Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2021 – 2022

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2021 – 2022 được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đăng tải trong bài viết dưới đây.

Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hóa học bao gồm 3 đề thi có đáp án kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 luyện tập, ôn lại những phần còn chưa nắm chắc để chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kỳ 2 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem bài: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 11

TRƯỜNG THPT………. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN HOÁ HỌC LỚP 11

Năm học 2021–2022

Thời gian làm bài: 45 phút

ND Biết Hiểu Vận dụng Cộng
thấp cao
Ankan 2 ý (1,0 điểm) 1 (0,5 điểm) 1,5
Anken 1 ý (0,5 điểm)1 câu (2,0 điểm) 1 (0,5 điểm) 1 ý (0,5 điểm) 1 ý (0,5 điểm) 4,0
Ankadien 1 ý (0,5 điểm) 0,5
Ankin 31 ý (1,5 điểm) 1 (1,0 điểm) 1 ý (0,5 điểm) 1 ý (0,5 điểm) 3,5
Benzen 1 ý (0,5 điểm) 0,5
Cộng 6,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 10,0

Đề 1 – Đề thi giữa kì 2 lớp 11 môn Hóa học

Câu 1. 4,0 điểm

Hoàn thành sơ đồ biến đổi sau (mỗi mũi tên là một phản ứng, ghi rõ điều kiện)

hoa 11 1

Câu 2. 2,0 điểm

Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học: C2H2, C2H4 và C2H6.

Câu 3. 2,0 điểm

Nêu tính chất hóa học của etilen và viết phương trình hóa học minh họa.

Câu 4. 2,0 điểm

Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen tác dụng hết với dung dịch Br2 thì cần tối đa 64 gam brom.

a. Viết các PTHH xảy ra.

b. Tính % số mol mỗi khí.

Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, O = 16, N = 14, Mg = 24, Cl = 35,5, Br = 80

Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học!

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 11 môn Hóa học

Câu ND Điểm
1

4 điểm

1. CH4 → C2H2 +3H2

2. C2H2 + H2 → C2H4

3. C2H4 + H2 → C2H6

4. C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl

5. 2C2H2 → C4H4

6. C4H4 + H2 → C4H6

7. 3C2H2 → C6H6

8. C6H6 + Br2 → C6H5Br

Nếu HS viết đúng mà thiếu đk thì được ½ số điểm!

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

2

2 điểm

Lấy mỗi khí một ít để làm mẫu thử

Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được C2H2 có kết tủa vàng

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag2C2 + NH4NO3

Dùng dung dịch Br2 nhận biết được C2H4.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Còn lại là C2H6.

Nếu HS làm cách khác và viết đầy đủ phản ứng thì cũng cho điểm tối đa

0,5

0,5

0,5

0,5

3

2 điểm

Tính chất hóa học của etilen: Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa

C2H4 + H2 → C2H6

CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n

3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

Nêu tính chất hóa học đúng được 0,5 điểm

Mỗi tính chất viết PTHH minh họa đúng được 0,5 điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

4

2 điểm

a. PTHH

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

b. Đặt số mol mỗi khí lần lượt là x và y

Ta có: x + y = 6,72/22,4 = 0,3

Và: x + 2y = 64/160 = 0,4

Giải ra: x = 0,2, y = 0,1

%số mol C2H4 = 66,67%, % số mol C2H2 = 33,33%

0,5

0,5

0,5

0,5

………………………………………

Đề 2 – Đề thi giữa kì 2 lớp 11 môn Hóa học

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ………..

TRƯỜNG THPT…………..

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: HÓA 11 ( 2021-2022)

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦNTRẮCNGHIỆM: (7,0 điểm)

Câu 1: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại trạng thái lỏng?

A. C3H8.

B. CH4.

C. C8H18.

D. C2H6.

Câu 2: Ankan có những loại đồng phân nào?

A. Đồng phân vị trí nhóm chức

B. Đồng phân mạch cacbon.

C. Đồng phân hình học

D. Vị trí liên kết bội

Câu 3: Ankan X có % khối lượng cacbon bằng 75 %. Công thức phân tử của X là

A. CH4.

B. C2H6.

C. C3H8.

D. C4H10.

Câu 4: Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được áp dụng trong phản ứng nào sau đây?

A. Cộng X vào anken bất đối xứng.

B. Cộng Br2 vào anken đối xứng.

C. Cộng X vào anken đối xứng.

D. Trùng hợp anken.

Câu 5: Trùng hợp buta-1,3-đien tạo ra polibutađien có cấu tạo là

A. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n

B. (-CH2-CH2-CH=CH2-)n

C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

D. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n

Câu 6: Ankin là :

A. Những hiđrocacbon no mạch hở.

B. Những hiđrocacbon không no mạch hở có 2 liên kết đôi

C. Những hiđrocacbon không no mạch hở.

D. Những hiđrocacbon không no mạch hở có 1 liên kết ba

Câu 7: Ankan nào sau đây có đồng phân mạch cacbon?

