Công thức Hóa HọcGiáo dục

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O đây là bài hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phản ứng, đây cũng là câu hỏi luôn có trong đề thi Trung học Phổ thông Quốc Gia. Các bạn có thể tham khảo tài liệu bên dưới để có thể nắm chắc kiến thức bài học.

Phương trình phản ứng điều chế từ ancol etylic ra axit axetic

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Bạn đang xem bài: C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Điều kiện phản ứng Phản ứng ancol etylic ra axit axetic

Điều kiện khác: men giấm

Cách thực hiện phản ứng Phản ứng C2H5OH ra CH3COOH

Để sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng

Thông tin thêm điều chế axit axetic

CH3COOH chính là giấm ăn, và đây cũng là phương pháp sản xuất giấm ăn bằng cách lên men dung dịch rượu etylic loãng

Ứng dụng của CH3COOH

Axit axetic được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tạo ra polyme ứng dụng trong sơn, chất kết dính, là dung môi hòa tan các chất hóa học, sản xuất và bảo quản thực phẩm, đặc biệt dùng để sản xuất giấm.

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Số đồng phân axit ứng với công thức C4H8O2

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Đáp án A

Câu 2. Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2.

B. CnH2n+2O2.

C. CnH2n+1O2.

D. CnH2n-1O2.

Đáp án A

Câu 3. Dãy chất tác dụng với axit axetic là

A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4; C2H5OH.

B. CuO; Ba(OH)2; Zn; Na2CO3; C2H5OH.

C. Ag; Cu(OH)2; ZnO; H2SO4; C2H5OH.

D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Đáp án B

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 24 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10%. Khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng là

A. 340 gam.

B. 320 gam.

C. 380 gam.

D. 360 gam.

Đáp án D

Câu 5. Hòa tan 20 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra (đktc) là

A. 3,36 lít.

B. 4,48 lít.

C. 5,60 lít.

D. 2,24 lít.

Đáp án B

Câu 6. Dung dịch axit axetic không phản ứng được với

A. Mg.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. NaNO3.

Đáp án D

A. Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2

B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

C. 15CH3COOH + 10NaHCO3 → 10CH3COONa + 2H2O + 20CO2

Câu 7. Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic.

(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án D

Câu 8. Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:

A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.

D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Đáp án B

Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic?

A. Pha giấm ăn

B. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng

C. Sản xuất cồn

D. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo

Đáp án C

Câu 10: Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

A. Na

B. Dung dịch AgNO3

C. CaCO3

D. Dung dịch NaCl

Đáp án C

Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH ta dùng CaCO3

Vì CH3COOH phản ứng với CaCO3 tạo ra khí

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Câu 11: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic

(2) Oxi hóa không hoàn toàn andehit axetic

(3) Oxi hóa không hoàn toàn Butan

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra axit axetic là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án D

Câu 12: Yếu tố nào không làm tăng hiệu suất phản ứng este hóa giữa axit axetic và etanol?

A. Dùng H2SO4 đặc làm xúc tác

B. Chưng cất este tạo ra

C. Tăng nồng độ axit hoặc ancol

D. Lấy số mol ancol và axit bằng nhau

Đáp án D

Câu 13: Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro

B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn

D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi

Đáp án B

Câu 14. Thực hiện thí nghiệm sau: nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào cốc đựng một mẩu đá vôi. Sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra

A. Mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, không thấy có khí thoát ra.

B. mẩu đó vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, thấy có khí không màu thoát ra.

C. Mẩu đá vôi tan dần, thấy có khí màu lục nhạt thoát ra.

D. mẩu đá vôi không thay đổi do axit axetic yếu hơn axit cacbonic

Đáp án B

Câu 15. So sánh nhiệt độ sôi của các chất: Axit axetic (CH3COOH) , axeton (CH3COCH3), propan (CH3CH2CH3), etanol (C2H5OH)

A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH

B. C2H5OH > CH3COOH >CH3CH2CH3 > CH3COCH3

C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

D. C2H5OH > CH3COCH3 > CH3COOH >CH3CH2CH3

Đáp án C

Trên đây mình đã giới thiệu tới các bạn phương trình phản ứng C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O. Hi vọng với tài liệu trên có thể giải đáp cho bạn những thắc mắc của bả thân. Chúc bạn thành công trong học tập.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button