. Khai thác than, khai thác dầu khí, thủy điện.
C. Khai thác than, khai thác dầu khí, nhiệt điện.
D. Khai thác than, khai thác dầu khí, điện gió.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp năng lượng?
A. Là thước đo trình độ phát triển văn hóa xã hội của các quốc gia.
B. Là tiền đề của các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại.
C. Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.
D. Là cơ sở không thể thiếu được của phát triển sản xuất hiện đại.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện rõ vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
A. Xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế.
B. Mở rộng thị trường lao động, tạo việc làm mới.
C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho đời sống con người.
D. Cung cấp các tư liệu sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế.
Câu 5: Vùng công nghiệp không phải cùng sử dụng
A. nguồn lao động.
B. cơ sở hạ tầng.
C. nguồn nguyên liệu.
D. hệ thống năng lượng.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung?
A. Có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.
B. Gắn với đô thị vừa và lớn.
C. Nơi tập trung nhiều xí nghiệp.
D. Khu vực có ranh giới rõ ràng.
Câu 7: Ngành công nghiệp nào giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống?
A. Công nghiệp hóa chất.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp cơ khí.
D. Công nghiệp năng lượng.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Thời gian xây dựng tương đối ngắn.
B. Đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất nhiều.
C. Quy trình sản xuất tương đối đơn giản.
D. Thời gian hoàn vốn tương đối nhanh.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện tử – tin học?
A. Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ từ năm 1990 đến nay.
B. Được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
C. Chiếm nhiều diện tích rộng, tiêu thụ nhiều kim loại, điện nước.
D. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của các nước.
Câu 10: Than đá không dùng để làm gì?
A. Vật liệu để xây dựng.
B. Cốc hóa cho luyện kim đen.
C. Nhiên liệu cho nhiệt điện.
D. Nguyên liệu cho hóa than.
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là vai trò của công nghiệp?
A. Sản xuất ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
B. Cung cấp các tư liệu sản xuất, tạo sản phẩm tiêu dùng.
C. Tạo cơ sở vững chắc cho an ninh lương thực đất nước.
D. Đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Câu 12: Ngành dệt – may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước không phải chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nguồn nguyên liệu phong phú khắp nơi.
B. Nguồn lao động dồi dào ở khắp các nước.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.
D. Hàng hóa có khả năng xuất khẩu rộng rãi.
Câu 13: Nguyên liệu nào sau đây không phải là chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm?
A. chăn nuôi.
B. thủy sản.
C. trồng trọt.
D. công nghiệp.
Câu 14: Tính chất tập trung của sản xuất công nghiệp là trên một đơn vị diện tích nhất định không phải
A. xây dựng nhiều xí nghiệp.
B. tạo khối lượng sản phẩm lớn.
C. dùng nhiều kĩ thuật sản xuất
D. thu hút nhiều người lao động.
Câu 15: Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm gồm
A. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, giày, nước giải khát.
B. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, áo, nước giải khát.
C. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, quần, nước giải khát.
D. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, bia, nước giải khát.
Câu 16: Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở đâu?
A. Trung Đông.
B. Bắc Mĩ.
C. Mĩ La Tinh.
D. Tây u.
Câu 17: Vai trò nào sau đây của sản xuất công nghiệp đối với đời sống nhân dân?
A. Làm thay đổi phân công lao động.
B. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế.
C. Khai thác hiệu quả các tài nguyên.
D. Tạo việc làm mới tăng thu nhập cho người dân.
Câu 18: Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp là đặc điểm của
A. điểm công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. vùng công nghiệp.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là của trung tâm công nghiệp?
A. Nơi có một đến hai xí nghiệp.
B. Khu vực có ranh giới rõ ràng.
C. Có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.
D. Gắn với đô thị vừa và lớn.
Câu 20: Công nghiệp điện tử – tin học là ngành cần
A. nhiều diện tích rộng.
B. nhiều kim loại điện.
C. lao động có trình độ cao.
D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
A. Khu công nghiệp tổng hợp có cơ sở sản xuất cho xuất khẩu, tiêu dùng.
B. Khu chế xuất là để bố trí các cơ sở công nghiệp chỉ dành cho xuất khẩu.
C. Vùng công nghiệp là lãnh thổ sản xuất chuyên môn hóa và cấu trúc rõ.
D. Trung tâm công nghiệp không có ngành sản xuất theo chuyên môn hóa.
Câu 22: Đây không phải là đặc điểm của công nghiệp?
A. Gồm nhiều ngành phức tạp.
B. Gồm có 2 giai đoạn.
C. Có tính chất tập trung cao độ.
D. Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Câu 23: Sản xuất công nghiệp khác với sản xuất nông nghiệp ở điểm nào?
A. Sự phân tán về không gian.
B. Tính chất tập trung cao độ.
C. Có bao gồm nhiều ngành.
D. Sự phụ thuộc vào tự nhiên.
Câu 24: Vai trò nào sau đây của sản xuất công nghiệp đối với các ngành kinh tế?
A. Làm thay đổi sự phân công lao động.
B. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế.
C. Giảm chênh lệch về trình độ phát triển.
D. Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên.
