Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
Đề thi cuối kì 2 lớp 11 bao gồm 29 đề có đáp án chi tiết kèm theo ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 29 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 11 năm 2021 – 2022, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem bài: Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2021 – 2022
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2021 – 2022
Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11
NỘI DUNG |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Cộng |
|
Đọc hiểu
|
Ngữ liệu: Văn bản văn học – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một văn bản hoàn chỉnh |
– Nhận biết các phương thức biểu đạt trong văn bản. – Từ việc hiểu nội dung, học sinh nhận diện một tác phẩm trong chương trình đề cập đến nội dung đó. |
– Hiểu được nội dung của một số câu văn trong văn bản. |
– Đưa ra thông điệp từ việc hiểu nội dung trong văn bản. |
||
Tổng |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
0 |
4 |
Số điểm |
1.0 |
1.0 |
1.0 |
0 |
3,0 |
|
Tỉ lệ |
10%% |
10% |
10% |
0 |
30% |
|
Làm văn |
Câu 1: Nghị luậnXã hội -Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I |
– Vận dụng kiến thức xã hội, kĩ năng viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến đặt ra trong phần Đọc hiểu. |
||||
Câu 2: Nghị luận về một tác phẩm văn học |
– Vận dụng kiến thức về văn học, về tác phẩm “Vội vàng” và nhà thơ Xuân Diệu để cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ. |
|||||
Tổng | Số câu | 1 | 1 | 2 | ||
Số điểm | 2 | 5 | 7,0 | |||
Tỉ lệ | 20% | 50% | 70% | |||
Tổng cộng | Số câu | 2 | 1 | 2 | 1 | 6 |
Số điểm | 1.0 | 1.0 | 3 | 5 | 10,0 | |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 30% | 50% | 100% |
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được “bản sắc” văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời “hoa cười, ngọc thốt đoan trang”.
Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.
(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả. (0.5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: “Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai.”? (1.0 điểm)
Câu 4. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc. (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan điểm: “Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất.” (2.0 điểm)
Câu 2. Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm)
…“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)
Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 11
Câu |
Ý |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
I |
Đọc – hiểu văn bản |
3,0 |
|
II |
1 |
– Phương thức biểu đạt của văn bản: Phương thức nghị luận |
0,5 |
|
2 |
– Văn bản: Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Tác giả: Nguyễn An Ninh |
0,5 |
|
3 |
Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai: – Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại. – Tiếng nói nằm trong kí ức: Tiếng nói đã được bao thế hệ trong quá khứ sử dụng. – Nối dài trong hiện tại: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông. – Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau. |
1,0 |
|
4 |
– Trân trọng tiếng nói của dân tộc mình và tất cả tiếng nói của dân tộc khác. – Biết nói những lời tốt đẹp, những lời yêu thương, những lời thành thực và tránh xa lộng ngữ, tà ngôn. |
1,0 |
|
1 |
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan điểm: Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. |
2,0 |
|
|
Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề. |
0,5 |
|
|
Yêu cầu về kiến thức: * Giới thiệu quan điểm: muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. * Giải thích: Lời nói thành thực là lời nói đúng sự thật, không đặt điều, là lời xuất phát từ lòng chân thành, không giả tạo. * Bàn luận: – Lời nói thành thực là lời hay nhất bởi: + Nó xuất phát từ một nhân cách đẹp. + Người nói lời thành thực được quý mến, yêu thương, đem đến niềm tin trong các mối quan hệ. + Giúp cho xã hội, cộng đồng trong sạch. – Không thành thực trong lời nói biến con người ta thành kẻ đạo đức giả, gian dối, tha hóa nhân cách. * Bài học: – Nhận thức được thành thực trong lời nói là phẩm chất cần phải có để hoàn thiện nhân cách. – Biết nói lời thành thực trong cuộc sống. |
1,5 |
|
2 |
Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu |
5,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu. |
0,25 |
|
|
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
|
|
1 |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. |
0,5 |
|
2 2.1 2.2 |
Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ Về nội dung * Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta: – Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật… +) Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất…=>Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn. +) Âm thanh: khúc tình si của yến anh – Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý. => Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu. – Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn khi: “Mỗi……môi gần” => Với Xuân Diệu cuộc sống là vui và mùa xuân là đẹp nhất. * Tâm trạng của nhà thơ – Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian. – Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân. Về nghệ thuật – Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác. – Cấu trúc dòng thơ hiện đại. |
2,0 0,5 0,5 |
|
2.3 |
Đánh giá – Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. – Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực. |
0,5 |
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề cần nghị luận. |
0,25 |
||
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu |
0,25 |
|
|
Tổng điểm : I + II = 10 điểm |
10 |
………..
