Giáo dục

Cách viết phương trình đường tròn đi qua 2 điểm – Toán 10 chuyên đề

Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu Cách viết phương trình đường tròn đi qua 2 điểm – Toán 10 chuyên đề

Viết phương trình đường tròn (C) đi qua 2 điểm có bán kính R; hoặc đi qua 2 điểm tiếp xúc với đường thẳng (d); hoặc đi qua 2 điểm có tâm nằm trên đường thẳng (Δ) cũng là dạng toán phổ biến. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách giải bài tập dạng này ngay sau đây.

* Cách giải bài tập viết phương trình đường tròn (C) đi qua 2 điểm

Tùy từng trường hợp, bài sẽ cho đường tròn (C) đi qua 2 điểm có bán kính R;

hoặc đường tròn (C) có đường kính AB và tọa độ điểm A, điểm B;

hoặc đường tròn (C) đi qua 2 điểm và có tâm nằm trên đường thẳng (d);

hoặc đường tròn (C) đia qua 2 điểm và tiếp xúc với một đường thẳng (Δ);

Về cơ bản chúng ta cần thực hiện:

– Tìm toạ độ tâm I(a;b) của đường tròn (C)

– Tìm bán kính R của (C)

– Viết phương trình đường tròn (C) dạng: (x – a)2 + (y – b)2 = R2

Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng vận dụng vào giải một số bài tập minh họa.

* Ví dụ 1: Viết phương trình đường tròn (C) trong biết (C) đi qua 2 điểm AB với A(1;1), B(5,3) và nhận AB là đường kính.

* Lời giải:

– Vì đường tròn (C) có đường kính AB với A(1;1), B(5,3).

– Ta có toạ độ tâm I của (C) là trung điểm A,B là:

 

– Bán kính 

⇒ Đường tròn (C) có tâm I(3;2) và bán kính  có pt:

(x – 3)2 + (y – 2)2 = 5

* Ví dụ 2: Viết phương trình đường tròn (C) đi qua 2 điểm A(2;0), B(3;1) và có bán kính R = 5.

* Lời giải:

– Giả sử đường tròn (C) có tâm I(a;b)

Vì đường tròn (C) đi qua 2 điểm A, B nên ta có:

IA = 5 ⇒ IA2 = R2 = 25

⇒ (a – 2)2 + (b – 0)2 = 25

⇒ a2 – 4a + 4 + b2 = 25

⇒ a2 – 4a + b2 = 21 (1)

IB = 5 ⇒ IB2 = R2 = 25

⇒ (a – 3)2 + (b – 1)2 = 25

⇒ a2 – 6a + 9 + b2 – 2b + 1 = 15

⇒ a2 – 6a + b2 – 2b = 15  (2)

Lấy (1) trừ (2) vế với vế ta được:

2a + 2b = 6 ⇒ a + b = 3

⇒ a = 3 – b  (3)

thay trở lại pt (1) ta có

(3 – b)2 – 4(3 – b) + b2 = 21

⇒ b2 – 6b + 9 – 12 + 4b + b2 = 21

⇒ 2b2 – 2b = 24

⇒ b2 – b -12 = 0

Giải phương trình bậc 2 với ẩn là b này ta được nghiệm b1 = -3 và b2 = 4

Với b = -3 thì từ pt (3) ⇒ a = 6 ⇒ I(6; -3)

Với b = 4 thì từ pt (3) ⇒ a = -1 ⇒ I(-1; 4)

Vậy ta có 2 đường tròn thỏa là:

(C1): (x – 6)2 + (y + 3)2 = 25

(C2): (x + 1)2 + (y – 4)2 = 25

* Ví dụ 3: Viết phương trình đường tròn (C) đi qua 2 điểm A(0;1), B(1;0) và có tâm nằm trên đường thẳng (d): x + y + 2 = 0

* Lời giải:

– Giả sử đường tròn (C) có tâm I(a;b),

Vì I(a,b) thuộc đường thẳng x + y + 2 = 0 nên ta có: a + b + 2 = 0 (1)

vì (C) đi qua 2 điểm A(0;1), B(1;0) nên ta có R = IA = IB ⇒ IA2 = IB2

⇒ (xA – xI)2 + (yA – yI)2 = (xB – xI)2 + (yB – yI)2

⇒ (a – 0)2 + (b – 1)2 = (a – 1)2 + (b – 0)2

⇒ a2 + b2 – 2b + 1 = a2 – 2a + 1 + b2

⇒ 2b = 2a ⇒ a = b  (2)

thay vào pt (1) ta được a = b = -1

và R2 = IA2 = 12 + 22 = 5

Vậy phương trình đường tròn (C) đi qua 2 điểm A(0;1), B(1;0) và có tâm I(-1;-1) là:

(x + 1)2 + (y + 1)2 = 5

* Ví dụ 4: Viết phương trình đường tròn (C) đi qua 2 điểm A(-1;0), B(1,2) và tiếp xúc với đường thẳng (d): x – y – 1 = 0

* Lời giải:

– Gọi I(a;b) là tâm đường tròn và R là bán kính của đường tròn (C).

– Khi đó khoảng cách từ tâm I của (C) đến đường thẳng (d) là:

 (1)

Vì A, B là 2 điểm thuộc đường tròn nên ta có:

(-1 – a)2 + b2 =  R2   (2)

(1 – a)2 + (2 – b)2 = R2  (3)

Từ (2) và (3) có: (1 + a)2 + b2 = (1 – a)2 + (2 – b)2

⇒ 1 + 2a + a2 + b2 = 1 – 2a + a2 + 4 – 4b + b2

⇒ 2a + 1 = -2a – 4b + 5

⇒ 4a + 4b = 4

⇒ a + b = 1  (4)

Từ (1) và (2) lại có:

(a – b – 1)2 = 2[(1 + a)2 + b2]

⇒ 1 + a2 + b2 + 2ab – 6a – 2b = 0

⇒ 1 + (a + b)2 + 6(a + b) – 8b = 0

mà theo (4) thì: a + b = 1 nên

⇒ 1 + 12 + 6 – 8b = 0

⇒ b = 1 và từ (4) ⇒ a = 0

⇒ R2 = 2.

Vậy phương trình đường tròn (C) là: x2 + (y – 1)2 = 2

Như vậy với Cách viết phương trình đường tròn đi qua 2 điểm và ví dụ cụ thể ở trên, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá hy vọng bài viết giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cach-viet-phuong-trinh-duong-tron-di-qua-2-diem/

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button