Câu 25: Ngành nào sau đây thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Sản xuất than.
B. Dệt-may.
C. Sản xuất máy phát điện.
D. Thiết bị điện tử.
Câu 26: Nhóm nước nào có ngành công nghiệp điện tử tin học phát triển mạnh?
A. Các nước phát triển.
B. Các nước đang phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới.
D. Các nước kém phát triển.
Câu 27: Đâu là đặc điểm của sản xuất công nghiệp?
A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
B. Có tính chất tập trung cao độ.
C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. Có tính mùa vụ.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng với điểm công nghiệp?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Có 1 – 2 xí nghiệp gần nguyên liệu.
C. Giữa các xí nghiệp không liên hệ.
D. Sản xuất sản phẩm để xuất khẩu.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29: Trong điều kiện hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp? Tại sao?
Câu 30: Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới thời kỳ 2003-2017
Đơn vị: %
Năm | 2003 | 2010 | 2015 | 2017 |
Than | 100,0 | 141,1 | 150,0 | 145,4 |
Dầu | 100,0 | 101,9 | 111,8 | 112,2 |
Điện | 100,0 | 145,3 | 163,5 | 172,9 |
a) Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới thời kỳ 2003-2017?
b) Nhận xét về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới thời kỳ 2003-2017.
———– HẾT ———
Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa 10
I. TRẮC NGHIỆM
1A
2A 3A 4C 5C 6B 7C 8B 9C 10.A |
11C
12D 13D 14C 15D 16A 17D 18A 19B |
20C
21D 22D 23B 24B 25B 26A 27B 28D |
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Thang điểm |
29 | Theo em trong điều kiện hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp? Tại sao? | 1,0 |
– Nhân tố quan trọng nhất là vị trí địa lí. | 0,5 | |
– Vì: Vị trí địa lí thuận lợi sẽ tạo điều kiện khai thác tối đa các nguồn lực về tự nhiên và kinh tế xã hội để công nghiệp phát triển. | 0,5 | |
30 | – Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới thời kỳ 2003-2017: Biểu đồ đường. Biểu đồ khác không cho điểm. | 0,5 |
– Nhận xét:
+ Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (d/c). |
0,5 | |
+ Sản lượng than có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 (d/c). | 0,5 | |
+ Sản lượng dầu có tốc độ tăng trưởng chậm nhât (d/c). | 0,5 | |
Tổng phần B | 3,0 |
Tổng bài: 10,0 điểm
……………….
Đề thi giữa kì 2 Lý 10 năm 2021
Ma trận đề thi giữa kì 2 Lý 10 năm 2021
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức, kĩ năng | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | ||||
Số CH | Số CH | Số CH | Số CH | TN | TL | |||
1 | Các định luật bảo toàn | 1.1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng | 1 | 1 | 2 | |||
1.2. Công và công suất | 1 | 1 | 1 | 2 | ||||
1.3. Động năng; Thế năng; Cơ năng | 2 | 1 | 1 | 3 | ||||
2 | Chất khí | Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí.
Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. |
5 | 1 | 1 | 6 | 1 | |
Tổng | 9 | 3 | 3 | 12 | 3 | |||
Tỉ lệ chung % | 30 | 70 | 100 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý 10
Câu 1. Động lượng được tính bằng
A. N/s
B. N.s
C. N.m
D. N.m/s
Câu 2. Chọn đáp án đúng. Động năng của một vật tăng khi
A. gia tốc của vật a > 0.
B. vận tốc của vật v > 0.
C. gia tốc của vật tăng.
D. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa các phân tử có khoảng cách.
C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 4. Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.
Câu 5. Chọn đáp án đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của
A. lực và quãng đường đi được.
B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
C. năng lượng và khoảng thời gian.
D. lực và khoảng thời gian.
Câu 6. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
A. p1V2 = p2V1
B. p/V = hằng số
C. pV = hằng số
D. V/p = hằng số
Câu 7. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích (V)
B. Khối lượng (m)
C. Áp suất (p)
D. Nhiệt độ tuyệt đối (T)
Câu 8. Chọn đáp án đúng. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN
A. động năng tăng.
B. thế năng giảm.
C. cơ năng cực đại tại N.
D. cơ năng không đổi.
Câu 9. Biểu thức tính thế năng đàn hồi?
Câu 10. Tìm câu sai.
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.
C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.
D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
Câu 11. Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái khí lí tưởng.
A. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.
B. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.
C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển.
D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.
Câu 12. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.
B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi xuống.
D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm). Tác dụng lực không đổi 150 N theo phương hợp với phương ngang 300 vào một vật khối lượng 80 kg làm vật chuyển động được quãng đường 20 m. Tính công của lực tác dụng.
Câu 2 (2 điểm). Một vật có khối lượng m = 0,5 kg chuyển động với vận tốc v = 7,2 m/s. Tìm động năng của vật.