Đề thi học kì 2 Tiếng Anh 11 năm 2021 – 2022
Ma trận đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 11
Cấp độ Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||||
Phát âm |
2 câu |
2 câu |
|||
Trọng âm của từ |
2 câu |
2 câu |
|||
Từ vựng |
2 câu từ cùng gốc |
2 câu từ ngữ nghĩa |
2 câu dùng từ mang yếu tố văn hoá |
6 câu |
|
Ngữ pháp |
4 câu |
2 câu |
2 câu |
2 câu |
10 câu |
Viết |
5 câu nhận biết lỗi sai |
3 câu có nghĩa tương đương |
2 câu hoàn thành câu |
10 câu |
|
Đọc hiểu |
1 câu chọn từ điền vào chỗ trống |
– 4 câu chọn từ điền vào chỗ trống. – 5 câu chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. |
10 câu |
||
Tổng cộng |
Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% |
Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% |
Tổng số câu: 40 Tổng số điểm: 10 |
Đề thi học kì 2 Tiếng Anh 11
TRƯỜNG THPT …………………..
|
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: TIẾNG ANH – LỚP 11 Thời gian: 45 phút làm bài |
Choose the word whose underlined part is pronounced differently from others: (1 – 2)
1. A. capture B. gather C. fascinating D. alternative
2. A. tomb B. throne C. co-exist D. notify
Choose one word whose stress pattern is different from others: (3 – 4)
3. A. advance B. appoint C. nation D. enlist
4. A. collect B. hobby C. enjoy D. improve
Choose A, B, C or D to complete the following sentences: (5 – 20)
5. Many kinds of rare animals are in danger of …………
A. extinction
B. survival
C. death
D. destruction
6. At the Asian Games, friendship and …….. are built and deepened.
A. competition
B. cooperation
C. solidarity
D. entertainment
7. Your help was greatly …………………..
A. appreciation
B. appreciated
C. appreciativ
D. appreciating
8. Peter was the last applicant ………… by that interviewer.
A. to interview
B. interviewing
C. to be interviewing
D. to be interviewed
9. The brown hat was the one ………. Mrs. Jenny left in the class today.
A. which
B. what
C. who
D. whose
10. Jim and Paul were the two men ………… on Mr. Smith’s roof.
A. worked
B. to work
C. work
D. who were working
11. I believe there is someone …………… at the door.
A. knock
B. knocking
C. knocks
D. knocked
12. My sister has ……… toothache ……… headache.
A. not only – but also
B. either – or
C. neither – or
D. both – but
13. He is said ……………….108 years old.
A. is
B. be
C. was
D. to be
14. You can see the sea in the distance, ……………….?
A. can you
B. don’t you
C. can’t you
D. do you
15. Sports that people often watch are …………
A. watching sports
B. favorite sports
C. spectator sports
D. popular sports
16. Have you read any novels …………..by Shakespeare?
A. wrote
B. writes
C. writing
D. written
17. The woman ……………..son is studying in my college class is a famous doctor in this city.
A. whose
B. who
C. whom
D. that
18. They gave you this book on your birthday, …………………?
A. didn’t they
B. did they
C. did them
D. didn’t them
19. It was at the shop ………………. she bought him a present.
A. which
B. who
C. that
D. whose
20. The activities are home based. They are organized…………………..
A. outdoors
B. indoors
C. far away from home
D. at home
Find out a mistake in the following sentences: (21 – 25)
21. On (A) Sunday mornings, I either go (B) shoppingor staying (C) at home and read (D) books and newspapers.
22. Neither (A) my sister nor my brother were (B)at (C)Mary’s wedding party two days ago.(D)
23. Do you know the man in (A) redcomes (B)towards (C) your sister? – I certainly (D) do.
24. The (A) boy about (B)whom you were(C) angry is (D) my son.
25. Have (A) you met (B) my father, that (C)you called (D) yesterday?
Choose a sentence that has the meaning as the one given: (26 – 30)
