Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 2 đề thi môn Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để soạn đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Đồng thời, cũng giúp các em luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để ôn thi học kỳ II đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá để ôn thi học kì 2 thật tốt.
Bạn đang xem bài: Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng cộng | ||||||||||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||||||||||||
Hóa học 25% |
Chủ đề 1: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng |
– Biết ứng dụng của một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm (C9) |
– Hiểu được calcium là chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương; sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày (C11) |
– Vận dụng kiến thức về nhiên liệu đưa ra được nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn (C20a ) |
– Vận dụng kiến thức về lương thực, thực phẩm nêu được cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày,làm phân bón cho cây trồng. (C21b) |
||||||||||||||||||
Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5 5% |
1 0,25 2,5% |
½ 0,5 5% |
½ 0,25 2,5% |
4 1,5 15% |
||||||||||||||||||
Chủ đề 2: Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp |
– Phân biệt được sự chuyển thể của chất (C12) |
– Hiểu được dạng tồn tại của 1 số hỗn hợp (C13) |
– Biết cách phân loại rác thải trong gia đình (C21a) |
Giải thích được các điều kiện ảnh hưởng đến sự đốt nhiên liệu của 1 chất (C20b) |
|||||||||||||||||||
Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,25 2,5% |
1 0,25 2,5% |
½ 0,25 2,5% |
½ 0,5 5% |
4 1 10% |
||||||||||||||||||
Tổng Hóa |
Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % |
3 0,75 7,5% |
1 0,25 2,5% |
1 0,75 7,5% |
1 0,75 7,5% |
6 2,5 25% |
|||||||||||||||||
Sinh học 25% |
Chủ đề: Đa dạng thế giới sống |
-Phân biệt được: Nấm Thực vật,Động vật,Vi khuẩn,Virus,Nguyên sinh vật (C13) |
– Hiểu được vai trò của thực vật (C14) |
– Hệ thống phân loại sinh vật. (C15) (C23) |
– Liên hệ giải thích vấn đề thực tế. (C16) (C22) |
||||||||||||||||||
Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,25 2,5% |
1 0,25 2,5% |
1 0,25 2,5% |
1 0,75 7,5% |
1 0, 25 2,5% |
1 0,75 7,5% |
6 2,5 25% |
||||||||||||||||
Vật lý 50% |
Chủ đề: Trọng lực và đời sống |
– Nhận biết về đặc điểm của trọng lực. (C1) – Nhận biết khi nào có lực ma sát trong các hiện tượng thực tế. (C4) |
– Hiểu độ giãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật. (C2) – Tính được độ biến dạng của lò xo trong thực tế. (C3) |
||||||||||||||||||||
Số câu hỏi: 4 |
2 |
2 |
4 |
||||||||||||||||||||
Số điểm: 1 điểm Tỉ lệ: 10% |
0,5 5% |
0,5 5% |
1 10% |
||||||||||||||||||||
Chủ đề: Năng lượng |
– Nhận biết được các dạng năng lượng trong thực tế. (C5, C8) |
– Hiểu được năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.(C6, C7) |
– Phân loại được các dạng năng lượng thành hai nhóm. (C17) |
||||||||||||||||||||
Số câu hỏi: 5 |
2 |
2 |
1 |
5 |
|||||||||||||||||||
Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% |
0,5 5% |
0,5 5% |
1 10% |
2 20% |
|||||||||||||||||||
Chủ đề: Trái đất và bầu tời |
– Định nghĩa được trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất. (C18) |
– Hãy hể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. (C19a) |
– Vận dụng kiến thức về các hành tinh trong hệ mặt trời để xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. (C19b) |
||||||||||||||||||||
Số câu hỏi: 2 |
1 |
0,5 |
0,5 |
2 |
|||||||||||||||||||
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% |
1 10% |
0,5 5% |
0,5 5% |
2 20% |
|||||||||||||||||||
Tổng Lý |
Tổng số câu hỏi: 11 |
4 |
1 |
4 |
0,5 |
1 |
0,5 |
11 |
|||||||||||||||
Số điểm: 5 điểm |
1 |
1 |
1 |
0,5 |
1 |
0,5 |
5 |
||||||||||||||||
Tỉ lệ: 50% |
10% |
10% |
10% |
5% |
10% |
5% |
50% |
||||||||||||||||
20% |
15% |
10% |
5% |
||||||||||||||||||||
Tổng Ba phân môn |
Tổng số câu hỏi: 27 Số điểm: 10 điểm Tỉ lệ: 100% |
8 3,5 35% |
7,5 2,5 25% |
4 2,5 25% |
3,5 1,5 15% |
23 10 100% |
Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: (0,25 điểm) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:
A. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều trái sang phải
B. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều phải sang trái
C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều dưới lên trên
D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều trên xuống
Câu 2:(0,25 điểm) Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng , tỉ lệ với:
A. Khối lượng của vật treo
B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo
D. Trọng lượng của lò xo
Câu 3:(0,25 điểm) Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?
A. 0,5cm
B. 1cm
C. 2cm
D. 2,5cm
Câu 4:(0,25 điểm) Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường
Câu 5: (0,25 điểm) Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.
Câu 6: (0,25 điểm) Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.
Câu 7: (0,25 điểm) Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
A. Bàn là điện.
B. Máy khoan.
C. Quạt điện.
D. Máy bơm nước.
Câu 8: (0,25 điểm) Thế năng đàn hồi của vật là:
A. Năng lượng do vật chuyển động.
B. Năng lượng do vật có độ cao.
C. Năng lượng do vật bị biến dạng.
D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.
Câu 9: (0,25 điểm) Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:
A. Thuỷ tinh.
B. Gốm.
C. Kim loại.
D. Cao su.
Câu 10: (0,25 điểm) Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:
A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.
Câu 11: (0,25 điểm) Lứa tuổi từ 11 – 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. Calcium
Câu 12: (0,25 điểm) Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.
Câu 13: (0,25 điểm) Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
Câu 14: (0,25điểm). Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 15: (0,25điểm). Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Câu 16: (0,25 điểm) Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.
B.TỰ LUẬN
Câu 17: (1 điểm) Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.
Câu 18: (1 điểm) Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.
Câu 19: a. (0,5 điểm) Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
b. (0,5 điểm) Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời?
Câu 20: a. (0,5 điểm): Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,…) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
b. (0,5 điểm):Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đình mình.
Câu 21: a. (0,25 điểm): Tại sao phải phân loại rác thải?
b. (0,25 điểm):Bằng cách nào xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.
Câu 22: a. (0,75 điểm): Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.
Câu 23: a. (0,75 điểm )Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
A. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
A |
D |
A |
D |
B |
A |
B |
C |
A |
D |
C |
B |
B |
C |
D |
B. Tự luận.
Câu | Các ý trong câu | Điểm |
Câu 17 |
– Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi năng lượng của dòng nước chảy. – Nhóm năng lượng lưu trữ: Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu. |
0,5 0,5 |
Câu 18 |
Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông. |
1 |
Câu 19 |
a. Bốn hành tinh vòng trong của hệ mặt trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất và Hoả tinh. b. Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống. |
0,5 0,5 |
Câu 20 |
a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài, – Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải |
0, 5 0,25 0,25 |
Câu 21 |
a. – Việc phân loại rác sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải. b. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng |
0, 25 0,25 |
Câu 22 |
– Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. |
0,75 |
Câu 23 |
+ Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch dẫn phát triển. + Thực vật hạt kín sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc trong quả nên tránh được các tác động của môi trường. Quả và hạt đa dạng, nhiều kiểu phát tán khác nhau. – Nên thực vật hạt kín có mặt ở nhiều nơi. |
0,25 0,25 0,25 |
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TT | Chủ đề/Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Đọc hiểu |
Ngữ liệu: Văn bản văn học (truyện/ thơ) |
– Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt; chi tiết/ hình ảnh,… nổi bật của đoạn trích/văn bản. – Nhận biết công dụng của dấu chấm phẩy, nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ, trạng ngữ, từ mượn và hiện tượng vay từ mượn…trong đoạn trích/ văn bản,… – Nhận biết đặc điểm và loại văn bản; chức năng đoạn văn trong văn bản,…. |
– Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh… trong đoạn trích/văn bản. – Hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy, trạng ngữ; nghĩa của từ ngữ, trong đoạn trích/văn bản. – Hiểu tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa. – Hiểu cách đặt câu có trạng ngữ, biện pháp tu từ trong những ngữ cảnh khác nhau,… |
– Trình bày ý kiến, suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích/văn bản: + Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức. + Liên hệ những việc bản thân cần làm, … |
||
Tổng số | Số câu | 3 | 3 | 1 | 7 | ||
Số điểm | 1.5 | 1.5 | 1 | 4 | |||
Tỉ lệ | 15 % | 15 % | 10% | 40 % | |||
2 |
Làm văn |
|
|
|
|
Viết bài văn tự sự (kể lại một truyền thuyết/ cổ tích); nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) đời sống. |
|
Tổng | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 6 | 6 | |||||
Tỉ lệ | 60 % | 60 % | |||||
|
Tổng cộng | Số câu | 3 (Trắc nghiệm) | 3 (Trắc nghiệm + tự luận) | 1 (Tự luận) | 1 (Tự luận) | 8 |
Số điểm | 1.5 | 1.5 | 1 | 6 | 10 | ||
Tỉ lệ | 15 % | 15 % | 10 % | 60 % | 100 % |
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 |
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.
Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.
Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.
Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….
(Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi – Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512 )
Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?
A. Đặc điểm của con bọ ngựa.
B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.
C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.
D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.
Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?
A. bọ ngựa
B. nhỏ xíu
C. truyền thuyết
D. mềm mại
Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ địa điểm
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?
A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.
B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.
C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.
D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.
Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.
Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu).
II. Viết (6,0 điểm)
Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
I. Đọc hiểu
– Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | D | C | B | D |
– Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
0.5 |
– Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. (0,25) – Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. (0,25) |
– Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học. |
0.25 |
– Đạt ½ yêu cầu: + Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ . + Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. |
|
0 |
– HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu. |
– Câu 7: Tối đa được 1 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
1 |
– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) – Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5) |
– Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích. – Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. |
0.75 |
– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) – Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5) |
|
0.5 |
– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25) |
|
0.25 |
– HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp. – Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn. |
|
0 |
– HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết. – Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân. |
II. Viết
Tiêu chí | Nội dung/Mức độ | Điểm |
1 |
Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề) |
0,5 |
2 |
Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề) |
0,5 |
3 |
Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề) (Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS) |
3,5 |
4 |
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
5 |
Sáng tạo |
1 |
tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bo-de-thi-hoc-ki-2-lop-6-nam-2021-2022-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục