Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2021 – 2022

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2021 – 2022 gồm 6 đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kì 2. Giúp các em học sinh lớp 8 thử sức nhằm kiểm tra kỹ năng và củng cố kiến thức môn Vật lí.

Qua 6 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Vật lí giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì kiểm tra giữa học kì 2 được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Bạn đang xem bài: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 8 – Đề 1

I/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

A. Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng( 2 điểm)

Câu 1: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây:

A. Chỉ có động năng.

C. Chỉ có thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng.

D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.

Câu 2. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật không có tính chất nào sau đây?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa chúng không có khoảng cách.

C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

B. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

C. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng và vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

D. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.

Câu 4. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dẫn nên co lại

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 5. Em hãy đánh dấu (x) vào các ô có các hình thức truyền nhiệt phù hợp :

Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt
1.Phơi lương thực dưới ánh nắng mặt trời
2.Hơ nóng kim châm cứu để làm ấm huyệt
3.Dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm.
4.Dùng khí nóng và khô sấy lương thực.

 

II/ TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a. Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị của nhiệt lượng ?

b. Bức xạ nhiệt là gì? Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc?

Câu 2 : (2 điểm) Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực. Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ?

Câu 3: ( 2 điểm) Tại sao ban ngày thường có gió thổi từ biển vào đất liền. Còn ban đêm thì lại có gió thổi từ đất liền ra biển.

Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 8 – Đề 2

A. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Chọn đáp án đúng:(0,5 điểm/câu)

Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?

A. Viên đạn đang bay

B. Một hòn bi đang lăn

C. Viên đá đang nằm im trên mặt đất

D. Một quả cầu bị đá lên cao

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được khi đang chuyển động

B. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật là thế năng đàn hồi

C. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với vật làm mốc được gọi là thế năng trọng trường

D. Một vật không thể có cả động năng và thế năng

Câu 3: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây:

A. Chuyển động không ngừng

B. Giữa chúng có khoảng cách

C. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ

D. Không có khoảng cách giữa chúng

Câu 4: Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì:

A. Giữa các hạt phân tử có khoảng cách

B. Các hạt phân tử chuyển động không ngừng

C. Cả 2 đáp án bên đều sai

D. Cả 2 đáp án bên đều đúng

Câu 5: Vật rắn có hình dạng xác định vì các hạt phân tử cấu tạo nên vật rắn:

A. Không chuyển động

B. Đứng sát nhau

C. Chuyển đọ với vận tốc nhỏ không đáng kể

D. Chuyển động quanh 1 vị trí xác định

Câu 6: (1,5 điểm) Chọn từ để điền vào chỗ trống cho phù hợp:

a) Nước được cấu tạo bởi các………………… nước.

b) Khi……………. của vật càng cao, thì động năng trung bình của các phân tử càng lớn.

c) Chuyển động hỗn độn của các phân tử được gọi là……………………

B. Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1 : ( 2 điểm)

1, Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ?

2, Dẫn nhiệt là gì ? vì sao bát ăn cơm thường làm bằng sứ còn nồi thì làm bằng kim loại ?

Câu 2 : (2 điểm) Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là 37oC. tuy nhiên người ta cảm thấy lạnh khi nhiệt độ của không khí là 25oC và cảm thất rất nóng khi nhiệt độ không khí là 370C. Còn trong nước thì ngược lại, ở nhiệt độ 370C con người cảm thấy bình thường, còn khi ở 250C người ta cảm thấy lạnh. Giải thích nghịch lý này như thế nào?

Câu 3: (2 điểm) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì ta phải làm như thế nào?

…………………

Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 8 – Đề 3

MA TRẬN ĐỀ THI

Cấp độ

Chủ

Đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp thấp Cấp cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Cơ học – Nhận biết cơ năng và các dạng cơ năng

– Biết công thức tính công suất

– Vận dụng kiến thức vật lí giải bài tập về công, công suất – Áp dụng định luật về công làm bài tập về đòn bẩy
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4

20%

1

3

30%

4

1

10%

6

50%

Nhiệt học – Biết đặc điểm chuyển động của các phân tử nguyên tử – Hiểu được sư khuếch tán – Vận dụng giải thích được hiện tượng khuếch tán
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

1

10%

1

2

20%

5

4

40%

T câu

T điểm

Tỉ lệ %

6

3 đ

30 %

2

1

10%

2

50%

1

1

10%

11

10đ

100%

ĐỀ BÀI

I/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất.

A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi .

B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn .

C. Cơ năng của vật do vật chuyển động mà có gọi là động năng.

D. Các câu A,B,C đều đúng.

Câu 2: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Viên gạch được ném lên tầng trên.

C. Con cua đang bò trên mặt đất.

D. Lò so bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Câu 3 . Trong các vật sau đây vật nào có động năng ?

A. Nước chảy trên cao xuống.

B. Quả bóng trên quầy hàng.

C. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

D. Quả táo trên cây.

Câu 4. Công thức tính công suất là:

A. P = F/v

B. P = A.t

C. P =  A/t

D. Cả A và C

Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử ?

A. Chuyển động không ngừng.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Câu 6: Yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm.

A. Thể tích

B.Trọng lượng

C.Nhiệt độ.

D. Cả ba yếu tố trên.

Câu 7: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

B. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dẫn nên co lại

C. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

D. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

Câu 8: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau :

A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.

B. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào.

II/ TỰ LUẬN(6 điểm)

Câu 1: Lấy 1 cốc nước đầy và một thìa muối tinh. Cho muối từ từ vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài . Hãy giải thích tại sao?

Câu 2: Tính khối lượng quả cầu A trong hình vẽ sau. Biết quả cầu B có khối lượng 3 kg và 2OA = 3OB. Giả sử rằng thanh AB có khối lượng không đáng kể.

vat li 8 1

Câu 3. Một máy nâng có ghi công suất 4kW. Coi máy nâng đó làm việc đều và nâng được tổng độ cao là 20km.

a. Con số 4kW cho ta biết điều gì?

b. Hãy tính công của máy nâng đó trong 2giờ?

c. Lực nâng của máy nâng đó?

…………………………….

Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 8 – Đề 4

Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lý 8

PHÒNG GD&ĐT ……….

TRƯỜNG THCS ……….

ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM HỌC 2021– 2022

MÔN: VẬT LÝ LỚP 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Cấp độ/Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Thấp Cao
1. Lực đẩy Ác-si-mét. Sự nổi. Biết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Hiểu được khi nào thì vật nổi, lơ lửng, chìm. Vận dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét trong một số trường hợp.
Số câu 0,5 0,5 0,5 1,5
Số điểm 1 1 2 4
Tỉ lệ 10% 10% 20% 40%
2. Công. Công suất. Cơ năng. – Biết khi nào thì có công cơ học.

– Nắm được định luật về công

– Hiểu được khi nào vật có cơ năng

– Lấy được ví dụ về thế năng và động năng

Biết tính công, công suất.
Số câu 1 1 0,5 2,5
Số điểm 2 2 2 6
Tỉ lệ 20% 20% 20% 60%
Tổng số câu 1,5 1,5 1 4
Tổng số điểm 3 3 4 10
Tỉ lệ 30% 30% 40% 100%

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 8

Câu 1. (2 điểm)

a) Khi nào thì có công cơ học?

b) Nêu định luật về công.

Câu 2. (2 điểm)

a) Khi nào vật có cơ năng? Thế năng, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Lấy ví dụ về vật có thế năng đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có động năng?

Câu 3. (2 điểm)

a) Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của chúng.

b) Nêu điều kiện để vật nổi, vật lơ lửng, vật chìm?

Câu 4. (4 điểm)

a) Một vật có dạng hình hộp chữ nhật kích thước 30cm x 20cm x 10cm. Tính lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật khi thả nó chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có trọng lượng riêng 12 000N/m3.

b) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe di chuyển một quãng đường 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lý 8

Câu Lời giải Điểm
Câu 1

(điểm)

a) Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời 1
b) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 1
Câu 2

(điểm)

a) Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

– Thế năng phụ thuộc vào độ cao của vật so với vị trí khác hoặc phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.

– Động năng của vật phụ thuộc vào chuyển động của vật.

1
b) Ví dụ về vật có thế năng đàn hồi: khi dây cao su bị kéo dãn

Ví dụ về vật có động năng: Chiếc xe đạp đang trên dốc.

1
Câu 3

(2 điểm)

a) Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac si met: FA = d.V

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

1
b) Khi một vật bị nhúng ngập hoàn toàn trong chất lỏng thì bao giờ cũng có hai lực tác dụng lên vật, đó là:

– Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. (P)

– Lực đẩy Ácsimet có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. (FA)

* Vật chìm xuống dưới đáy khi: P >FA.

* Vật nổi lên khi: P < FA.

* Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng khi: P = FA

1
Câu 4

(4 điểm)

a) Cho biết

d = 12 000N/m3

FA = ?

Thể tích của vật hình hộp chữ nhật là:

V = 30.20.10 = 6000(cm3) = 0,006 (m3)

Lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật là:

FA = d.V = 12 000.0,006 = 72 (N)

b) Cho biết

F = 5000N

S = 1000m

A = ?

Công của lực kéo của đầu tàu là:

A = F.s = 5000.1000 = 5 000 000 (J)

1,5

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 8 năm 2021 – Đề 5

Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lý 8

Cấp độ

Tên

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL
1/ Công cơ học – công suất 1. Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

2. Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

3. Công suất là gì?Nêu được đơn vị đo công suất.

4. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

 

5. Giải thích được ý nghĩa của công suất

6. Hiểu khi nào vật có thế năng

 

7. Vận dụng được công thức tính công, công suất để giải được các bài tập. 8. Vận dụng được công thức hiệu suất
Số câu hỏi C1.4;C6.1;C3.3 C9a-3 C4.6 C9b-5 C8.7 C12.7 C5.8 8
Số điểm 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 0,5 6,0
2/ . Cấu tạo chất và nhiệt năng.

(3 tiết)

9. Biết được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

10. Nêu được các phân tử chuyển động không ngừng.

11. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách

12. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

13. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

14. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

 

15. Giải thích được 01 hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

 

Số câu hỏi C7.9,10,11;C2.11 C10c.14

C10a.12

C10b.13.

C11.15  

 

4
Số điểm 1 1,5 1,5  

 

4
Ts câu hỏi 6,5 1,5 3 1 12
TS điểm

Tỉ lệ %

4,5 1 4 0,5 10

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 8

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì

A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.

B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.

C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.

D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau.

Câu 2. Khi đổ 50 cm3 cát vào 50 cm3 đá, ta được hỗn hợp có thể tích:

A. bằng 100cm3

B. nhỏ hơn 100cm3

C. lớn hơn 100cm3

D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn 100cm3

Câu 3. Đơn vị của công suất là

A. Oát (W)

B. Kilôoát (kW)

C. Jun trên giây (J/s)

D. Cả ba đơn vị trên

Câu 4. Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng ?

A. Xe ô tô đang đỗ bên đường

B. Trái bóng đang lăn trên sân.

C. Hạt mưa đang rơi xuống.

D. Em bé đang đọc sách.

Câu 5. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu?

A. 81,33 %

B. 83,33 %

C. 71,43 %

D. 77,33%

Câu 6. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao.

C. Ô tô đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang.

D. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên

B. chuyển động không ngừng.

C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Câu 8. Một lực sĩ nâng quả tạ có trọng lượng 200N lên cao 2m thì công của lực nâng của lực sĩ là bao nhiêu?

A. 0,01J

B. 100J.

C. 200J

D. 400J

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 9: (1,0 điểm)

a) Công suất là gì?

b) Khi nói công suất của xe tải là 30000W cho ta biết điều gì?

Câu 10: (1,5 điểm)

a) Nhiệt năng là gì?

b) Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật, đó là cách nào?

c) Nhiệt lượng là gì?

Câu 11: (1,5 điểm)

Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực.Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ?

Câu 12: (2,0 điểm)

Một công nhân dùng ròng rọc cố định để mang gạch lên tầng trên. Biết người công nhân phải dùng lực kéo là 2500N mới đem được bao gạch lên cao 6m trong thời gian 30 giây. Tính:

a) Công của lực kéo người công nhân đó?

b) Công suất của người công nhân đó?

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 8

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

– Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B D C C D A D

II. Tự luận

Câu Nội dung Điểm
9 a. Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian (trong 1 giây) 0,5
b. Khi nói công suất của xe tải là 30000W có nghĩa là trong 1 giây xe tải thực hiện được một công là 30000J. 0,5
10 a. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật 0,5
b. Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật: thực hiện công và truyền nhiệt. 0,5
c. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 0,5
11 – Giữa các phân tử nước và phân tử mực có khoảng cách, các phân tử này chuyển động không ngừng theo mọi hướng nên các phân tử nước và phân tử mực xen vào khoảng cách của nhau. Do đó nước có màu của mực. 0,5
– Nhiệt độ nước tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn. 0,5
– Do nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 0,5
12 a. Công của lực kéo người công nhân

A = F.S = 2500.6 = 15000 (J)

1,0
b. Công suất của người công nhân là:

P = frac{A}{t}=frac{15000}{30}= 500 left(wright)

1,0
Lưu ý : Không viết công thức, viết công thức sai không chấm các phần còn lại.

– Sai đơn vị trừ 0,25 điểm/đơn vị sai

– Đúng công thức được 0,25 điểm/công thức đúng.

– Thay số vào công thức 0,25 điểm

– Tính toán đúng 0,25 điểm, tính sai không chấm điểm đơn vị.

………………………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bo-de-thi-giua-hoc-ki-2-mon-vat-ly-lop-8-nam-2020-2021/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button