26. Tom doesn’t speak French. Paul doesn’t, either.
A. Either Tom or Paul speaks French.
C. Both Tom and Paul doesn’t speak French.
B. Neither Tom nor Paul speaks French.
D. Paul speaks French but Tom doesn’t.
27. I myself saw the ghost last night.
A. It am I that saw the ghost last night
C. It was me that saw the ghost last night
B. It is I that saw the ghost last night
D. It was I who saw the ghost last night
28. People say that he lives abroad.
A. It is said that he lives abroad.
C. He is said to lives abroad.
B. He is said to living abroad.
D. It is said that he is lived abroad.
29. Do you know the man working in the laboratory over there?
A. Do you know the man that working in the laboratory over there?
B. Do you know the man who is working in the laboratory over there?
C. Do you know the man works in the laboratory over there?
D. Do you know the man whom working in the laboratory over there?
30. They found the bag they left there, didn’t they?
A. The bag was found they left there, didn’t they?
C. The bag wasn’t found they left there, was it?
B. The bag they left there was found, didn’t they?
D. The bag they left there was found, wasn’t it?
Read the following passage and choose a word to fill in each gap: (31 – 35)
Before the telephone invented by Alexander Graham Bell in 1876, it was hard for people (31)……over long distances. They wrote letters to each other. It could take days or even weeks for letters to be (32)……Then people learned how (33)……telegraph messages. The messages traveled as electric signals that represented a code of dots and dashes. An operator on the other end converted the dots and dashes into a regular message. Bell’s first telephone call went over the same wires used for telegraph messages. As the telephone became (34)……and more popular, it largely replaced the telegraph. Today, our huge telephone network does many things besides carrying telephone calls. It sends copies of letters and pictures from one machine to another, called a (35)…………machine…
………………..
Đáp án đề thi học kì 2 tiếng Anh 11
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
|
A |
|
X |
|
|
X |
|
|
|
X |
|
|
X |
|
|
|
|
X |
X |
|
|
B |
|
|
|
X |
|
|
X |
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
|
|
X |
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
X |
X |
|
|
|
X |
|
D |
X |
|
|
|
|
|
|
X |
|
X |
|
|
X |
|
|
X |
|
|
|
X |
|
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
X |
|
|
X |
|
|
|
|
|
X |
B |
|
X |
X |
X |
|
X |
|
|
X |
|
|
|
X |
|
|
|
|
X |
|
|
C |
X |
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
X |
|
|
X |
|
D |
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
X |
|
|
|
|
X |
|
X |
|
|
…………….
Đề thi học kì 2 Hóa học 11 năm 2021 – 2022
Ma trận đề thi học kì 2 Hóa học 11
Nội dung kiến thức | Mức độ nhận thức | Cộng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Chương 5: Hiđrocacbon no |
– Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. |
– Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, |
– Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. |
||||||||
Số câu hỏi |
1 |
|
1 |
|
|
1 |
3 |
||||
Số điểm |
0,5 |
|
0,5 |
|
|
1 |
3,0 (30%) |
||||
Chương 6: Hidrocacbon không no |
– Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. |
– Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. – Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể. |
|||||||||
Số câu hỏi |
|
|
1 |
|
1 |
1 |
3 |
||||
Số điểm |
|
|
0,5 |
|
0,5 |
2 |
2,0 (20%) |
||||
Chương 7: Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ thống hóa về hidrocacbon |
– Cấu tạo phân tử, dãy đồng đẳng của benzen |
– Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. |
|||||||||
Số câu hỏi |
1 |
|
1 |
|
|
|
2 |
||||
Số điểm |
0,5 |
|
0,5 |
|
|
|
1,0 (10%) |
||||
Chương 8 : Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol |
|
– Tính chất hoá học : Phản ứng oxi hoá ancol bậc I thành anđehit, |
– Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. |
|
|||||||
Số câu hỏi |
|
|
1 |
|
1 |
|
2 |
||||
Số điểm |
|
|
0,5 |
|
0,5 |
|
1,0 (10%) |
||||
Chương 9: Anđehit. Xeton. Axit cacboxylic |
– Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. |
– Tính chất hoá học của axit cacboxylic |
– Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng. |
|
|||||||
Số câu hỏi |
1 |
|
1 |
|
|
1 |
3 |
||||
Số điểm |
0,5 |
|
0,5 |
|
|
2 |
3,0 (30%) |
||||
Tổng số câu Tổng số điểm |
3 1,5 (15%) |
|
5 2,5 (25%) |
|
2 1,0 (10%) |
3 5,0 (50%) |
13 10,0 (100%) |
Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Hóa
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1. Tính chất hoá học đặc trưng của ankan là
A. phản ứng thế.
B. phản ứng tách
C. phản ứng phân huỷ.
D. phản ứng cộng.
Câu 2. Đốt cháy một hiđrôcacbon A thu được 17,6 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Xác định dãy đồng đẳng của A?
