Giáo dục

Cách viết phương trình đường trung trực của 1 đoạn thẳng – Toán 10 chuyên đề

Cùng Tmdl.edu.vn tìm hiểu Cách viết phương trình đường trung trực của 1 đoạn thẳng – Toán 10 chuyên đề

Vậy cách viết phương trình đường trung trực của một đoạn thẳng như thế nào? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và cùng xem các bài tập và ví dụ minh họa để hiểu rõ nhé.

Bạn đang xem bài: Cách viết phương trình đường trung trực của 1 đoạn thẳng – Toán 10 chuyên đề

Các em có thể xem lại nội dung phương trình tổng quát, phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng nếu các em chưa nhớ rõ phần kiến thức này.

° Cách viết phương trình đường trung trực của một đoạn thẳng

Đường trung trực của đoạn thẳng AB chính là đường thẳng đi qua trung điểm I của đoạn thẳng này và nhận vectơ 1622534782hpkro4r750 làm VTPT (như vậy dạng bài tập này tương trở về cách viết phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm và có vectơ pháp tuyến n). Cụ thể

– Cho hai điểm A(xA; yA) và điểm B(xB; yB). Viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng AB:

+ Gọi (d) là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Khi đó (d) đi qua trung điểm M của AB và d vuông góc AB.

⇒ Phương trình đường thẳng (d) đi qua M và có VTPT 1650957333sfv05fcaro

⇒ Phương trình đường thẳng d.

* Ví dụ 1: Viết phương trình đường thẳng (d) vuông góc với đường thẳng AB và đi qua trung điểm của AB biết: A(3;-1) và B(5;3).

* Lời giải:

– Vì (d) vuông góc với AB nên nhận 1622534782hpkro4r750 = (2;4) làm vectơ pháp tuyến

– Mặt khác (d) đi qua trung điểm I của AB, và I có toạ độ:

xi = (xA+xB)/2 = (3+5)/2 = 4;

yi = (yA+yB)/2 = (-1+3)/2 = 1;

⇒ toạ độ của I(4;1)

⇒ Vậy (d) đi qua I(4;1) có VTPT 1650957333sfv05fcaro = (2;4) có PTTQ là:

2(x – 4) + 4(y – 1) = 0

⇔ 2x + 4y -12 = 0

⇔ x + 2y – 6 = 0.

* Ví dụ 2: Viết phương trình đường trung trực của đoạn AB biết A(-2; 3) và B(4; -1).

* Lời giải:

+ Gọi M là trung điểm của đoạn AB, khi đó, ta có:

1650957337wervu6rtsd

1650957339mmepo0epg3

⇒ Tọa độ điểm M(1;1)

– Ta lại có:  = (6; -4) = 2(3;-2)

– Ta gọi (d) là đường thẳng trung trực của AB, khi đó:

(d) qua M( 1; 1) và nhận 1650957333sfv05fcaro=(3;-2) làm VTPT.

⇒ Phương trình (d) là: 3(x – 1) – 2(y – 1) = 0

Hay (d): 3x – 2y – 1 = 0

* Ví dụ 3: Viết phương trình đường trung trực của đoạn AB biết A(1;-4) và B(5;2).

* Lời giải:

– Gọi I là trung điểm của AB, khi đó tọa độ của điểm I là:

1650957346lwt8eokso0 1

1650957348mn9ec9473f

⇒ Tọa độ điểm I(3;-1)

– Lại có: gif=(4;6)=2.(2;3)

– Gọi (d) là trung trực đoạn AB khi đó:

(d) qua I(3;-1) và nhận 1650957333sfv05fcaro =(2;3) làm VTPT.

⇒ Phương trình (d) là: 2(x – 3) + 3(y + 1) = 0

Hay (d): 2x + 3y – 3 = 0

 

° Ngoài cách đã hướng dẫn ở trên, các em có thể dùng cách khác vận dụng công thức tính chiều dài.

– Gọi M(x; y) là điểm bất kỳ thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB. Khi đó, ta có: MA = MB.

Mặt khác, thì: MA= (xA – xM)2 + (yA – yM)2

MB= (xB – xM)2 + (yA – yM)2

Và từ MA = MB ta được kết quả.

 

Hy vọng với bài viết Cách viết phương trình đường trung trực của 1 đoạn thẳng ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Tmdl.edu.vn ghi nhận và hỗ trợ. Chúc các em học tập tốt!

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button