Giáo dục

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất (15 Mẫu)

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt lớp 9 ngắn gọn, hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy cùng 15 bài văn mẫu được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá chọn lọc từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng. Đồng thời sẽ là tài liệu quý giúp các em trau dồi vốn từ, củng cố kiến thức để viết bài cảm nhận thật Bếp lửa thật hay, thật cuốn hút.

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Bạn đang xem bài: Cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất (15 Mẫu)

Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Bếp lửa là những tình cảm thiết tha, cảm động của Bằng Việt dành cho người bà của mình cùng những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa. Mời các em tham khảo những bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Bếp lửa để tìm hiểu về những kỉ niệm cảm động bên bà và tình cảm kính yêu, biết ơn trân trọng của người cháu đối với bà.

Sơ đồ tư duy Cảm nhận bài thơ Bếp lửa

Sơ đồ tư duy Cảm nhận bài thơ Bếp lửa
Sơ đồ tư duy Cảm nhận bài thơ Bếp lửa

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Mẫu 1

1. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Bằng Việt: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ

Giới thiệu nội dung cảm nhận văn học: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô, chủ đề bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía

2. Thân bài

– Hình ảnh bếp lửa chờn vờn, ấp iu gợi nhớ đến người bà nhóm bếp trong lòng tác giả

– Bà trải qua nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn qua bao năm tháng

– Bếp lửa gắn với tuổi thơ của cháu cùng bà:

+ 8 năm cùng bà nhóm bếp, khói hun nhèm mắt, sống mũi cay

+ Được bà dạy cho làm, chăm cho học

+ Được bà thấy ba mẹ chăm bẵm lớn khôn từng ngày

+ Tiếng tu hú gọi khát khao được trở về bên bà

– Tình cảm của cháu ở phương xa:

+ Dù nơi ở mới có những tiện nghi, đủ đầy nhưng cháu không thể quên những năm tháng vất vả bên bà xưa kia.

+ Nỗi nhớ bà vẫn luôn thường trực trong tim cháu mỗi ngày, mỗi sớm mai.

+ Nỗi nhớ nhà hòa trong nỗi nhớ quê hương, đất nước mình.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Nêu cảm nhận của bản thân.

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Mẫu 2

1. Mở bài:

– Giới thiệu qua về xuất xứ của tác phẩm: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được sáng tác vào năm 1963 khi tác giả đang đi tu nghiệp tại Nga giữa trời đông buốt giá, trong tâm trạng nhớ quê hương, tác giả Bằng Việt đã viết ra bài thơ với những rung động từ tận đáy lòng.

2. Thân bài:

– Ngay từ khổ thơ đầu tiên hình ảnh chiếc bếp lửa hiện lên vừa xa, vừa gần, vừa thực vừa hư: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm”. Nó như là sự khắc khoải của tác giả về một miền ký ức dù đã bị thời gian vùi lấp, nhưng chưa bao giờ lãng quên mà chỉ chờ cơ hội để quay trở về đánh thức nỗi nhớ trong lòng tác giả.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

– Hình ảnh người bà như bà tiên trong chuyện cổ tích hiện lên đầy rõ nét chân thực chứ không ẩn hiện, hư thực như chiếc bếp lửa. Hình ảnh người bà thân thương luôn chở che cho con cháu được tác giả nhắc tới đầy cảm xúc bằng những lời lẽ hết sức mộc mạc, giản dị.

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

– Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đã vẽ rõ nét hơn bức tranh về quê hương về vùng quê nơi có những người thân yêu của mình. Trong đó tác giả nhắc tới mùi khói cái mùi thơm thơm ngai ngái mà bất kỳ ai đã từng đun cơm bằng bếp lửa cháy bằng rơm rạ ở những vùng quê sau mùa gặt đều nhớ mãi.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

– Những lời thơ như thấm đẫm những dòng nước mắt chứa đựng biết bao tâm sự của người cháu muốn nói với bà về quá khứ bi ai nhưng cũng nhiều kỷ niệm, khắc cốt ghi tâm.

– Tiếng tu hú hiện lên trong những vần thơ làm cho lời thơ bỗng nhiên vang vọng giống như tiếng réo gọi từ quá khứ gọi về. Tiếng tu hú xuất hiện làm nhịp thơ trở nên nhanh hơn bồi hồi xúc động hơn nó như nhịp tim của tác giả đang loạn nhịp khi nhớ về một miền quê ký ức.

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”

– Ở những câu thơ này hình ảnh người bà và cháu ở bên nhau như những kỷ niệm êm đềm, nhưng cũng đầy hiu quạnh.

– Trong cuộc kháng chiến đầy cam go khốc liệt những người có sức khỏe thường đi xa để làm ăn hoặc đi kháng chiến, ở lại làng quê chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ những thành phần yếu ớt, tự nương tựa vào nhau để sống.

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

– Trong khổ thơ này tác giả đã khéo léo hòa nỗi đau riêng của mình của cá nhân một gia đình, một ngôi làng vào nỗi đau chung của toàn dân tộc.

– Qua những câu thơ “giặc đốt làng” tác giả đã tố cáo tội ác của giặc khi chà đạp lên những vùng quê Việt Nam, nơi chỉ có toàn người già trẻ nhỏ không có sức chống cự nhưng chúng vẫn không tha.

– Tấm lòng của bà thật không từ ngữ nào có thể tả hết được sự hiên ngang, tinh thần hy sinh quả cảm.

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”.

– Hình ảnh bếp lửa và người bà hiện lên mang theo sự ấm áp, mang theo sự kiên cường, không ngại hy sinh. Ở những câu cuối một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

“Giờ cháu đã đi xa.

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

– Hình ảnh trong khổ thơ cuối tác giả đã trở về với hiện thực khi mình đã đi xa bà, xa quê hương, được hưởng lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng chưa giây phút nào hình ảnh người bà và chiếc bếp lửa thân thương gắn liền với tuổi thơ lam lũ bị tác giả quên lãng.

3. Kết bài

– Bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay của thi ca Việt Nam đọc xong bài thơ mỗi chúng ta đều muốn được chạy về nhà để sà vào lòng bà để mà được nghe bà hát ru trong những trưa hè oi ả.

20 Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 1

Bằng Việt sinh năm 1941, quê tỉnh Hà Tây. Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. Thơ Bằng Việt sâu trầm, tinh tế, bình dị dễ làm lay động lòng người. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả rời xa quê hương học ngành luật ở Nga. Từ xa tổ quốc, nhà thơ bồi hồi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ, nhớ về quê hương vẫn còn đang trong cuộc chiến đau thương mất mát. Đặc biệt hình ảnh bếp lửa nồng đượm và người bà hiền hậu đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Mở đầu bài thơ hiện lên hình ảnh bếp lửa ấm áp trong làn sương lạnh chốn đồng quê:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh Bếp lửa như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. Đoạn thơ làm hiện hình lên trong tâm trí người đọc hình ảnh bếp lửa quen thuộc, gần gũi của chốn đồng quê Việt Nam bình dị hiền hòa. Một bếp lửa nhỏ lẩn khuất trong sương trong gió nhưng luôn nồng đượm và ấm áp. Trong mái lá nhà tranh, e ấp trong lũy tre làng từng đêm từng ngày bếp lửa tắt rồi lại được nhóm lên.

Mấy ai là người Việt Nam mà không nhớ đến hình ảnh ấy. Bằng Việt đã lọc bỏ hết mọi yếu tố xung quanh để cho bếp lửa trở thành hình ảnh trung tâm, gây chú ý sâu sắc đối với người đọc. Ánh sáng và hơi ấm dường như tỏa khắp không gian, ấm vào cả lòng người.

Bếp lửa ấy không yên lặng mà nó luôn vận động. Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức. Ngọn lửa hắt hiu, chờn vờn theo gió, ấp iu biết bao nồng đượm, biết bao tình cảm mến yêu của con người. Hai từ láy “ấp iu” gợi nhớ đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp hằng ngày.

Từ đôi bàn tay cằn cỗi bà, ngọn lửa đã cháy lên. Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương vốn đã rất nồng ấm trong tim người cháu: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà. Ngọn lửa ấy đã trải qua bao nắng mưa gió rét để bùng cháy lên mỗi sớm, mỗi chiều. Ngọn lửa ấy cháy lên cùng với niềm vui, ánh sáng và niềm tin vững chắc vào cuộc sống dù đang còn biết bao gian khổ, nguy nan.

Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

Từ hình ảnh bếp lửa trong tâm tưởng, nhà thơ tìm về với kí ức tuổi thơ những ngày sống cùng bà. Nhà thơ nhớ rất rõ từng giai đoạn thời gian bởi nó gắn với những kỉ niệm không thể nào quên. Hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa gắn với người bà. Cụm từ bếp lửa được lặp lại, khắc họa rõ nét và làm hiện hình bếp lửa ấm áp và xa vời trong kí ức, từ hình ảnh bếp lửa bà tư về với quá khứ xa xôi năm 4 tuổi:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống có nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn. Năm lên bốn tuổi, người cháu đã biết cùng bà nhóm lửa. Đó cũng là kỉ niệm xa xôi nhất trong kí ức mà người cháu còn nhớ được. Năm đó cũng là năm “đói mòn đói mỏi”. Cái đói khủng khiếp, cùng cực hiện rõ trong hình ảnh con ngựa kéo xe:

“Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”

Đó chính là năm 1945, năm nạn đói xảy ra trên toàn miền Bắc. Sau khi vừa thoát khỏi chiến tranh, nước ta lại rơi vào những khó khăn, thách thức ghê gớm: nền kinh tế kiệt quệ, thiên tai, hạn hán liên tiếp xảy ra khiến cho công việc sản xuất ngưng trệ, mất mùa liên miên. Toàn miền Bắc rơi vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử. Thêm vào đó dịch bệnh bùng phát khắp nơi. Trải qua giai đoạn đen tối đó có tới hơn 2 triệu người chết.