A. Ankin.
B. Ankađien.
C. Anken.
D. Ankan.
Câu 3. Khi cho anken CH2= CH-CH3 tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính
A. CH3-CH2-CH2OH
B. CH3– CH2-CH2Cl
C. CH3-CH(Cl)-CH3
D. CH3-CH(OH)CH3
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 2 Hidro cacbon X, Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 8,4 lít CO2 (đktc) và 6,75g H2O. X, Y thuộc dãy đồng đẳng sau đây:
A. Aren
B. Ankan
C. Anken
D. Ankin
Câu 5. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6. Phản ứng của benzen với chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
A. HNO3 đ/H2SO4 đ
B. HNO2 đ/H2SO4 đ
C. HNO3 loãng/H2SO4đ
D. HNO3 đ
Câu 7. Khi oxi hóa ancol A bằng CuO, nhiệt độ, thu được andehit, vậy ancol A là:
A. ancol bậc 1
B. ancol bậc 2
C. ancol bậc 1 hoặc ancol bậc 2
D. ancol bậc 3
Câu 8. Cho 11 gam hỗn hợp gồm 2 rượu đơn chức tác dụng hết với natri kim loại thu được 3,36 lít hidro (đktc). Khối lượng phân tử trung bình của 2 rượu là:
A. 36,7
B. 48,8
C. 73,3
D. 32,7
Câu 9. Andehit là hợp chất hưu cơ:
A. Chỉ có tính Oxi hoá
B. Chỉ có tính khử
C. Chỉ có tính axit
D. Vừa có tính Oxi hoá, vừa có tính khử
Câu 10. Đun nóng 3 gam axít axetic với lượng dư ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác), hiệu suất phản ứng 75%. Khối lượng este thu được là:
A. 2,2gam
B. 3,3gam
C. 6,6gam
D. 4,4gam
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Từ metan (các chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ), hãy viết các phản ứng điều chế nhựa PVC (poli vinyl clorua) ?
Câu 2. ( 2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp bởi oxi dư, sau phản ứng thu được 24,64 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O . Xác định công thức phân tử, viết CTCT các ankin. Gọi tên.
Câu 3
Chia hỗn hợp A gồm axit axetic và ancol etylic thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 lít H2 (đktc). Để trung hòa hết phần 2 cần 200 ml dung dịch NaOH 1M.
a. Viết các phản ứng xảy ra?
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu ?
Đáp án đề thi học kì 2 Hóa học 11
Phần I: trắc nghiệm khách quan (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
C |
C |
C |
A |
A |
A |
D |
B |
………………..
Đề thi học kì 2 Địa lý 11 năm 2021 – 2022
Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2021
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO .. TRƯỜNG THPT………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: ĐỊA LÍ 11 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
BẢNG 1: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
Đơn vị: tỉ USD
NĂM | 1990 | 1995 | 2000 | 2001 | 2004 |
Xuất khẩu | 287.6 | 443.1 | 479.2 | 403.5 | 565.7 |
Nhập khẩu | 235.4 | 335.9 | 379.5 | 349.1 | 454.5 |
So với 1990 thì năm 2004 Nhật Bản xuất siêu hơn
A. 59 tỉ USD.
B. 278.1 tỉ USD.
C. 219 tỉ USD.
D. 2,1 tỉ USD.
Câu 3. Dựa vào bảng 1, yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm thì dạng biểu đồ thích hợp là
A. Cột.
B. Đường.
C. cột ghép
D. miền.
Câu 4. Nhận xét đúng về sản lượng khai thác cá của Nhật Bản trong thời kỳ 1985-2003 là
A. sản lượng cá liên tục giảm và giảm mạnh.
B. sản lượng cá giảm mạnh và có biến động.
C. sản lượng các tăng liên tục nhưng còn tăng chậm.
D. sản lượng cá tăng nhưng còn biến động.
Câu 5. Đảo Kiuxiu có kiểu khí hậu
A. cận nhiệt gió mùa.
B. cận nhiệt hải dương.
C. cận nhiệt lục địa.
D. ôn đới gió mùa .
Câu 6. Củ cải đường chỉ được trồng ở vùng kinh tế/đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu.
Câu 7. Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất ở Nhật Bản là
A. lúa gạo.
B. lúa mì.
C. Ngô.
D. tơ tằm.
Câu 8. Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là
A. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.
B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.
C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.
D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.
