Giáo dục

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2020 – 2021

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề kiểm tra cuối học kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp thầy cô giáo dễ dàng tham khảo, ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Đề thi Vật lý 10 học kì 2 cũng chính là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp cho các em học sinh lớp 10 ôn thi thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem bài: Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 10

Tên

Chủ đề

Nhận biết

(Cấp độ 1)

Thông hiểu

(Cấp độ 2)

Vận dụng

( Cấp độ 3,4)

Cộng

Chủ đề 1: Các ĐL bảo toàn (10 tiết)

– Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ 2 vật.

– Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công

– Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.

Phát biểu được ĐLBT cơ năng và viết được hệ thức của định luật này

-Vận dụng được công thức tính động lượng để tìm các đại lượng có liên quan

-Vận dụng được các công thức

-Vận dụng được công thức tính động năng:

-Vận dụng được công thức tính thế năng và biến thiên thế năng trọng trường.

-Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật.

Số câu

(số điểm)

Tỉ lệ %

4 (≈ 1,33 đ)

13,3 %

5(≈1,67 đ)

16,7%

9 câu (3đ)

30%

Chủ đề 2: Chất khí ( 7 tiết)

-Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.

-Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

-Vận dụng được BT của định luật Bôi-lơ_ Mariot để tìm các đại lượng có liên quan

-Vận dụng được BT của định luật Sác-lơ

-Vận dụng được PTTT của khí lí tưởng= hằng số

-Vận dụng được mối quan hệ giữa V và T khi p= HS để tìm các đại lượng có liên quan

Số câu

(số điểm)

Tỉ lệ ( %)

2(≈0,67đ)

6,7%

4 (≈1,33 đ)

13,3%

6 câu(2,đ)

20%

Chủ đề 3: Cơ sở của nhiệt động lực học ( 4 tiết)

– Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.

– Nắm được hệ thức của nguyên lí I NĐLH và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức.

– Vận dụng được công thức

Q = mc Dt và phương trình cân bằng nhiệt QThu = QToa

– Vận dụng được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học

DU=A+Q

Số câu

(số điểm)

Tỉ lệ ( %)

2(≈0,67đ)

6,7%

2(≈0,67đ)

6,7%

4 câu

( 1,33đ)

13,3%

Chủ đề 4: Chất khí và chất lỏng. Sự chuyển thể ( 13 tiết)

– Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

– Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn.

– Viết được các công thức nở dài và nở khối.

– Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.

– Vận dụng được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn.

– Vận dụng được công thức nở dài, nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.

– Vận dụng được BT cña lùc c¨ng bÒ mÆt

– Vận dụng được công thức

Q = lm để giải các bài tập đơn giản.

Số câu

(số điểm)

Tỉ lệ ( %)

4 (≈1,33 đ)

13,3 %

7 (≈2,33 đ)

23,3%

11 câu

( 3,67đ)

36,7%

TS số câu (điểm)

Tỉ lệ %

12 (4 đ)

40%

18 (6đ)

60%

30 (10đ)

100 %

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Vật lí

Câu 1: Một người khối lượng m1 đang chạy với vận tốc thì nhảy lên một chiếc xe khối lượng m2 chạy phía trước với vận tốc ( < ) . Sau đó xe và người vẫn tiếp tục chuyển động theo phương cũ với vận tốc . Coi hệ người – xe là hệ kín, biểu thức tính độ lớn vận tốc xe sau khi người nhảy lên:

A. v=frac{m_{1} v_{1}+m_{2} v_{2}}{m_{1}+m_{2}}

B. v=frac{m_{1} v_{1}+m_{2} v_{2}}{m_{1}-m_{2}}

C. v=frac{m_{1} v_{1}-m_{2} v_{2}}{m_{1}+m_{2}}

D. v=frac{m_{1} v_{1}-m_{2} v_{2}}{m_{1}-m_{2}}

Câu 2: Biểu thức tính công tổng quát là:

A. mathrm{A}=frac{1}{2} m v^{2}

B. A=F s

C.mathrm{A}=frac{F s}{cos alpha}

D. A=F operatorname{scos} alpha

Câu 3: Chọn câu đúng. Với m không đổi, v tăng gấp ba thì động năng của vật sẽ:

A. tăng 3 lần.

B. tăng 6 lần.

C. tăng 9 lần.

D. tăng 2,5 lần.

Câu 4 : Chọn câu sai. Biểu thức định luật bảo toàn cơ năng là:

A. Wt+Wđ=const.

B. frac{mathrm{kx}^{2}}{2}+frac{mathrm{mv}^{2}}{2}=mathrm{const}

C. A =W2 –W1= DW

mathrm{D} cdot mathrm{mgz}+frac{mathrm{mv}^{2}}{2}=mathrm{const}

Câu 5: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích

B. Khối lượng

C. Áp suất

D. Nhiệt độ tuyệt đối

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của phân tử ?

A. Chuyển động không ngừng

B. Một nửa đứng yên một nửa chuyển động

C. Giữa các phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

Câu 7: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ?

A. DU = A với A > 0

B. DU = Q với Q > 0

C. DU = A với A < 0

D. DU = Q với Q <0

Câu 8: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng ?

A. Nội năng là nhiệt lượng.

B. Nội năng và nhiệt lượng có cùng đơn vị.

C. Nội năng là một dạng năng lượng

D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.

Câu 9: Công thức nào dưới đây diễn tả không đúng quy luật nở dài của vật rắn khi bị nung nóng ?

A. l=l_{0}(1+alpha Delta t)

B. Delta l=l-l_{0}=alpha l Delta t.

C. Delta l=l-l_{0}=alpha l_{0} Delta t.

D. frac{Delta l}{l_{0}}=frac{l-l_{0}}{l_{0}}=alpha Delta t.

Câu 10: Tại sao nước mưa không bị lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt ?

A. Vì vải bạt bị dính ướt nước.

B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước.

C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.

D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.

Câu 11: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh ?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ số đàn hồi k( hay độ cứng) của thanh thép? ( S : tiết diện ngang, l0 độ dài ban đầu của thanh ).

A. Tỉ lệ thuận với S , tỉ lệ thuận với l0.

B. Tỉ lệ thuận với S, tỉ lệ nghịch với l0 .

C. Tỉ lệ nghịch với S, tỉ lệ thuận với l0.

D. Tỉ lệ nghịch với S , tỉ lệ nghịch với l0.

Câu 13: Một quả bóng có khối lượng m = 0,3kg va chạm vào tường và nảy trở lại với

cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là 5m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của quả bóng. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

A. 1,5kg.m/s;

B. -3kg.m/s;

C. -1,5kg.m/s;

D. 3kg.m/s

Câu 14: Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103N. Lực thực hiện một công A = 15.106J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là:

A. 6km.

B. 5km.

C. 4km.

D. 3km.

Câu 15: Một vận động viên có khối lượng 50kg đang chạy với vận tốc 10m/s. Động năng của vận động viên này là:

A.500 J

B. 2500 J

C.5000 J

D. 250 J

Câu 16: Một vật ném thẳng đứng từ độ cao 15m (cách đất) với vận tốc 10m/s. Ở độ cao nào

(cách đất ) thế năng bằng động năng? (g = 10m/s2)

A. 20m

B. 12,5m

C. 10m

D. 7,5m

Câu 17: Một búa máy có khối lượng m=400kg có trọng tâm nằm cách mặt đất 3m. Khi búa đóng cọc, trọng tâm của nó hạ xuống tới độ cao 0,8m. Độ giảm thế năng của búa là: A. 8264J B. 6842 C. 8624J D. 6482J

Câu 18: Một khối khí đựơc nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng

thêm 0,75at. Áp suất ban đầu của khí là:

A. 1,5at.

B. 1at

C. 2,5at

D. 5at

Câu 19: Một bình cứng chứa một lượng khí nhất định ở nhiệt độ 30oC và áp suất 2 bar. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu để áp suất tăng lên gấp đôi?

A. 606K

B. 303K

C. 60,6K

D. 606oC

Câu 20: Một lượng khí đựng trong một xi lanh có pít-tông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15 lít, nhiệt độ 27oC và áp suất 2at. Khi pít-tông nén khí đến thể tích 12 lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5at. Nhiệt độ của khí trong pít-tông lúc này là :

A. 147oC

B. 70oC

C. 147oK

D. 100oC

Câu 21: Trong quá trình đẳng áp nhiệt độ ban đầu của khí là bao nhiêu nếu nung nóng thêm 30K thì thể tích nó tăng thêm 1% thể tích ban đầu.

A. 370C

B. 70C

C. 170C

D. 270C

Câu 22: Người ta truyền cho khí trong xi lanh nhiệt lượng 120 J. Khí nở ra thực hiện công 73,5 J. Độ biến thiên nội năng của khí là:

A. 193,5J

B. 46,5J

C. – 46,5J

D. Đáp số khác.

Câu 23: Thả một quả cầu bằng đồng khối lượng m1 được nung nóng tới 110oC vào một cốc đựng nước ở 15oC . Lượng nước trong cốc là 0,1kg. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước và của quả cầu bằng nhau và bằng 37oC. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho cốc và môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 128J/kg.K ,của nước là 4180J/kg.K. Tính m1

A. 9,8kg

B. 0,98kg

C. 0,098kg

D. 98kg

Câu 24: Treo một vật có khối lượng m vào một lò xo có hệ số đàn hồi 100N/m thì lò xo dãn ra 10cm. Khối lượng m nhận giá trị nào sau đây?

A. m =10g

B. m = 100g.

C. m = 1kg.

D. m = 10kg

Câu 25: Một thanh ray đường sắt có độ dài là 12,5m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Độ nở dài Δl của thanh ray này khi nhiệt độ ngoài trời 400C là bao nhiêu ?Cho α = 12.10-6K-1.

A. 0,60mm.

B. 0,45mm.

C. 6,0mm.

D. 4,5 mm.

Câu 26: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 00C để chuyển nó thành nước ở 200C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180J/(kg.K).

A, 1694,4 kJ.

B. 1794,4 kJ.

C. 1664,4 kJ.

D. 1684,4 kJ.

Câu 27: Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8m có đường kính 0,8mm. Khi bị kéo bằng một lực 25N thì nó dãn ra một đoạn bằng 1mm. Suất Y- âng của đồng thau là :

A. E= 8,95. 109Pa.

B. E = 8,95. 1010Pa.

C. E = 8,95.1011 Pa

D. E = 8,95. 1012 Pa

Câu 28: Một tấm đồng hình vuông ở 0oC có cạnh dài 50cm. Cần nung nóng tới nhiệt độ t bằng bao nhiêu để diện tích của đồng tăng thêm 16 cm2 ? Hệ số nở dài của đồng là 17.10-6 K-1.

A. t488oC

B. t188oC

C. t800 oC

D. t110 oC

Câu 29: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:

A.σ =18,3.10-3N/m

B.σ =18,3.10-4 N/m

C. σ =18,3.10-5 N/m

D. σ =18,3.10-6 N/m

Câu 30: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44 mm. Trọng lượng vòng xuyến là 45mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixêrin ở 200C là 64,3mN. Hệ số căng bề mặt của glixêrin ở nhiệt độ này là:

A. 73.10-3 N/m

B. 730.10-3 N/m

C. 173.10-3 N/m

D. 0,73.10-3 N/m

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý

Sử dụng thang điểm 30, mỗi câu trắc nghiệm làm đúng cho 1 điểm. Tính điểm cả bài kiểm tra sau đó qui đổi ra thang điểm 10 và làm tròn số theo qui tắc.

(10 nhân X chia cho Xmax ; X là số điểm đạt được của HS; Xmax là tổng số điểm của đề)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
ĐA A D C C B B D A B C C B B D B
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
ĐA C A A A C D B B C D A B B A A

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/bo-de-thi-ho%cc%a3c-ki-2-mon-vat-ly-lop-10-nam-2020-2021/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button