Quả thật, may mắn cho những ai vượt qua được nạn đói ấy. Cho đến bây giờ, nhớ về thời điểm ấy, tác giả vẫn còn thấy cay cay trong đôi mắt. Cay bởi vì khói bếp. Cay vì bởi thường bà, thương dân tộc phải quan vũ trong cơn bi cực của đời người. Kí ức đau thương ấy, mùi khói quen thuộc ấy cho đến bây giờ như còn vương vấn đâu đây.

Thời gian đi qua, đủ sức để làm nhạt phai tất cả. Nhưng, những kỉ niệm bên bà nhóm lửa trong suốt tám năm ròng không thể nào phai mờ trong kí ức:

“Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế,
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

“Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa” cũng tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, gian truân, cực nhọc nhưng đầy tình yêu thương. Cách dẫn thời gian dài đằng đẵng gợi lên những tháng năm lầm lũi trong cuộc sống đói nghèo. Bố mẹ đi kháng chiến, tám năm cháu ở cùng bà.

Tám năm, người bà thay bố thay mẹ chăm sóc, dưỡng nuôi và bảo vệ người cháu trước bao hiểm nguy, trắc trở. Chính bà là người đã dạy dỗ cháu nên người. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên.

Từng ngày, từng ngày bếp lửa lại được nhóm lên cùng những bài học, những câu chuyện cùng lời nhắc nhở ân cần của bà. Bếp lửa như là dấu hiệu để mở đầu cho mọi hoạt động, dẫn dắt con người đi vào cuộc sống. Mỗi sớm bếp lửa cháy lên mở đầu ngày mới. Mỗi chiều bếp lửa lại cháy lên để khép lại một ngày và mở ra một miền sáng mới ấm áp và thân thương của sự đoàn tụ.

Mỗi ngày, người cháu chứng kiến bà nhóm lửa. Từ những que củi vô tri, ngọn lửa ấm cháy lên như một phép màu. tưởng như dễ dàng nhưng không phải thế. những ngày mưa gió, củi ướt rơm ẩm, nhóm được bếp lửa quả thật gian nan biết chừng nào. Thế nên người cháu mỗi lần nhóm bếp lửa mà nghĩ về biết bao khó nhọc của bà.

Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về. Tiếng chim tu hú được nhắc lại đến bốn lần tạo nên một sự ám ảnh lớn.

Lần thứ nhất, tiếng tu hú văng vẳng trên những cánh đồng xa, heo hút trong sương mờ, khói xám: “Tu hú kêu trên những cánh đồng xa” Lần thứ hai, nó lặp lại ngay sau đó trong câu hỏi đầy mến yêu: “Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?” . Lần thứ ba, tiếng tu hú thê thiết đi sâu vào nỗi buồn sâu thăm thẳm: “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”. Lần thứ tư trong lời tha thiết gọi mời của tác giả: Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Trong không gian đồng quê tiêu điều, sơ xác, tiếng chim tu hú gợi nên một nỗi buồn bã và sợ hãi khôn cùng. trong bài thơ “Tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ cũng gợi tả tiếng chim tu hú gắn liền với hình ảnh cha già, với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên tươi đẹp, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, buồn thương và tiếc nuối.

Trong tâm lí con người, con chim tu hú luôn mang đến cho con người những điều không may mắn. Nó là đại diện của những gì xấu xa, ma quái, đầy chết chóc. Tiếng kêu u uất, đứt quãng, sầu bi của loài chim giấu mặt này luôn khiến cho người ta bất an, lo lắng. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong.

Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà. Có lẽ, lúc ấy tác giả không hề biết điều đó, lắng nghe âm thanh tiếng chim như dấu hiệu duy nhất với niềm tin vào sự đồng cảm trong sự sống đầy khó khăn của mình. Bởi thiên nhiên luôn là bạn, luôn đồng tình và không bao giờ phản bội con người.

Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.

Những năm tháng thơ mộng và bình yên ấy mau chóng đi qua, đọng lại trong nhà thơ là miền kí ức đau thương của quê hương, làng xóm:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”.

Hết đói khát lại đến giặc dã. Kẻ thù hung bạo luôn có ở xung quanh và sẵn sàng tấn công vào cuộc sống bất cứ lúc nào. Quân giặc đến, tất cả bị hủy hoại, bị đốt phá hòng dập tắt sự sống con người; hòng phá tan ước vọng hòa bình và muốn khuất phục con người bằng sức mạnh của đạn bom. Tội ác của kẻ thù đã được Hoàng Cần khắc hoạ trong bài thơ Bên kia sông Đuống bằng lớp ngôn từ sắc lạnh, đầy căm phẫn:

“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”.

(Bên kia sông Đuống)

Nhưng không gì có thể tiêu diệt được sức sống của con người. Họ đã không chết, họ đã không đầu hàng, họ vẫn mạnh mẽ vươn lên “dựng lại túp lều tranh” làm lại từ đầu từ đống tro tàn đổ nát. Họ vẫn tin tưởng vào cách mạnh, tin tưởng vào cuộc chiến, tin tưởng vào tư thế tất thắng của dân tộc. Càng bị áp bức, họ càng vững vàng hơn:

“Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.

Chi tiết thơ đậm chất hiện thực. Hiện thực cuộc sống được phản ánh khốc liệt trong câu thơ có vẻ nhẹ nhàng càng tô đậm thêm đức tính hi sinh của ba. Thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh.

Trên cái nền của sự tàn phá hủy diệt ấy là sự cưu mang, đùm bọc của xóm làng đối với hai bà cháu. Điều khiến cháu xúc động nhất là một mình bà già nua, nhỏ bé đã chống chọi để trải qua những năm tháng gian nan, đau khổ mà không hề kêu ca, phàn nàn. Bà mạnh mẽ,kiên cường trước hiện thực ác liệt. Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Không biết điều gì đang xảy ra nhưng chắc chắn người cháu nhận ra một điều đó là bà đang cố nén lại đau thương, tỏ ra bình tĩnh và sáng suốt ngay trong hoàn cảnh điêu đứng nhất. bà đinh ninh dặn dò, lời dặn dò chắc nịch như nén lại niềm căm phẫn trước tội ác của kẻ thù tàn bạo, quyết tâm làm tốt trách nhiệm của người hậu phương luôn hướng về tiền tuyến.

Người bà đã gồng mình gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác. Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Tình cảm bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Hình ảnh của bà gọi nhớ đến người mẹ thành đồng bồng con đánh giặc năm nào:

“Mẹ là nước chứa chan,
Trôi giùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan”.

(Huyền thoại mẹ – Trịnh Công Sơn)

Hình ảnh người bà gắn chặt với hình ảnh bếp lửa trong kí ức tuổi thơ của người cháu. Người cháu đã ghi nhớ rất rõ theo từng giai đoạn lịch sử. Đó là năm 4 tuổi, nạn khói khủng khiếp xảy ra, cháu đã cùng bà vượt qua giai đoạn khó khăn ấy. Năm 12 tuổi, 8 năm ròng cùng bà nhóm lên bếp lửa. Bố mẹ đi kháng chiến, người bà đã thay thế, chăm nom và dạy bảo.

Càng lớn lên, cháu càng thương bà, bởi đã hiểu được những khó khăn vất vả của bà. Năm giặc về đốt làng, tất cả bị hủy diệt. Dù thế bà vẫn giữ im lặng, không làm ảnh hưởng đến chiến đấu, Bà chấp nhận hi sinh tất cả những gì mình có, để cùng dân tộc chống lại kẻ thù. Bếp lửa vẫn cháy xuyên suốt qua những năm tháng cam go, khốc liệt ấy. Hình ảnh bếp lửa dường như biến thành ngọn lửa của tình yêu và ngọn lửa hận thù.

Đến đây, ý thơ bỗng giãn ra, miên man trong kí ức tuổi thơ tươi đẹp bên cạnh bà và bếp lửa. Giờ đây, bếp lửa và bà tuy hai mà một đã hòa quyện vào nhau thành nguồn sống mạnh mẽ, bất diệt

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… “

Hình ảnh người bà chắt chiu ngọn lửa ấm một lần nữa lặp lại. Giờ đây, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu. Và bằng tất cả tình yêu thương, người cháu tiếp nhận ngọn lửa ấy, tiếp tục duy trì và bùng cháy ở ngày mai.

Đến đây, ngọn lửa từ bếp lửa đã hóa thân thành biểu tượng của sức mạnh tinh thần, ý chí chiến đấu và niềm tin vĩnh hằng vào nguồn cội sinh tồn. Lửa là nguồn sống của vạn vật, của con người. Từ bàn tay bà, ngọn lửa được truyền tới muôn thế hệ mai sau.

Bất chợt, nhà thơ trở về với những suy ngẫm riêng tư về người bà và bếp lửa:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…”

Bà đã dành cả cuộc đời lận đận của mình để giữ ấm bếp lửa. Mấy chục năm trời việc trở mình dậy sớm nhóm lên bếp mỗi sớm mai đã trở thành thói quen, thành nếp sống. Bà nhóm lên ngọn lửa để làm ra cho cháu những bữa cơm no, những niềm vui ấm áp. Từ bếp lửa của bà, những bữa cơm, bữa cháo cứ đều đặn bất chấp khó khăn. Bếp lửa của bà kết nối xóm làng.

Nhờ bếp lửa ấy mà người cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với mọi người xung quanh. một bếp lửa bình thường thôi mà ẩn giấu những điều phi thường. Bởi thế, nhà thơ cảm phục thốt lên:

“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Kì lạ vì bếp lửa ấy đã cháy qua mấy mươi năm, bất chấp ngày mưa, ngày nắng, bất chấp giông bão, bất chấp sự hủy hoại của kẻ thù. Mấy mươi năm nó chưa bao giờ đứt đoạn và nó sẽ lại cháy lên rực rỡ hơn, mạnh mẽ hơn đến muôn đời sau.