Câu 9. Vùng kinh tế/đảo Hônsu KHÔNG có đặc điểm nổi bật là
A. diện tích rộng lớn nhất.
B. dân số đông nhất.
C. diện tích rừng lớn nhất.
D. kinh tế phát triển nhất.
Câu 10. Sản xuất các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật bản KHÔNG phải là hãng
A. Sony.
B. Toshiba.
C. Toyota.
D. Hitachi.
Câu 11. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là
A. công nghiệp chế tạo máy.
B. công nghiệp sản xuất điện tử.
C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Câu 12. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới là
A. sản xuất Ô tô.
B. sản xuất Tàu biển.
C. Xe gắn máy.
D. Sản phẩm tin học.
Câu 13. Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ thấp nhất vào giai đoạn
A. 1950 – 1954.
B. 1955 – 1959.
C. 1960 – 1964.
D. 1965 – 1969.
Câu 14. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động
A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 15. Từ bảng số liệu sau
BẢNG 2. SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI NHẬT BẢN
1950 | 1970 | 1997 | 2005 | |
Dưới 15 tuổi (%) | 35,4 | 23,9 | 15,3 | 13,9 |
Từ 15 đến 64 tuổi (%) | 59,6 | 69,0 | 69,0 | 66,9 |
65 tuổi trở lên (%) | 5,0 | 7,1 | 15,7 | 19,2 |
Số dân (triệu người) | 83,0 | 104,0 | 126,0 | 127,7 |
Dân số từ 65 tuổi trở lên của Nhật bản năm 2005 là
A. 17,7 triệu người.
B. 85,4 triệu người.
C. 24,5 triệu người.
D. 44,7 triệu người.
Câu 16. Dựa vào bảng 2 thì năm 2005 so với năm 1950 số người dưới 15 tuổi giảm
A. 11,6 triệu người.
B. 21,5 triệu người.
C. 39,2 triệu người.
D. 27,7 triệu người.
Câu 17. Nhận xét KHÔNG chính xác vền đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.
C. sông ngòi ngắn và dốc.
D. than đá có trữ lượng lớn.
Câu 18. Nhận xét ĐÚNG về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là:
A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.
Câu 19. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. thương mại và du lịch.
B. thương mại và tài chính.
C. tài chính và du lịch.
D. tài chính và giao thông vận tải.
Câu 20. Rừng bao phủ phần lớn diện tích là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Câu 21. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là
A. 338 nghìn km2.
B. 378 nghìn km2
C. 387 nghìn km2.
D. 738 nghìn km2.
Câu 22. Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG với ngành công nghiệp Nhật Bản là:
A. Giá trị công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
B. Sản phẩm phần lớn phục vụ cho xuất khẩu.
C. Sản lượng tơ tằm đứng đầu thế giới.
D. Chiếm 90% số robot của toàn thế giới.
Câu 23. Rừng của Liên Bang Nga phân bố tập trung ở
A. phần lãnh thổ phía Tây.
B. vùng núi U-ran.
C. phần lãnh thổ phía Đông.
D. Đồng bằng Tây Xi bia.
Câu 24. Thương mại Nhật Bản đứng thứ tư thế giới sau các nước nào sau đây?
A. Pháp, Đức, Trung Quốc.
B. Anh, Đức, Pháp.
C. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Hoa Kì, Anh.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. Trình bày đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
Câu 2. Nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.
Đáp án đề thi cuối kì 2 Địa lí 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | A | B | A | A | A | A | C | C | C | B | B |
Câu | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | B | D | C | A | D | D | B | A | B | D | C | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1: Trình bày đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản? Tại sao diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
Trả lời
a) Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản.
– Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản
– Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%
– Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.
– Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
b) Diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm là do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, đất nông nghiệp ít lại bị chuyển đổi thành đất chuyên dụng và đất ở.
Câu 2: Nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?
Trả lời
a) Đặc điểm
– Công nghiệp Nhật Bản phân bố không đồng đều
– Tập trung chủ yếu trên đảo Hôn-su và vùng ven biển
b) Giải thích
– Do điều kiện phát triển công nghiệp phân bố không đều
– Đảo Hôn-su có diện tích lớn nhất, kinh tế phát triển và dân cư tập trung đông đặc biệt lao động có kĩ thuật
– Phân bố ven biển vì đa phần lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi, gần biển để thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa.
…………..
Đề thi học kì 2 Vật lí 11 năm 2021 – 2022
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính?
A. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác
B. Góc chiết quang của lăng kính luôn nhỏ hơn 900.
C. Hai mặt bên của lăng kính luôn đối xứng nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang.
D. Tất cả các lăng kính chỉ sử dụng hai mặt bên cho ánh sáng truyền qua
Câu 2: Một khung dây hình chữ nhật có kích thước 4(cm) x 6(cm) được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ . Véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc . Từ thông qua khung dây dẫn đó là:
Câu 3: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50(cm), khi đeo kính có độ tụ 1(đp), kính đeo sát mắt, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt:
A. 33,3cm.
B. 40,0cm.
C. 27,5cm.
D. 36,7cm
Câu 4: Một thấu kính phân kì có độ tụ -2(đp). Nếu vật đặt cách kính 30cm thì ảnh là:
A. Ảnh ảo, cách thấu kính 18,75cm.
B. Ảnh thật, cách thấu kính 18,75cm.
C. Ảnh thật, cách thấu kính 12cm.
D. Ảnh ảo, cách thấu kính 12cm.
Câu 5: Vật AB cao 4(cm) nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 14(cm), cho ảnh cao 10(cm). Khoảng cách từ ảnh đến kính là:
A. 28cm.
B. 17,5cm.
C. 35cm.
D. 5,6cm.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính:
A. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn luôn lớn hơn vật.
B. Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì.
C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.
D. Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.
Câu 7: Sự điều tiết của mắt thật chất là sự thay đổi:
A. Vị trí của điểm vàng.
B. Chiết suất của thủy tinh thể.
C. Vị trí của võng mạc.
D. Tiêu cự của thấu kính mắt.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Từ trường không tương tác với:
A. Nam châm chuyển động.
B. Các điện tích đứng yên.
C. Các điện tích chuyển động.
D. Nam châm đứng yên.
Câu 9: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 5cm mang dòng điện I= 1A. Độ lớn của véctơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây là:
Câu 10: Trong một mạch kín, dòng điện cảm ứng xuất hiện khi:
A. Trong mạch có một nguồn điện.
B. Mạch điện được đặt trong một từ trường không đều.
C. Mạch điện được đặt trong một từ trường đều.
D. Từ thông qua mạch biến thiên theo thời gian.
Câu 11: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn thì:
A. Góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới.
B. Không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
C. Hiện tượng phản xạ toàn phần luôn xảy ra.
D. Góc khúc xạ có thể lớn hơn .
Câu 12: Quy ước nào sau đây là sai khi nói về các đường sức từ?
A. Có thể là đường cong khép kín.
B. Vẽ dày hơn ở những chỗ từ trường mạnh
C. Có thể cắt nhau.
D. Có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam
Câu 13: Đặt một đoạn dây dẫn có chiều dài 30cm mang dòng điện có cường độ 0,1A trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ 0,5T vuông góc với dây dẫn. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó là:
A. 0,15N.
B. 1,5N.
C. 0,015N.
D. 15N.
Câu 14: Chọn một đáp án sai :
A. Từ trường không tác dụng lực lên một điện tích chuyển động song song với đường sức từ
B. Lực từ sẽ đạt giá trị cực đại khi điện tích chuyển động vuông góc với từ trường
C. Độ lớn của lực Lorenxơ tỉ lệ thuận với q và v
D. Quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường là một đường tròn
Câu 15: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10cm, có cường độ lần lượt là và cùng chiều nhau. Cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M cách I1 một khoảng 6cm và cách một khoảng 4cm là:
Câu 16: Chọn câu đúng. Ảnh của một vật qua thấu kính phân kì không bao giờ:
A. Là ảnh thật.
B. Cùng chiều với vật.
C. Là ảnh ảo.
D. Nhỏ hơn vật.
Câu 17: Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0A trong 0,01s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có giá trị trung bình 64V, độ tự cảm của cuộn tự cảm có giá trị là:
A. L = 0,031H
B. L = 4,0H
C. L = 0,25H
D. L = 0,04H
Câu 18: Hạt electron chuyển động với vận tốc 3.106 m/s, vào trong từ trường đều B=10-2 T theo hướng vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên điện tích là:
A. 4,8.10-15N.
B. 4.10-10N.
C. 48.10-19N.
D. 4,6.10-15N.
Câu 19: Khi tia sáng đi từ không khí đến mặt phân cách với nước (n=4/3) với góc tới thì góc khúc xạ trong nước là:
B. C. D.
Câu 20: Đơn vị của từ thông là:
A. Culông (C)
B. Tesla (T)
C. Vêbe (Wb)
D. Henri (H)
……………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 11
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bo-de-thi-hoc-ki-2-lop-11-nam-2021-2022/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục