Giáo dục

Cách viết công thức Lewis đơn giản, dễ hiểu nhất

Công thức Lewis dùng để biểu diễn sự hình thành liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong một phân tử. Công thức Lewis của một phần tử được xây dựng từ công thức electron của phân tử, trong đó mỗi cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết được thay bằng một gạch nối ““.

Công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của một số phân tử
Công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của một số phân tử

Ví dụ: Viết công thức Lewis của SO2, SO3, N2, NO2, HNO3, H2S, SF6, C2H2

Bạn đang xem bài: Cách viết công thức Lewis đơn giản, dễ hiểu nhất

Viết Công thức Lewis của HCN

Bước 1: C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị, N có 5 electron hóa trị.

⇒ Tổng số electron hóa trị là: 4 + 1 + 5 = 10 electron.

Bước 2: Sơ đồ khung biểu diễn liên kết của phân tử HCN

Viết công thức Lewis của các phân tử HCN, SO3

Bước 3: Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là: 10 – 2 × 2 = 6 electron

Hoàn thiện octet cho nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong sơ đồ:

Sử dụng 6 electron này để tạo octet cho N trước

Viết công thức Lewis của các phân tử HCN, SO3

Bước 4: Đã sử dụng hết 6 electron để tạo octet cho N. Tuy nhiên C chưa đủ octet nên ta chuyển 2 cặp electron của nguyên tử N tạo thành cặp electron dùng chung giữa C và N. Nguyên tử H đã đủ octet

Vậy công thức Lewis của HCN là:

Viết công thức Lewis của các phân tử HCN, SO3

Viết Công thức Lewis của SO3

+ Bước 1: S có 6 electron hóa trị, O có 6 electron hóa trị. Trong phân tử SO3, có 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O

⇒ Tổng số electron hóa trị là: 1.6 + 3.6 = 24 electron

+ Bước 2: Sơ đồ khung biểu diễn liên kết của phân tử SO3

S có độ âm điện nhỏ hơn nên S là nguyên tử trung tâm.

công thức lewis của SO3

+ Bước 3: Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là: 24 – 2.3 = 18 electron

Hoàn thiện octet cho nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong sơ đồ:

Sử dụng 18 electron này để tạo octet cho O trước (vì O có độ âm điện cao hơn)

công thức lewis của SO3

+ Bước 4: Đã sử dụng hết 18 electron để tạo octet cho O. Tuy nhiên S chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử O tạo thành cặp electron dùng chung.

Công thức Lewis của SO3 là:

công thức lewis của SO3

Viết Công thức Lewis của NH3

Bước 1. Tổng số electron hóa trị = 1.5 + 3.1 = 8 electron

Bước 2. Trong phân tử NH3, nguyên tử N cần 3 electron để đạt octet, nguyên tử H cần 1 electron hóa trị để đạt octet. Vì vậy, N là nguyên tử trung tâm, còn các nguyên tử H được xếp xung quanh:

Trình bày các bước để viết công thức Lewis của phân tử NH3

Bước 3. Nguyên tử H đã đạt octet.

Bước 4. Số electron hóa trị còn lại là: 8 – 2.3 = 2

⇒ Chuyển 2 electron còn lại vào nguyên tử N để đạt octet, thu được công thức Lewis của phân tử NH3.

Trình bày các bước để viết công thức Lewis của phân tử NH3

Viết Công thức Lewis của N2

+ Bước 1. Số electron hóa trị là 5.2 = 10 electron

+ Bước 2. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N cần 3 electron để đạt octet.

Công thức Lewis của N2

+ Bước 3. Mỗi nguyên tử N cần 6 electron hóa trị để đạt octet:

Công thức Lewis của N2

+ Bước 4. Số electron hóa trị còn lại là: 10 – 6.2 – 2.1 = – 4

– Số electron hóa trị của nguyên tử N là 5, nên để đạt octet mỗi nguyên tử N sẽ góp chung 3 electron hóa trị để tạo liên kết với nhau.

Công thức Lewis của phân tử N2 là:

Công thức Lewis của N2

Viết Công thức Lewis của SO2 

+ Bước 1. Số electron hóa trị là 1.6 + 2.6 = 18 electron.

+ Bước 2. Trong phân tử SO2, nguyên tử S cần 2 electron để đạt octet, nguyên tử O cần 2 electron hóa trị để đạt octet. Vì vậy, S là nguyên tử trung tâm, còn nguyên tử O được xếp xung quanh:

Công thức lewis của SO2

+ Bước 3. Hoàn thiện octet cho nguyên tử O:

Công thức lewis của SO2

+ Bước 4. Số electron hóa trị còn lại: 18 – 2.2 – 2.6 = 2

Sử dụng 2 electron này để tạo octet cho S.

Nguyên tử S có 4 electron hóa trị nên 1 nguyên tử O sẽ dùng 1 cặp electron để tạo liên kết với S và nguyên tử S còn 1 đôi electron chưa tham gia liên kết.

Công thức Lewis của SO2 là:

Công thức lewis của SO2

Viết Công thức Lewis của nitric acid HNO3

Bước 1: N có 5 electron hóa trị, O có 6 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử HNO3, có 1 nguyên tử H, 3 nguyên tử O và 1 nguyên tử N

⇒ Tổng số electron hóa trị N1 = 1.1 + 3.6 + 1.5 = 24 electron

Bước 2: Vẽ khung tạo bởi các nguyên tử liên kết với nhau:

Xác định công thức Lewis của nitric acid HNO3. Cho biết nguyên tử H liên kết với O

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 4.2 = 8 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 24 – 8 = 16 electron

Bước 3: Sử dụng N3 = 16 electron để tạo octet cho O trước

Xác định công thức Lewis của nitric acid HNO3. Cho biết nguyên tử H liên kết với O

Bước 4: Đã sử dụng hết 16 electron để tạo octet cho O. Tuy nhiên N chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử O bên phải tạo thành cặp electron dùng chung.

Chung cho hai nguyên tử O và N

Xác định công thức Lewis của nitric acid HNO3. Cho biết nguyên tử H liên kết với O

Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4

– Phân tử CS2: Mỗi nguyên tử S sẽ góp chung 2 electron mới nguyên tử C tạo thành 4 cặp electron dùng chung được biểu thị bằng 4 gạch nối.

Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4 (ảnh 1)

– Phân tử SCl2: Mỗi nguyên tử Cl sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử S để tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4 (ảnh 1)

– Phân tử CCl4: Mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron với nguyên tử C để tạo thành 4 cặp electron dùng chung.

Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4 (ảnh 1)

*****************

Trên đây là bài học về Công thức Lewis chi tiết, đầy đủ nhất. Hy vọng các em đã biết cách viết công thức Lewis của các phân tử. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra nhé.

Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/cach-viet-cong-thuc-lewis/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button