Thiêng liêng bởi vì nó gắn chặt với hình ảnh người bà đáng kính trong kí ức tuổi thơ. Nó cùng bà cháu đi qua thời gian. Nó xua tan bóng tối. Nó mang lại sự ấm no và hạnh phúc. Nó duy trì niềm tin tưởng và nguồn sống. Mặc khác trong đời sống tinh thần Việt Nam, bếp lửa gắn liền với thần lửa – vị thần bảo hộ của cuộc sống gia đình vốn rất được con người kính trọng và tôn vinh.

Giờ đây, khi ở nơi xa tổ quốc kỉ niệm tuổi thơ cứ bồi hồi trong lòng tác giả, thổn thức không ngui. Dù nay đã có muôn ánh lửa nhưng người cháu vẫn không quên ngọn lửa quê hương được nhóm lên từ đôi bàn tay cằn cỗi của người bà kính yêu. Kí ức xa xăm vẫn còn in đậm trong nỗi nhớ không thể nào quên”

“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”

Đã có rất nhiều bài thơ viết về hình ảnh bếp lửa nhưng đến nay không có bài thơ nào vượt qua được bài Bếp lửa của Bằng Việt. Thành công của Bằng Việt là đã khắc họa và hình tượng hóa hình ảnh bếp lửa, nâng nó lên thành một biểu tượng nghệ thuật có sức biểu cảm mạnh mẽ.

Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết với nhau, vừa tách bạch, vừa nhòe lẫn trong nhau, tỏa sáng bên nhau. Đó là hình ảnh người bà và bếp lửa. Bà nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời trong từng cảnh ngộ, từ những ngày khó khăn gian khổ đến lúc bình yên.

Bếp lửa còn là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc và yêu thương của người bà dành cho cháu con. Bếp lửa là tình bà ấm nồng, là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người.

Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt biểu hiện một triết lí sâu sắc, đọng lại trong ta biết bao cảm phục. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa lớp 9 hay nhất
Cảm nhận bài thơ Bếp lửa lớp 9 hay nhất

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 2

Trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh những bài văn, bài thơ cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc còn có những lời thơ da diết viết về tình thân, về quê hương mình. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm đã gợi lại cho người thưởng thức những cảm xúc dạt dào về gia đình, về những kí ức thân thương bên bà.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn trong sương mai, nó như vừa mới đây cũng vừa như trong kí ức xa xôi mà tác giả chợt nghĩ đến hay khắc khoải trong phút giây chợt nhớ về. Bếp lửa ấy được nhen nhóm từ đôi bàn tay gầy, được nâng niu trọn vẹn nhất, vị nồng đượm của khói bay trên bếp vẫn còn đó, trong miền kí ức của cháu thơ. Và sâu trong hình ảnh ấy chính là bóng dáng của người bà kính yêu, nghĩ về bếp lửa cháu nhớ đến bà, cháu thương những năm tháng bà tần tảo, hy sinh.

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Bao kỉ niệm tuổi thơ bỗng sống dậy trong trái tim đong đầy nỗi nhớ trong cháu.

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Cuộc sống khốn khó những năm tháng ấy có lẽ là điều mà cháu không thể nào quên dù lúc ấy vừa lên bốn. Cái đói, cái nhọc nhằn vất vả được thể hiện qua hình ảnh “khô rạc ngựa gầy”, mùi khói trở thành thứ hương vị quen thuộc lúc ấy. Khói hun nhèm lên mắt, vị khói khiến sống mũi cháu cay cay hay chính những khó khăn, đói khổ của năm tháng xưa khiến khi nghĩ về mà lòng nôn nao vừa xúc động, vừa xót xa.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

Cháu cùng bà trải qua bao năm tháng, cùng bà sống bên cánh đồng quê hương, cùng bà nhen nhóm yêu thương mỗi ngày bên bếp lửa thân thuộc. “Tám năm”- khoảng thời gian đủ dài để cháu khắc cốt ghi tâm những lời bà dạy, những câu chuyện kể của bà về ngày ở Huế, về những kỉ niệm xưa. Tiếng tu hú vang vọng trong bài thơ như gọi quá khứ trở về, khơi dậy những câu chuyện xưa. Những vần thơ lúc này đây chứa chan những yêu thương, thấm đẫm nỗi niềm xúc động:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”

Có lẽ phải xa cha mẹ từ bé, sống bên bà bao năm mà tình cảm của cháu dành cho bà luôn lớn lao như thế. Cháu luôn trân trọng công dạy dỗ của bà, những ngày bà dạy cháu làm, bà ân cần chỉ cháu học. Cả những lần bà dặn cháu viết thư đừng kể ra những khó nhọc nơi quê nhà khiến ba mẹ phải để tâm lo lắng. Bà vẫn vậy, luôn lắng lo cho con cho cháu, dẫu có vất vả, có nhọc nhằn vẫn chẳng lời kêu than, trách oan. Hình ảnh tú hú vẫn kêu xa trên những cánh đồng, lại chẳng thế đến cùng bà phải chăng chính là hình ảnh của cháu lúc này, nỗi nhớ bà đã diết, tiếng gọi bà vọng về nhưng chẳng thể trở về bên bà, chỉ có thể gửi gắm nỗi nhớ qua từng lời thơ.

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Chiến tranh không những khiến bao gia đình phải chia xa mà nó còn tàn phá sự yên bình của bao làng quê, thôn xóm. Hai bà cháu người trẻ nhỏ, người già yếu được hàng xóm giúp đỡ dựng lại túp lều nhỏ, có chỗ che mưa, che nắng. Bao khốn khổ là thế mà bà có bao giờ chịu phó mặc, luôn vững lòng, đinh ninh.

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”.

Qua từng dòng thơ, ta càng cảm nhận được hình ảnh người bà kiên cường, chẳng quản ngại hy sinh, vẫn luôn tin yêu vào ngày gia đình sum vầy, ngày đất nước hoà bình, thống nhất.

“Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Những dòng thơ cuối nghe sao xúc động đến lạ thường. Cháu nay đã lớn, trên hành trình cuộc đời cháu phải xa bếp lửa, xa bà, xa quê hương mình. Cháu đến một nơi mới, nơi ấy có tiện nghi, những niềm vui mới, nhưng trong tim cháu vẫn luôn hướng về bà, về quê hương mình. Nơi ấy có làm lũ, có nhọc nhằn, gian nan và có tất thảy sự yêu thương suốt năm tháng tuổi thơ. Chính quê hương, chính tình thân đã nâng đỡ tâm hồn cháu, nâng đỡ cuộc đời cháu trong mỗi bước đường đời.

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tâm tình, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng cùng lối viết kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm, tác giả đã sáng tạo nên một bài thơ đầy xúc cảm. Đọc bài thơ, em mới thêm hiểu cảm giác của những người con xa quê mồng ngóng ngày sum họp, thêm trân trọng những khoảnh khắc lao động , sum vầy bên gia đình mình, thêm yêu quê hương, đất nước, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình qua bao khoảnh khắc thời gian.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 3

Trong cuộc sống, có những kí ức và hoài niệm làm chúng ta luôn cố gắng để tìm về, trải qua những gian lao, khắc khổ, biến cố cuộc đời ta mới nhận ra những thứ nhỏ nhặt xung quanh mình thật thiêng liêng và cao quý biết bao, nó là cả tuổi thơ, là bước đệm giúp ta vào đời. Với Bằng Việt ” Bếp lửa” chính là kí ức, là vật báu còn sót lại trong tâm trí mà ông muốn lưu giữ. Hình ảnh Bếp lửa đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả về những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, khiến cho biết bao thế hệ người đọc phải rung động cùng rung cảm với về tình bà cháu.

Có biết bao kỉ niệm tuổi thơ nhưng bếp lửa chính là hình ảnh in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp ấy, mạch hồi tưởng của bài thơ bắt đầu:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. Bếp lửa ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

Theo dòng hồi tưởng ấy, Bằng Việt trở về với những năm tháng tuổi thơ thiếu thốn, nhọc nhằn ám đầy mùi khói:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Nếu như tuổi thơ của những người bạn cùng trang lứa khác có những câu chuyện cổ tích về bà tiên và phép màu kì diệu thì thời thơ ấu của Bằng Việt gắn bó với bà và bếp lửa. Lời thơ giản dị như những câu văn xuôi, như những lời thủ thỉ tâm tình dẫn dắt người đọc về miền ký ức. Thế nhưng, chỉ với từ “chỉ nhớ” thôi, nhà thơ đã phủ lên những hình ảnh tang thương kia bằng những làn khói từ bếp lửa của bà:

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Cái “hun nhèm” của làn khói ấy gợi cho ta đến một bếp lửa củi mùn, rơm rạ cháy lì lụt, một tuổi thơ vất vả, thiếu thốn. Nhưng cũng chính mùi khói ấy đã xua đi mùi tử khí khắp các ngõ ngách, chính mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Nhưng mùi khói trong thơ Bằng Việt thì có sức gợi hơn rất nhiều, bởi vì nó đượm nồng hơi ấm từ bàn tay chăm chút của bà. Dù bao tháng năm có trôi qua thì ký ức ấy vẫn lưu lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn tác giả, để rồi câu thơ lắng xuống bởi vần bằng của tiếng “cay”.

Và như một thước phim quay chậm, những kỉ niệm gắn liền với hình ảnh người bà ùa về:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà

Quãng thời gian không dài đối với đời người nhưng lại là cả tuổi thơ của cháu. Hình ảnh bà và bếp lửa của tình bà cháu đã gợi ra một liên tưởng, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ – tiếng chim tu hú. Theo truyền thống văn học, tiếng chim tu hú thường gợi nên sự khắc khoải, xa cách, trông mong, một âm thanh mang sắc điệu trầm buồn. Tiếng chim tu hú đã trở thành một phần tuổi thơ, một mảnh tâm hồn cháu, là sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ và hiện tại. Tiếng vọng đồng chiều ấy vang lên trong khổ thơ càng như giục giã, như khắc khoải một điều gì đó tha thiết lắm, để dòng kỉ niệm trải dài hơn, rộng hơn, sâu hơn trong không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương. Và trong dòng chảy ấy, hiện lên những ký ức thân thương về tình bà cháu sâu đậm:

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.