A. C4H10.

B. C3H8.

C. C2H6.

D. CH4.

Câu 8: Ankan X có CTCT là CH3-CH3 có tên gọi là

A. etin.

B. metan

C. etan

D. eten

Câu 9: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là :

A. N2

B. CH4

C. CO2

D. Cl2

Câu 10: Công thức tổng quát của ankan là:

A. CnH2n-2(n≥2)

B. CnH2n(n≥2)

C. CnH2n+2(n≥1)

D. CnH2n-2(n≥3)

Câu 11: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

B. Ankan không phải làHiđrocacbon no

C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2.

D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

Câu 12: Đồng phân là những chất:

A. Có khối lượng phân tử bằng nhau.

B. Có tính chất hóa học giống nhau.

C. Có cùng thành phần nguyên tố.

D. Có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau.

Câu 13: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cháy.

C. Phản ứng tách.

D. Phản ứng cộng.

Câu 14: Tên của CH2=CH– CH=CH:

A. But-2-in

B. buta-1,3-đien (đivinyl)

C. But-1-in.

D. isopren (2-metylbuta-1,3-đien)

Câu 15: Cho công thức cấu tạo của X là: CH2=C(CH3) – CH3. Tên của X là:

A. neo penten

B. 2- metyl propen

C. 2-dimetyl butan

D. 3-metyl proen

Câu 16: Đặc điểm cấu tạo của phân tử anken

A. Là hidro cacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C.

B. Mạch hở phân tử chỉ chứa một liên kết đôi C=C.

C. Mạch hở chỉ có liên kết đơn .

D. Mạch hở, phân tử chứa ít nhất một liên kết đôi C=C.

Câu 17: Công thức phân tử tổng quát của Ankadien là:

A. CnH2n (n ≥2)

B. CnH2n – 2 ( n ≥2) .

C. CnH2n-6( n ≥6).

D. CnH2n – 2 ( n ≥3) .

Câu 18: Một HCHC X có khối lượng phân tử là 26. Đem đốt X chỉ thu được CO2 và H2O. CTPT của X là:

A. C2H6.

B. C2H2.

C. CH2O.

D. C2H4.

Câu 19: Thực hiện phản ứng giữa buta-1,3-đien (CH2= CH – CH = CH2) và Br2 ở – 800C Sản phẩm chính có công thức cấu tạo là :

A. CH2Br – CH = CH – CH2Br .

B. BrCH– CH2– CH = CH2.

C. CH2Br- CHBr- CHBr – CH2Br

D. CH2Br – CHBr – CH = CH2.

Câu 20: Chất nào sau đây là đồng phân của but – 1 – en?

A. But – 2 – en.

B. But – 1 – in.

C. But – 2 – in.

D. Buta – 1,3 – đien.

Câu 21: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrom butan?

A. But-2-en.

B. But-1-en.

C. Buta-1,3-đien.

D. Butan.

Câu 22: Sản phẩm chính thu được khi cho Propan tác dụng với Cl2 (tỉ lệ 1:1)là:

A, 2,2-điclopropan

B. 2-clopropen

C. 1-clopropan

D. 2-clopropan

Câu 23: Cho chất hữu cơ X có CTPT là C3H6. Cho biết CTĐGN của X là

A. CnH2n

B. (CH2)n

C. CH2

D. C3H6

Câu 24: Chất nào không tác dụng được với AgNO3/NH3

A. Propin

B. Etin

C. But-2-in.

D. But-1-in

Câu 25: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom

A. etilen

B. etan

C. Cacbon đi oxit

D. isobutan

Câu 26: Đun nóng hỗn hợp axetilen và hidro với xúc tác Pd/PbCO3 thu được sản phẩm là:

A. etilen

B. Etan

C. Vinylaxetilen

D. metan

Câu 27: Cho 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là:

A. C2H2.

B. C3H4.

C. C5H8.

D. C4H6.

Câu 28: Hỗn hợp X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối so với H2 bằng 17,5. Đốt cháy hoàn toàn 7 gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 17,92.

B. 8,96.

C. 16,80.

D. 11,2

II. TỰ LUẬN(3đ)

Câu 29: (1đ) Hoàn thành dãy phản ứng sau: ( ghi rõ CTCT và đk xảy ra nếu có)

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/bo-de-thi-giua-hoc-ki-2-mon-hoa-hoc-lop-11-nam-2020-2021/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button