Câu 3 (3 điểm). Người ta điều chế khí hidro và chứa một bình lớn dưới áp suất 1 atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí, lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích là 20 lít dưới áp suất 25atm. Coi nhiệt độ không đổi.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | D | C | B | A | C | B | D | C | B | A | D |
II. TỰ LUẬN
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | Công của lực tác dụng là:
(J) |
2 điểm |
2 | Động năng của vật là:
(J) |
2 điểm |
3 | (l) | 3 điểm |
……………….
Đề thi giữa kì 2 môn Sử 10 năm 2021
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 10
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm)
Câu 1: Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Kitô giáo
Câu 2: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?
A. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
Câu 3: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?
A. Kitô giáo
B. Nho giáo.
C. Phật giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?
A. chưa khoa học, chưa phù hợp.
B. sơ khai, đơn giản.
C. hoàn chỉnh, chặt chẽ.
D. phức tạp.
Câu 5: Giáo dục nho giáo từ thế kỉ XI đến XV ở nước ta có gì hạn chế?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?
A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
Câu 7: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
Câu 8: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Chương Dương.
D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
Câu 9: Triều đại phong kiến nào dưới đây đã đặt cơ sở cho sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt thời phong kiến?
A. Lý
B. Trần
C. Hồ
D. Lê sơ
Câu 10: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là
A. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
B. tư sản với công nhân.
C. địa chủ với nông dân.
D. quý tộc với nông dân.
Câu 11: Việc phát minh ra thuật luyện kim trên đất nước ta không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
B. Mở đầu cho sự hình thành nền văn hóa Đông Sơn.
C. Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
D. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
Câu 12: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
A. ba lần
B. bốn lần.
C. hai lần.
D. một lần
Câu 13: Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là
A. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa.
B. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương.
C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An.
Câu 14: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt ở nước ta không mang hiệu quả nào sau đây?
A. vùng đồng bằng các con sông lớn được khai phá.
B. phổ biến dùng cày với sức kéo của trâu, bò.
C. thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
D. phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 15: Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?
A. Chống Tống thời Tiền Lê
B. Chống Mông – Nguyên thời Trần
C. Chống Tống thời Lý
D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh
Câu 16: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại do nguyên nhân nào?
A. Mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo.
B. Không được đông đảo nhân dân ủng hộ.
C. Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn.
D. Sự chênh lệch về lực lượng lớn.
Câu 17: Cư dân mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
A. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai
B. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên
C. Cư dân văn hóa Đông Sơn
D. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
Câu 18: Thơ văn Đại Việt trong các thế kỉ XI đến XV có đặc điểm gì nổi bật?
A. Thể hiện lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng dân tộc.
B. Phát triển thịnh đạt thể loại truyện ngắn chữ Nôm.
C. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ dần hình thành.
D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây
Câu 19: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” là
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Thừa
D. Trần Quang Khải
Câu 20: Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”. Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.
C. Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931.
D. Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907.
Câu 21: Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã phải đối mặt với khó khăn gì lớn nhất là
A. xây dựng chính quyền theo mô hình mới còn bỡ ngỡ.
B. tình trạng phân tán, cát cứ giữa các thế lực còn tồn tại.
C. chịu sức ép từ hai phía nam bắc.
D. sự bất lực và suy sụp của dòng họ Mạc.
Câu 22: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
B. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
C. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 23: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sùng bái tự nhiên,thờ cúng tổ tiên.
B. Lúa gạo là lương thực chính.
C. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Câu 24: Dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ được các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào của nước ta?
A. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
D. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
Câu 25: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc
A. Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc
B. Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam
C. Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Hán
D. Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc
Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông?
A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Câu 27: Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phong trào Tây Sơn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ gì?
A. Kháng chiến chống quân Thanh.
B. Kháng chiến chống quân Xiêm.
C. Đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh.
D. Kêu gọi nhân dân xây dựng đất nước.
Câu 28: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những đóng góp của Hai Bà Trưng đối với lịch sử dân tộc ta.
Câu 2 (2 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Đáp án đề thi giữa kì 2 Sử 10
I. TRẮC NGHIỆM
1A
2D 3B 4B 5B 6D |
7A
8D 9A 10A 11B 12C |
15C
16D 17B 18A 19B 20A 21C |
2C
23D 24D 25B 26D 27C 28A |
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những đóng góp của Hai Bà Trưng đối với lịch sử dân tộc ta. | 1.0 |
– Lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy lật đổ ách đô hộ của nhà Hán…xây dựng chính quyền tự chủ, ban hành chính sách tích cựu
– Mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta… |
0.5
0.5 |
|
2 | Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. | 2.0 |
– Có sự lãnh đạo tài giỏi của Lê Lợi, Nguyễn Trãi…
– Có đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo…. – Có tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta… – Tinh thần đoàn kết, không quản gian khổ hi sinh… |
0.5
0.5 0.5 0.5 |
………………..
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Toán 10
Câu 1: (2,0 điểm). Tìm tập xác định của các hàm số sau:
Câu 2: (5,0 điểm). Giải các bất phương trình sau:
Câu 3: (2,0 điểm). Cho tam giác ABC có AC=13, BC=12, AM=8:
a. Tính cạnh A B
b. Tính góc B.
Câu 4: (1,0 điểm). Tam giác ABC có đặc điểm gì nếu thỏa mãn:
………………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 10
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Mẫu