Tám năm tuổi thơ của tác giả cũng chính là những năm đất nước chiến tranh, bố mẹ phải đi công tác xa nhà, cháu phải sống cùng bà. Bằng Việt đã khơi lại những kỉ niệm ngày ấy bằng nghệ thuật liệt kê: “Bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”,… mỗi một ký ức hiện về là thêm một lần hình ảnh bà được khắc sâu trong tâm trí cháu. Trong những năm tháng ấy, bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, là cội nguồn yêu thương của cháu.

Cũng chính chiếc thuyền đầy kỉ niệm ấy đã đưa người đọc từ dòng sông của tình bà cháu đổ vào biển cả của lòng yêu nước, của đức hy sinh:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Chiến tranh đã gây ra bao đau thương, mất mát, tàn phá khắp mọi nơi trên đất nước ta, cướp đi của con người tất cả mọi thứ. Chính chiến tranh đã gây nên bi kịch của tình cha con trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, khơi dậy những vần thơ vang tiếng căm thù của những nhà thơ cách mạng… Nhưng với Bằng Việt, cũng từ đó mà ông mới cảm nhận được vẻ đẹp trong góc khuất của tâm hồn bà. Câu thơ với động từ “cháy” được lặp lại, từ ghép “tàn rụi” được tách ra khiến hiện thực thời chiến không chỉ lấp đầy câu thơ mà còn tràn ngập khắp không gian ký ức. Nhưng từ đó, tấm lòng người bà ấy hiện lên mênh mông như biển cả, lặng sóng thôi nhưng bát ngát tình thương con thương cháu và sâu thẳm với một nghị lực vô cùng bền vững.

Vì sao mà tấm lòng người bà chứa đựng được biết bao điều như vậy? Vì trong tấm lòng đó luôn âm ỉ một ngọn lửa:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã nâng lên thành “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Bếp lửa với những ấm áp, giản dị của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã bùng lên thành “ngọn lửa” của niềm tin và sức sống cho các thế hệ mai sau. Từ ngọn lửa ấm nóng ấy, nhà thơ mở ra những suy ngẫm về cuộc đời bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Chất biểu cảm trữ tình vẫn còn nhưng đã dòng suy tưởng đã nhuốm màu nghị luận. “Lận đận” – từ láy gợi hình với hai thanh trắc đã diễn tả cả cuộc đời vất vả của bà, kết hợp với “biết mấy nắng mưa” – ẩn dụ để chỉ những thăng trầm của cuộc sống càng làm đậm thêm sự hy sinh cần mẫn của bà. Trải qua tất cả những khó khăn, thách thức ấy, hình ảnh bà vẫn chưa bao giờ tách rời với bếp lửa. “Mấy chục năm rồi”, lời thơ kể mà như đếm, gợi lên cả một tuổi thanh xuân, cả một đời người thức khuya dậy sớm gắn liền với khói bếp cay nồng. Người bà ấy giản dị nhưng lại có một sức mạnh kì diệu. Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà – người phụ nữ Việt Nam, để rồi từ đó thốt lên trong bao nhung nhớ và trân trọng:

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Câu thơ với từ cảm thán “ôi” như chất chứa, dồn nén biết bao điều. Trong đó là sức mạnh “kì lạ” đã nhóm dậy cả một chân trời kỉ niệm, cả một tuổi thơ, cả một tâm hồn. Trong đó là sự “thiêng liêng” nhà thơ đã trân trọng gìn giữ trong tim nơi đất khách quê người. Hình ảnh ấy cùng chất trữ tình kết hợp với bình luận đã trở thành cái nền hoàn hảo để mở ra dòng suy ngẫm của cả tác giả lẫn độc giả về cuộc đời tần tảo và nghĩa tình của bà.

Để giờ đây, khi đang ở cách xa bà hàng nghìn dặm, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về người bà yêu thương:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…

Ở nước Nga xa xôi lạnh giá, bếp ga, bếp điện đã thay thế bếp củi nhem nhuốc khói, nhưng hình ảnh người bà và bếp lửa sớm mai vẫn đọng lại mãi trong tâm trí cháu. Bút pháp liệt kê và phép lặp cấu trúc “có…trăm…” đã vẽ nên một chân trời bao la rộng lớn với biết bao điều vui tươi, mới mẻ. Thế nhưng cuộc sống hiện đại ấy vẫn không thể làm cháu nguôi đi nỗi nhớ đau đáu, thường trực về bà, một nỗi nhớ tới mức “chẳng lúc nào quên nhắc nhở”. Người bà nói riêng hay người phụ nữ trong gia đình nói riêng luôn gắn với những gì gần gũi, thân thiết nhất. Để mỗi ngày, mỗi giờ lòng ông đều vang lên một câu hỏi: ” Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Bếp lửa đã thực sự trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu theo nhà thơ suốt cả cuộc đời.

Với Bếp lửa, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng Bếp lửa, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một Bếp lửa soi sáng trong tim…

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 4

Quê hương trong tâm tưởng của mỗi con người bao giờ cũng giản dị, bình yên, nên thơ, nhất là khi quê hương thân thuộc được đặt trong miền ký ức tuổi nhỏ cùng với những người bà. Xuân Quỳnh đã từng nghe tiếng gà trên đường hành quân để rồi nhớ da diết đến người bà. Nguyễn Duy kể về tuổi thơ nghịch ngợm của mình trong những ngày ngây dại để rồi cùng lớn lên. Đến với Bằng Việt, nhà thơ đã dành một tình cảm nồng ấm, âm ỉ cho bà như chính sự ấm nồng của bếp lửa mà người bà đã nhóm lên suốt khoảng thời gian thơ ấu. Bài thơ Bếp Lửa chính là nỗi lòng của đứa cháu xa nhà vẫn luôn đau đáu nhớ đến kỷ niệm cùng bà, luôn trân trọng miền ký ức tươi đẹp đã qua để từ đó bộc lộ được tình cảm sâu nặng với quê hương, đất nước.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

….

Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Bài thơ Bếp lửa được viết năm 1963 khi nhà thơ còn là sinh viên học ngành luật.Tác phẩm in trong tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng lối thơ tự do, chan chứa cảm xúc, nhà thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi nguồn cho các tầng ý nghĩa của bài thơ.Mặc dù cùng là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ nhưng thơ của Bằng Việt không cay nòng thuốc súng, cũng không ầm ầm tiếng mưa bom, thơ Bằng Việt mang “âm hưởng thính phòng”, phảng phất tâm hồn của một cậu học trò tài hoa, theo nghiệp bút nghiên và để tâm hồn mình lộng gió thời đại mới. Vì thế mà dù bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến cam go, đôi lần nhắc về chiến tranh nhưng Bằng Việt lại hướng người đọc đến những dung dị của đời thường thông qua hình ảnh bếp lửa và người bà thân thương.

Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc của mỗi nhà, gắn liền với những bữa cơm gia đình đầm ấm, gợi một buổi sinh hoạt văn nghệ giữa đêm khuya, ghi dấu chén trà thơm mỗi sớm tinh mơ toả ra từ hiên trước. Không chỉ dừng lại ở vai trò đun nấu, sưởi ấm hoặc soi sáng, bếp lửa, ngọn lửa còn mang nhiều ý nghĩa văn chương mà mỗi tác giả lại chọn cho mình một khía cạnh để bộc lộ cảm xúc. Với Bằng Việt, bếp lửa chính là một phần ký ức tuổi thơ gắn với hình ảnh người bà mỗi ngày nhóm lửa nấu nồi khoai, nồi cháo. Bếp lửa còn là sự quan tâm, thương yêu, chăm sóc của bà dành cho cháu và niềm mong mỏi, hi vọng của cháu vào cuộc đời này. Bếp lửa thôi thúc cháu lên đường lập nghiệp và cũng là động lực để cháu nghĩ về cội nguồn, nhớ về quê hương, thêm yêu đất nước.

Bếp lửa xuất hiện xuyên suốt trong bài thơ và trở thành hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho tình bà cháu, ngay những câu thơ đầu tiên hình ảnh ấy đã song hành với phép điệp ngữ để nhấn mạnh được vai trò chủ đạo của bếp lửa trong bài thơ.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

“Một bếp lửa” mà nhà thơ đang nhắc đến được xác định rõ ấy là bếp lửa của bà, bếp lửa đã từng gắn với hình bóng bà kính yêu. Bếp lửa ấy xuất hiện trong tiềm thức của cháu và trở đi trở lại bằng những cung bậc tình cảm đong đầy. Từ láy “chờn vờn”vừa diễn tả được trạng thái của khói bếp lúc nào cũng vô hình, chập chờn, như không như có nhưng quanh quẩn không rời. Cũng chỉ “chờn vờn” mới có thể diễn tả được nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa. Với người cháu, những ký ức bếp lửa tỏa khói lam hồng cùng với bà lưng còng trong sương sớm đâu chỉ là mảng kỉ niệm khó quên mà còn là một phần của tiềm thức, âm thầm mà dai dẳng ghi vào lòng cháu khoảng thời gian tuổi nhỏ cùng bà. Ký ức ấy vốn khó nắm bắt như làn khói tỏa, như bóng bà in trên vách lá nhưng chưa một phút nào cháu quên lãng đôi bàn tay “ấp iu, nồng đượm” của bà.

Chỉ bằng một từ ghép mang âm hưởng của từ láy “ấm iu”, nhà thơ đã gợi cho chúng ta về đôi bàn tay gầy guộc của bà bên bếp lửa. Bà ấp ủ từng ngọn lửa, chăm chút từng cây củi để nhóm bếp mỗi ngày. Sự “nồng đượm” không chỉ là ngọn lửa cháy bừng, tỏa sáng mà còn là tình yêu thương của bà dành cho cháu lúc nào cũng ấm áp, đong đầy. Đoạn thơ không quá nhiều hình ảnh nhưng lại ấn tượng khi nhà thơ sử dụng phép sóng đôi “chờn vờn sương sớm” và “ấp iu nồng đượm” vừa tạo sự hoà phối âm thanh khiến cho câu thơ nhịp nhàng, bay bổng tựa khói mơ hồ nhưng cũng bền chặt theo thời gian. Nghĩ về bếp lửa, cháu lại nhớ đến bà, Và mỗi lúc bóng dáng thân thuộc xuất hiện trong lòng cháu, cháu không thể nào giấu đi cảm xúc dâng trào của mình để rồi cháu thốt lên “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. “Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời vất vả của bà, cho những tháng ngày ngược xuôi, cơ cực. Quãng thời gian ấy cứ như dài vô hạn.

Cháu theo làn khói, lần tìm lại những tháng ngày mưa nắng mà cháu đã cùng bà, theo dòng hồi tưởng cháu trở về năm bốn tuổi khi mà ký ức của cháu bắt đầu ghi tạc nỗi lam lũ của đời bà.

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

Một đứa trẻ lên bốn hầu như không thể nhớ được những gì diễn ra trong đời mình trừ khi đó là mảng ký ức đặc biệt ấn tượng, có sức bám riết và lay động. Với cháu, bếp lửa và mùi khói đâu chỉ mới xuất hiện năm cháu lên bốn mà đó còn là nỗi ám ảnh day dứt suốt những năm tháng tuổi thơ. Cháu quên làm sao được khi mùi khói bếp trở thành điều thân quen như cánh cò trong lời ru của mẹ, như vạt nắng đậu giữa đồng xa, nó thấm vào máu xương, vào trí nhớ non nớt của cháu. Cái năm ấy, năm mà “có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình”. Bằng Việt sử dụng cách chiết tự kết hợp với điệp từ “đói” để diễn tả được sự khủng khiếp của nạn đói năm 1945. “Đói mòn đói mỏi”, cái đói dai dẳng không phải lần đầu tiên người nông dân phải gánh chịu, Mấy thế kỷ sống trong sưu cao, thuế nặng, dẫu có quanh năm vất vả làm lụng thì nghèo đói vẫn bám riết quanh năm. Tuy nhiên khoảng thời gian ấy đến cả lúa còn không được trồng do chính sách khắc nghiệt, bạo tàn của kẻ thống trị đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Vẫn còn nhớ trong Tuyên Ngôn Độc Lập, Bác Hồ đã từng nhắc đến tội ác này “từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào bị chết đói”. Cái chết đói trở thành nỗi ám ảnh trong văn chương một thời, Kim Lân đã từng thổn thức khi viết về những con người chạy nạn dắt díu, bồng bế nhau đi tứ xứ mà vẫn “chết như ngả rạ”. Bằng Việt tái hiện lại thời kỳ đau thương ấy bằng hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”. Cái đói không chừa một ai, len lỏi từ nông thôn đến thành thị. Cả con ngựa ăn cỏ, rơm cũng đói dài mà khô rạc đừng nói chi là con người.

Nhà thơ không dùng nhiều hình ảnh hay cách diễn tả dài dòng, chỉ cần qua vài chi tiết nhỏ cũng đủ gợi cảnh tang thương, làng mạc bỏ hoang, thôn xóm tiêu điều, con người phải vật lộn với cuộc mưu sinh trong chật vật. “Khói hun nhèm” như minh chứng cho tuổi thơ vất vả, thiếu thốn trăm bề, chỉ một bếp củi mùn, khói bay mù mịt, bay vào cả tâm hồn, quyện lại thành nỗi nhớ dai dẳng, khôn nguôi. Nghĩ đến làm sao mà không khỏi dòng cảm xúc “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Phải chăng khói bếp đã xộc vào mắt cháu, mũi cháu để cháu thấy sống mũi cay xè hay chính vì cháu xúc động mỗi lần nhớ đến. Thương cho bà tảo tần, thương bố cơ cực, thương cho những kiếp đời lay lắt chịu chung phận số hẩm hiu. Chỉ một câu thơ mà có cả sự hiện diện của quá khứ và hiện tại để thấy rằng với cháu quá khứ không chỉ để lãng quên mà là để giữ gìn, nó cũng là một phần của hiện tại, một phần của cuộc sống.

Khói bếp dẫn cháu miên man về lại khoảng thời gian nhóm lửa cùng bà, như một quyển sách đầy hình ảnh từng trang lật ngược, cứ lần lượt hiện ra trước mắt.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

Tuổi thơ của mỗi con người đâu được mấy năm, vậy mà cháu ở cùng bà “tám năm ròng”, thời gian ấy đủ dài đối với một đứa trẻ và cũng vừa đủ để gọi là cả tuổi thơ. Tám năm cháu cùng bà mỗi sáng sớm dậy nhóm lửa, chờ đợi những bếp than hồng để nướng củ khoai, củ sắn. Cũng khoảng thời gian ấy, cháu xem mùi khói là mùi vị thân thương. Nhưng ký ức của cháu đâu chỉ riêng mùi khói mà còn có cả âm thanh của tiếng chim tu hú. Hình ảnh tiếng chim tu hú, tu hú kêu gợi ra một miền liên tưởng sâu xa. Âm thanh quen thuộc của loài chim này đâu chỉ lần đầu xuất hiện trong văn học. Tu hú đã từng gọi mùa hè trên xứ Huế để Tố Hữu nghe nao nức hương vị của cuộc sống quê mình

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần”

Tu hú đi vào văn chương như một hình ảnh báo hiệu vụ mùa đang về. Đâu chỉ thế, tiếng kêu của loài chim đơn độc này cứ khắc khoải, cứ ám ảnh về một nỗi niềm chưa trọn vẹn, một sự trông đợi dường như vô vọng. Bằng Việt nghe tiếng chim nhớ đến câu chuyện bà từng kể, nhớ đến những cánh đồng rộng mênh mông mà chỉ mỗi bà đội mưa, đội nắng bắt từng cái tôm, con tép về cho cháu bữa cơm no.

“Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”.

(Đò Lèn – Nguyễn Duy)

Có lẽ thế mà tiếng tu hú với cháu là âm thanh tha thiết như chan chứa một nỗi niềm. Cả khổ thơ điệp ngữ “tu hú” xuất hiện bốn lần khiến cho âm điệu thêm da diết, dồn dập giống như tiếng tu hú hoang hoải trên đồng và cũng như nỗi nhớ trùng điệp nối tiếp nhau. Đọc khổ thơ, ta như nghe văng vẳng cả thanh âm quấn quýt, bịn rịn, đan cài vào nhau để chẳng thể nào tan ra mà đọng lại thành tình thương thăm thẳm, nỗi mong chờ vời vợi. Có thể nói cùng với hình tượng bếp lửa, tiếng chim tu hú trong bài thơ cũng là nhịp cầu tiềm thức nối liền giữa hiện tại và quá khứ vẫn sẽ tiếp tục ở tương lai. Tiếng gọi đồng vọng như xa như gần, nới rộng khung trời ký ức và nhân nỗi nhớ thương càng rộng mở. Như một con sông chở đầy nỗi nhớ, dù trôi xuôi hay ngược dòng cũng thấm ướt tình bà cháu.

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”

Những năm tháng chiến tranh ập đến trên quê hương, vì trách nhiệm với đất nước mà biết bao thế hệ đã đã lên đường nhập ngũ “khi tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”. Cháu xa cha mẹ, chỉ thui thủi cùng bà. Bếp lửa cũng từ đấy mà trở thành người bạn tâm tình, nhân chứng sống còn cho mối quan hệ khăng khít của bà và cháu. Mỗi một phép liệt kê “bà bảo, bà dạy, bà chăm” như khắc sâu hơn hình ảnh bà trong tâm trí cháu. Cả tuổi thơ cháu chỉ biết mỗi bà, gắn bó với bà như hình bóng cũng bởi vì bà dành hết sự quan tâm, yêu thương cho cháu. Bà thương cháu bằng tình cảm trìu mến của người bà, lo lắng, chỉ bảo cháu cả phần người cha, bảo bọc, chăm sóc cháu luôn phần mẹ. Tuổi cháu còn quá nhỏ, cần được dạy bảo từng chút một, bà đảm đương cả vai trò của một người thầy cần mẫn. Bà là điểm tựa, là niềm tin, là cội nguồn của tình thương vô tận. Nhớ bà, cháu nhớ những lời dạy bảo, đó là bài học đầu tiên trong gói hành trang để cháu bước vào cuộc sống. Đoạn thơ giàu cảm xúc với hai từ “bà”, “cháu” cứ đi thành từng cặp, quấn quýt không rời như bước chân của đứa trẻ năm nào theo sau bà ra chợ, lên chùa, vào bếp. Dù ở đâu, cháu vẫn chỉ có bà, bà là tất cả thế giới tuổi thơ, bà như thánh thần tiên phật bước ra từ cổ tích.

“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực

Giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần”

(Đò lèn – Nguyễn Duy)

Nghĩ đến bà, cháu vừa yêu kính vừa biết ơn “thương bà khó nhọc” vì hơn ai hết, cháu hiểu được những nỗi khó nhọc không sao kể xiết khi bà phải một mình lo liệu hết mọi thứ trong nhà, chu toàn trong ngoài lại còn hai vai gầy gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng đứa cháu nên người. Thêm một lần nữa, tiếng chim tu hú trở về trên cánh đồng xa như chính lời tự nhắc của cháu.

“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Hoà trong thanh âm tha thiết của tu hú, cháu nghe đâu đây như tiếng lòng mình vượt chặng đường dài để trở về bên bà trong tâm tưởng. Dù chỉ là tâm tưởng thôi cũng khiến cháu phần nào xoa dịu được nỗi day dứt bao ngày xa bà. Câu cảm thán ” tu hú ơi!” kết hợp với câu hỏi tu từ “kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” như từng đợt sóng cuộn trào vọng về từ nơi xa thẳm của ký ức. Ở nơi đấy, có bà đang một mình nhóm bếp. Bà sớm hôm vào trông ra ngóng cháu. Cháu không thể trở về thăm bà lúc này, cháu có khác gì con chim tu hú vô tâm kia, không thể làm gì khác được ngoài cất tiếng kêu xót dạ. Nhà thơ hỏi tu hú hay là hỏi chính mình, trách tu hú cũng như trách bản thân đã không thể ở lại cùng bà san sẻ, đỡ đần bà mỗi lúc nắng mưa. Tu hú thì mãi trên cánh đồng xa, còn cháu cũng ở nơi xa xôi đất khách.

Cũng giọng kể mộc mạc, ngôn ngữ giản dị nhưng chính lời tâm tình, thủ thỉ của đứa cháu xa quê đã dần vẽ thêm những nét bút để bức chân dung về người bà giàu đức hi sinh hiện lên.

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh :

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Không nhằm khắc họa chiến tranh nhưng đoạn thơ lại giàu sức gợi tả đã tái hiện lại hiện thực của những năm tháng đau thương mà oanh liệt. Sự tàn phá của chiến tranh đã viết nên bao nhiêu câu chuyện. Mãi sau này chúng ta cũng không thể nào quên hình ảnh cái làng Chợ Dầu cháy rụi, nỗi đau của người dân buộc phải xa quê. Cũng không thể xóa đi hình ảnh chiếc lược ngà trong tay người cha trước lúc hi sinh. Kể sao cho xiết bao nhiêu mất mát, vợ mất chồng, con sớm lìa cha, xóm làng đói nghèo, nhân dân lao đao theo từng tiếng súng. Bất chấp mọi sự rào cản, dây thép gai đâm nát trời chiều, thực dân, đế quốc có dùng xiềng xích cũng không khoá được lòng yêu nhà thương nước của nhân dân, không gian giữ được lòng người hướng đến tự do. Để tách dân ra khỏi quân, để tỏ rõ sức mạnh quân sự, chúng bắn phá, đốt làng, bắt người. Tuy vậy, nhân dân vẫn kiên cường đứng lên, vẫn cùng nhau vượt qua tháng ngày gian khổ ấy. Câu thơ với sự lặp lại của động từ “cháy” xen vào từ ghép “tàn lụi”đã nhấn mạnh nỗi mất mát của nhân dân và tội ác của chiến tranh. Cũng từ đó nhà thơ muốn ca ngợi những con người đầy nghị lực, sức sống, bước ra từ trong khói lửa.

“Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”

Từ láy “lầm lụi”gợi tả dáng dấp những kiếp đời lam lũ. Họ bước ra từ trong khói lửa của chiến tranh, từ trong những đau thương, mất mát. Từng nét mặt, từng ánh mắt hằn lên dòng lịch sử một giai đoạn bi thương mà chẳng ai có thể nhẹ nhàng khi nhắc đến.Trong gian khổ, tinh thần tương thân tương ái lên ngôi. Chính sức mạnh đoàn kết xuất phát từ những con người khao khát sống mãnh liệt đã thúc đẩy cuộc chiến tranh vệ quốc đến ngày thắng lợi. Những kiếp người ấy, những nỗi đau ấy gọi tên bà. Bà trong ký ức của cháu không chỉ là một người bà tảo tần mà còn là một người phụ nữ kiên cường, đầy bản lĩnh. Dù cho một thân một mình gồng gánh, tuổi thì già, cháu còn thơ dại nhưng đứng trước biến cố bà vẫn bình tâm để mà dặn cháu “cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Từ láy “đinh ninh” đã bộc lộ được nỗi lòng của người bà người mẹ hậu phương. Bà sẵn lòng ở lại, gom hết vất vả, cơ cực của đời thường để con cháu có thể yên tâm mà lo trọng trách đối với đất nước. Bà hiểu rằng đứa cháu ngây dại của mình rồi sẽ kể lể, tỉ tê những chuyện ở nhà. Bà không muốn cháu kể cho bố mẹ nghe cũng vì không muốn để những chuyện phiền toái nhỏ nhặt làm ảnh hưởng đến tâm lý của người ra trận. So với đắng cay đời bà thì chuyện nhà cháy rụi hay dắt dìu đứa cháu đi tránh bom đạn chỉ là những chuyện bình thường. Thế nên không có gì để mà than thở với cháu con. Lòng bà vẫn vững vàng, son sắt với quê hương, thuỷ chung với cách mạng như tre bao đời bám chặt rễ mình giữ đất. Giặc đốt nhà thì di tản, đến khi giặc đi rồi sẽ lại trở về. Căn nhà tuy có quan trọng với con người nhưng tinh thần vẫn là điều cần phải giữ. Đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng tin vào tiền tuyến đang ngày đêm đấu tranh chống kẻ thù.

Đọc những dòng thơ, ta như nhìn thấy gương mặt những bà mẹ anh hùng. Bà mẹ của cán bộ, chiến sĩ và của đất nước Việt Nam. Những người phụ nữ lùi lại phía sau, ôm hết đau khổ, đắng cay, thiệt thòi về bản thân để làm hậu phương vững chắc. Chân dung người bà chu đáo, lo toan của nhà thơ lần duy nhất xuất hiện trực tiếp thông qua lời nói. “mày có viết thư chứ kể này kể nọ”. Cách xưng hô, cách dùng từ ngữ đều đời thường đúng như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Không cần trau chuốt, tỉa gọt, không cầu kỳ, bóng bẩy, Bằng Việt làm ta nhớ đến những người bà của riêng ta, bà hay mắng yêu cháu, thậm chí là gọi cháu bằng “mày” nhưng đó là cách gọi của tình thâm, của tấm lòng bà giản dị, bao dung.

Từ hình ảnh bếp lửa, nhà thơ nâng lên thành ngọn lửa, ngọn lửa của lòng bà âm ỉ qua năm tháng.

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Bếp lửa của bà sống mãi cùng năm tháng, bên cháu vượt qua những chặng đường dài ở mọi miền đất nước. “Rồi sớm rồi chiều”thời gian đâu dừng lại một ngày mà là cả một đời âm thầm của bà nhóm bếp. Lửa trong lòng bà truyền cho cháu, lửa trong tâm tưởng cháu cháy rực một nỗi nhớ về bà. Không chỉ là bếp lửa mỗi ngày bà nhóm lên khói cay xè mắt cháu. Đâu chỉ là bếp lửa sưởi ấm đôi tay bé nhỏ của cháu trong những mùa gió lạnh mà bếp lửa kia hoá thân thành ngọn lửa sưởi ấm cả tâm hồn ngây dại của cháu. Nhà thơ gọi đó là ngọn lửa “chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình bà nồng ấm, tình cảm gia đình thiêng liêng. Với nhà thơ, đó còn là ngọn lửa của niềm tin yêu, hy vọng. Phép điệp “một ngọn lửa” như sức lan tỏa của tình yêu qua từng thế hệ. Tình cảm gia đình đâu chỉ ẩn mình nơi chái bếp, trong ô cửa mà còn âm ỉ cháy trong tim mỗi con người để từ tình yêu bà, cháu yêu cả xóm làng thân thuộc, yêu từng bờ tre, gốc chuối và lớn hơn nữa cháu yêu mảnh đất quê hương mình. Ngọn lửa trong tim bà là cội nguồn của mọi sự yêu thương, đức hi sinh không bao giờ tắt. Từ láy “dai dẳng”chính là sức sống thần kỳ của tình bà cháu. Không chỉ hôm qua, không phải khi cháu còn bé dại, hôm nay và mãi sau này ngọn lửa bà nhen luôn là điều tuyệt vời nhất mà cháu mang theo từ tấm bé đến lúc trưởng thành. Ngọn lửa trong tay bà nhóm như một hạt mầm gieo vào miền đất cháu một tình cảm lớn để từ ngọn lửa cháu có thêm vô vàn những bài học quý về cuộc sống. Thế nên cháu đâu thể nào dùng lời để diễn tả hết lòng mình. Dấu chấm lửng như muốn nói rằng có những điều thiêng liêng vượt qua giới hạn của ngôn từ. Bà trong lòng cháu cũng thế, ngoài là nhịp cầu kết nối thế hệ, bà còn là người giữ lửa, truyền lửa cho con cháu mai sau.

Với lòng yêu thương, kính trọng, nhà thơ mở ra những suy ngẫm về cuộc đời bà.

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

Chỉ bằng một từ láy “lận đận” kết hợp với phép ẩn dụ “nắng mưa” nhà thơ đã có cái nhìn xuyên suốt về quãng đời nhiều lo toan, vất vả của bà. Không lận đận làm sao được khi bao năm thay con nuôi cháu, một mình đồng sâu ruộng cạn lại còn bảo vệ cháu trước mưa bom. Cuộc đời bà trải qua bao nắng mưa, nhiều thăng trầm nhưng chẳng bao giờ lùi bước. Bà như gốc cổ thụ vững vàng trong giông bão, càng già càng rắn rỏi, bám rễ sâu chắt nước cho đời. “Mấy chục năm rồi” mà vẫn như hôm nào bà vẫn không thể tách rời bếp lửa, vẫn giữ cho mình thói quen dậy sớm để nhóm bếp hồng. Tuy bên ngoài lời thơ là lời kể về cuộc đời bình dị của bà nhưng thật ra bên trong vẫn chan chứa nỗi xúc động của cháu và đặc biệt là chất nghị luận thấm đẫm từng câu chữ. Thói quen dậy sớm của bà dù những tháng ngày vất vả đã qua, dù cháu không còn bé, nó đã trở thành tính cách, nếp sống của bà. Cuộc đời có đổi thay nhưng sự tảo tần, đức hi sinh trong bà vẫn vẹn nguyên. Bà vẫn tiếp tục “nhóm” bếp lửa, tiếp tục dùng đôi tay cần mẫn để chăm chút yêu thương. Điệp ngữ “nhóm” vang lên như từng sợi dây đàn rung cảm trong lòng cháu, nhắc nhở cháu đừng quên những tháng ngày thiếu thốn cùng nồi xôi, củ sắn. Chính thời gian khó nhọc ấy mới tạo nên chiếc rễ khoẻ mạnh, bám chặt, ăn sâu vào đời sống. Trên hết, câu thơ ấm áp tình làng nghĩa xóm, tình cảm giữa con người với nhau không phải được đo bằng vật chất mà quý nhau ở tấm chân tình. Sống phải biết san sẻ, gắn bó, cho đi để thấy lòng thanh thản.

Một bếp lửa, một ngọn lửa bình dị thế kia nhưng lại là nguồn cảm hứng bất tận của nhà thơ. Hơn mười lần hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa xuất hiện cũng là từng ấy lần nhà thơ bồi hồi nhớ về bà để rồi phải bật lên thành câu cảm thán.

“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa”

Với cháu, bếp lửa đâu chỉ có lửa và khói mà còn có hình ảnh thân yêu của bà, còn có bao nhiêu điều hay lẽ phải. Thế nên sức mạnh kỳ diệu mà cháu nói là sức mạnh nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ để khi nơi đất khách cháu vẫn trân trọng giá trị bình dị của quê nhà yêu quý những điều rất riêng của tuổi thơ. Câu thơ đặc biệt hơn bởi dấu gạch ngang đứng trước hai từ Bếp lửanhư một dấu lặng nghệ thuật, phía sau ấy là những điều khó mà giải bày bằng ngôn ngữ như thanh âm không cần lời vẫn khiến lòng xao xuyến. Càng đến cuối bài thơ, chúng ta càng cảm nhận được hết vẻ đẹp “thiêng liêng” của bếp lửa.

Sự kết hợp giữa chất trữ tình và suy ngẫm đã làm nền để cuối bài thơ Bằng Việt khép lại hình tượng bếp lửa bằng những chiêm nghiệm về bà khi cháu đã trưởng thành.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :

– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Hôm nay cháu không còn là đứa trẻ lên bốn mắt mũi lấm lem khói bếp, bà cũng không còn phải lặn lội đồng xa nhưng ngọn lửa, bếp lửa kết nối giữa bà và cháu không bao giờ nguội lạnh. Ở nơi đất khách, có “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cũng không sao thay thế được bếp lửa nồng hậu bà nhen. Phép liệt kê này như mở ra trước mắt người đọc những chân trời cháu đi qua đi, cuộc sống rộng mở phía trước, đời đã đi lên và còn nhiều điều hy vọng đang chờ đón. Tuy vậy cháu vẫn nhớ đến quá khứ, nhớ về bếp lửa như một thói quen để tự nhắc nhở bản thân ghi khắc những lời bà dạy bảo. Những vui buồn ngày hôm nay, những thành công hiện tại cháu có được cũng đều ươm mầm từ bàn tay bà chăm chút. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng bộc bạch động lực để cháu trở nên can đảm, kiên cường hôm nay cũng xuất phát từ tình yêu thương của bà.

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà!”

Có những người phụ nữ tuyệt vời như thế mỗi gia đình mới có thể bình yên. Người bà, người mẹ Việt Nam với dáng vẻ chân quê, lam lũ bên trong họ là sự cần mẫn, tấm lòng rộng mở, nhân hậu bao dung. Họ là hiện thân cho quê hương, đất nước cho những con người sống trong cơ cực mà vẫn chắt lọc trái ngọt cho đời.

Đọc thơ Bằng Việt, ta bắt gặp một phong cách rất riêng giàu suy tưởng của trí tuệ và cũng nhiều rung động tinh tế. Lời thơ bình dị nhưng vẫn chan chứa chiều sâu suy tưởng. Bếp lửa đã xây dựng một hình tượng nhiều tầng ý nghĩa thông qua đó nói lên được thái độ biết ơn của nhà thơ đối với người bà của mình và cũng là lời cảm ơn chân thành đối với những bà mẹ quê hương. Nhà thơ đã từng chia sẻ “Trong cả hai cuộc Kháng chiến, chống Pháp và chống Mỹ, có lẽ vai trò của những người bà, người mẹ, người chị… như thế là không có gì thay thế nổi. Và có thể nói không ngoa rằng chính những con người hiền hoà, nhân hậu, khiêm nhường ấy đã cùng nhau gánh cả cuộc kháng chiến lên trên đôi vai gầy guộc, bé nhỏ của mình. Tôi tự hào dù chỉ làm được một chút gì an ủi những năm đằng đẵng vất vả, dài dằng dặc ấy của bà, như tiếng chim tu hú cộng hưởng với nỗi cô đơn lo toan của bà, gắng làm cho bà được nhẹ nhõm hơn, bớt cảm giác cô đơn, lận đận hơn”.

Qua dòng hồi tưởng của người cháu hình tượng người bà và bếp lửa hiện ra chân thật, sống động và chan chứa ân tình. Yêu thương bà, nhà thơ trân trọng cả những giá trị tinh thần mà quê hương đem đến. Bài thơ còn là tiếng nói của thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung. Thật may mắn làm sao khi sống trong tình thương mến của gia đình, được là thế hệ sau của một dân tộc giàu lòng nhân ái, trọng tình nghĩa, vẹn thuỷ chung. Có như thế mới thấy được những điều giản đơn nhất bên cạnh chúng ta mỗi ngày đều có sức nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 5

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, mượt mà khi viết về những kỉ niệm với gia đình, với lứa tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Bếp lửa, được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang học tập tại Liên Xô.

Nhớ bà và nhớ những kỉ niệm về bà, Bằng Việt đã viết bài thơ này, nó được trích trong tập Hương cây – Bếp lửa cùng với Lưu Quang Vũ. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được tình cảm thắm thiết của người cháu dành cho bà cũng như nỗi nhớ bà khôn nguôi của tác giả.

Hình ảnh bà hiện ra trong kí ức của nhà thơ là ở trong căn bếp của bà:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

Từ láy “chờn vờn” trong hình ảnh bếp lửa gợi liên tưởng đến trong kí ức của người cháu hình ảnh bà và bếp lửa của bà hiện về chập chờn như khói bếp. Điệp từ “Một bếp lửa” có tác dụng nhấn mạnh cái bếp lửa để nấu cơm, đun nước hằng ngày cũng như là bếp lửa của cuộc đời bà, đã trải qua biết mấy nắng mưa: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Từ chỉ số lượng “một” khắc họa rõ nét hình ảnh bếp lửa của một người bà yêu thương cháu, một mình bà chứ không phải ai khác. Chính trong cái bếp lửa “ấp iu nồng đượm” ấy, người cháu được sống trong tình yêu thương của bà, được bà chở che cả tuổi thơ, cho nên tác giả rất yêu thương người bà của mình.

Nhà thơ gắn liền với một tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn trong những năm tháng hai bà cháu sống cùng nhau:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Tác giả là một trong những đứa trẻ phải trải qua những năm tháng vất vả, cơ cực đến mức đói mòn, đói mỏi của cả dân tộc. Hình ảnh khói bếp của bà được nhắc đến trong suốt khổ thơ cho thấy sự thấm sâu vào tâm hồn đứa trẻ của khói bếp. Chính những năm tháng vất vả, thiếu thốn ấy, nhà thơ mới càng thêm trân trọng tình cảm của bà dành cho mình. Nghĩ về những điều đó, nhà thơ thấy sống mũi cay cay, như rưng rưng xúc động trước một quá khứ gian khổ nhưng thấm đẫm tình yêu thương của bà.

Những kỉ niệm về bà được tác giả kể lại lần lượt ở những câu thơ tiếp theo:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?
Bà thường kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

Tám năm là một khoảng thời gian tương đối dài, đủ để hình thành nên tuổi thơ của mỗi con người. Trong tám năm ở cùng với bà đó, nhà thơ đã trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm cùng với bà. Hình ảnh tiếng tu hú kêu như giục giã những cây lúa ngoài đồng mau chín, để bà con người nông dân không phải chịu đựng cái đói thêm một ngày nào nữa.

Và khi tu hú kêu cũng là lúc người cháu được nghe bà kể chuyện của bà ngày trước, là những thứ tạo nên kí ức ngày hôm nay của tác giả. Từ “tu hú” được lặp lại đến ba lần với tiếng kêu tha thiết, như đang vang vọng đâu đây trong kí ức của tác giả. Kí ức ấy không hề đầy đủ cả mẹ và cha:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”

Dù nhà thơ phải chịu sự thiếu thốn tình cảm của cha mẹ nhưng bù lại vẫn nhận được sự yêu thương vô bờ của bà. Bà đã thay cha mẹ dạy dỗ cháu nên người, bà dạy cho cháu làm những công việc nhà, bà bảo ban cháu cố gắng học tập. Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương, sự chở che, đùm bọc của bà dành cho cháu. Đến đây, nhà thơ lại bộc lộ cảm xúc thương xót cho sự vất vả, khó nhọc của bà:

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Bếp lửa của cuộc đời bà khơi dậy trong tâm hồn người cháu một tình yêu thương bà tha thiết, một sự biết ơn đối với bà. Bếp lửa còn gắn liền với tiếng tu hú. Hình ảnh “tu hú” lại được lặp lại cho thấy nó đã đi sâu vào tiềm thức của nhà thơ, khi nhớ về bà và bếp lửa của bà thì nhà thơ cũng nhớ tới âm thanh của con tu hú. Tiếng tu hú kêu da diết, khắc khoải như khiến cho tác giả nhớ về những kỉ niệm ngày xưa.

Nếu ở trong những dòng thơ đầu, nhà thơ tái hiện lên cho người đọc những hình ảnh và kỉ niệm của tác giả với bà và bếp lửa của bà thì ở những dòng thơ sau, nhà thơ Bằng Việt lại làm hiện lên những kí ức đau thương mà có lẽ cho đến hiện tại, tác giả vẫn khó có thể quên được:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng mà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Sống nương tựa nhau cùng với bà, nhưng hai bà cháu không hề cô độc, mà họ còn có những người hàng xóm láng giềng tận tâm, rộng lượng giúp đỡ nhau trong lúc gian khó. Vì vậy mà hai bà cháu mới có thể vượt qua, cùng dựng lại căn nhà cũ. Trong khó khăn, bà vẫn không quên dặn cháu đừng cản trở người đang làm nhiệm vụ.

Bà nhắc nhở cháu đừng khiến cho bố phải thêm lo lắng, phiền lòng, không yên tâm mà đánh giặc. Chi tiết này không chỉ cho thấy tình cảm của bà, mà còn thể hiện lên suy nghĩ thấu đáo của người bà đối với công cuộc, sự nghiệp lớn lao của đất nước.

Ba câu thơ tiếp theo vẫn là hình ảnh bếp lửa, nhưng nó trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Bà lại tiếp tục với công việc nhóm bếp lửa hằng ngày, chỉ có điều, ta thấy được sự bất diệt trong bếp lửa của bà. Bếp lửa ấy không bao giờ tắt, vì bà luôn luôn có niềm tin rằng ngày chiến thắng nhất định sẽ đến. Niềm tin của bà không một thứ gì có thể dập tắt được, nó là niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Khổ thơ tiếp theo cho thấy hình ảnh người bà tận tụy, vất vả càng thấm sâu vào lòng người đọc:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm niềm xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

Cả cuộc đời bà tần tảo nuôi nấng cháu, biết bao nhiêu mưa nắng không màng. Hình ảnh ẩn dụ: nắng, mưa gợi lên bao khó nhọc của cuộc đời bà. Bà dành cả cuộc đời bên bếp lửa, để nhóm lên bao yêu thương đong đầy. Từ những củ khoai, sắn trong những ngày đói khổ đến khi no đầy với nồi xôi thơm ngon.

Bà còn nhóm dậy trong tâm thức của tác giả những kí ức gian khó mà nghĩa tình. Đến đây, nhà thơ phải thốt lên: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” Bếp lửa của bà kì diệu biết bao nhiêu, nó không chỉ là một bếp lửa, một vật dụng thông thường mà còn chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa.

Khổ thơ cuối là lời tự nhắc nhở của tác giả đối với bà:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà. Niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
-Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”

Quá khứ luôn là một bàn đạp để mở ra tương lai. Nhờ có bà và sự chăm sóc, nuôi dạy của bà mà cháu mới có thể được như ngày hôm nay. Vì lẽ đó, dù cháu có đang ở một nơi hiện đại, tiện nghi, đủ đầy, cháu vẫn không bao giờ quên những năm tháng ở cùng bà. Tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn bà của tác giả khiến cho mỗi chúng ta không khỏi cảm động. Đồng thời, ta hiểu thêm được về tình cảm gia đình trong những năm tháng chiến tranh hào hùng, oanh liệt của dân tộc.

Bài thơ là nỗi nhớ của tác giả về bà và những kỉ niệm cùng bà trong những năm tháng tuổi thơ, nó cũng là lời tự nhắc nhở của tác giả đối với chính mình, rằng không bao giờ được lãng quên đi quá khứ. Nhà thơ Bằng Việt đã rất khéo léo khi lồng ghép hình ảnh bếp lửa với hình ảnh người bà, làm cho người đọc bị cuốn vào dòng kí ức của tác giả tự lúc nào không hay, để rồi nhận ra bao ý nghĩa, bao điều tốt đẹp từ bài thơ.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 6

Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa.

Mở đầu bài thờ là hình ảnh bếp lửa:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Ba tiếng “một bếp lửa” đã trở thành điệp khúc, gợi lại một hình ảnh thân thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh Bếp lửa thật ấm áp giữa cải giá lạnh của sương sớm. Đó không chỉ là cái chờn vờn của ngọn lửa mới được nhóm lên trong sương mà còn là cái chờn vờn trong tâm trí của người chầu nơi phương xa. Hình ảnh bếp lửa thân quen với biết bao tình cảm ấp iu nồng đượm. Nó đã gợi lại sự săn sóc, lo lắng, chăm chút, che chở cho đứa cháu nhỏ của người bà. Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ thương khi nghĩ về bà:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Đọng lại trong câu thơ là chữ “thương”, thể hiện tình cảm của người cháu dành cho bà. Bà vất vả, lặng lẽ trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”, làm sao tính được có bao nhiêu mưa nắng khổ cực đã đi qua đời bà. Cháu thương người bà vất vả, tần tảo để khi nhớ về bà, trong kí ức của cháu hiện về những gian khổ thời còn bé!

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.

Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc. Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với người cháu là khói bếp, luồng khói được hun từ bếp lửa thân thuộc:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói…
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

Giờ đây nghĩ lại, cháu như đang sống lại những năm tháng ấy. Câu thơ ấy sức truyền cảm đặc biệt khiến người đọc không khỏi có cảm giác cay cay nơi sống mũi. Tuổi thơ ấy lớn lên trong cảnh hoang tàn của chiến tranh. Quê hương, xóm làng bị giặc tàn phá. Cuộc sống khó khăn song hai bà cháu cũng được an ủi bởi tình cảm hàng xóm láng giềng. Bởi trong hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam lúc ấy, những người lớn phải tham gia kháng chiến, ở nhà chỉ còn cụ già và cháu nhỏ:

Mẹ cùng cha công tác bận không về.

Và vì thế chỉ có hai bà cháu côi cút bên nhau. Bà kể chuyện ở Huế cho cháu nghe, bà dạy cháu học, chỉ cháu làm. Bao công việc bà đều lo hết vì bố mẹ bận công tác không về. Bà là chỗ dựa cho cháu, và đứa cháu ngoan ngoãn là nguồn vui sống của bà. Những kỉ niệm của tuổi thơ đều gắn liền với hình ảnh Bếp lửa, bởi “lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”, đã sớm phải lo toan. “Cháu cùng bà nhóm lửa” trong tám năm ròng rã. Tám năm đó nó cũng không phải là dài lắm nhưng sao cứ kéo dài lê thê trong lòng cháu. Cho nên, nhớ về tuổi thơ, người cháu lại “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt”. Cảm giác ấy chân thật và xúc động. Cái làn khói bếp của ngày xưa ấy như bay đến tận bây giờ làm cay nơi sống mũi. Ngày xưa cay vì khói còn giờ đây sống mũi lại cay khi nhớ về tuổi thơ và cũng vì thương nhớ đến người bà.

Người cháu nghĩ đến bà rồi nghĩ đến quê hương, đến loài chim tu hú. “Tu hú” được nhắc lại bốn lần, tiếng kêu của nó trên đồng xa như sự cảm thông cho cuộc sống đói nghèo trong chiến tranh của hai bà cháu. Và trong lời kể của bà có cả “tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”. Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dậy lên một mong mỏi:

Tù hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Kỉ niệm của tuổi thơ đã được đánh thức, ở đó có hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm và có hình ảnh cả quê hương.

Từ những hồi tưởng về tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà đã hi sinh cả đời mình để nhóm bếp lửa và giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp, toả sáng trong gia đình:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mai không chỉ bằng rơm rạ mà còn được nhen lên bằng chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin tưởng. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì diệu” và “thiêng liêng”. Ngọn lửa được nhóm lên từ chính bàn tay bà đã nuôi lớn tuổi thơ cháu: “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”. Bà lặng lẽ chịu đựng, hi sinh để: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố”. Chính vì thế, đứa cháu đã cảm nhận được trong bếp lửa bình dị mà thân thuộc có nỗi vất vả, gian lao của người bà.

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.

Trong bài thơ có tới mười lần người bà hiện diện cùng bếp lửa với vẻ đẹp tần tảo, hi sinh, yêu thương con cháu. Và từ Bếp lửa, tác giả đã đi đến hình ảnh “ngọn lửa”:

Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Người cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, đi xa. Trước mắt có những “niềm vui trăm ngả”, “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ được hiện ra. Nhưng đứa cháu vẫn không ngừng hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Mỗi ngày đều tự hỏi “Sớm mai này” là mỗi ngày cháu đều nhớ về bà, Hình ảnh người bà luôn làm ấm lòng và nâng đỡ cháu trên bước đường đi tới.

Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng Bếp lửa vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu chất suy tư đã làm say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như một triết lí thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Bằng Việt đã thể hiện lòng yêu thương, biết ơn bà sâu sắc. Lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi đã đi xa.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 7

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Vì nó là cái nôi, cái nguồn cội của sự trưởng thành. Đối với Bằng Việt cũng vậy và tuổi thơ ông là những, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ Bếp lửa.

Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.

Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà yêu quý ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ lấy quyền dẫn dắt ý tứ. Cho nên các khổ, các đoạn thơ dài ngắn không đều. Bài thơ gồm hai giọng tự sự và giọng trữ tình thấm đượm vào mỗi ki niệm, mỗi đoạn thơ. Nhưng đọc toàn bài, thấy giọng cảm thương, nhớ nhung da diết cứ muốn trào dâng, lấn át tất cả. Mạch tự sự mờ đi, lẩn mình vào mạch cảm xúc.

Các sự việc trong bài thơ được kể tiếp nối thành chuỗi, tạo thành mạch chuyện nào đó trong bài thơ. Bằng Việt kể không nhiều, nhưng khá rành rọt. Nhớ từng thời điểm, rành rõ từng quãng thời gian, từng cảnh ngộ gia đình trong những biến động chung của đất nước: lên bốn tuổi, tám năm ròng, năm giặc đốt làng, mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ khi cháu đã đi xa… Lần theo những mốc thời gian ấy, các sự kiện được kể cứ tiếp nối tạo thành một cốt truyện cho cuộc chuyện trò trong tâm tưởng với bà…

Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ.

Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:

“Đó là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp bập bùng nhen lên mỗi sớm mai. Nhưng ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” đã là ngọn lửa của tình bà chăm sóc cưu mang. Theo trình tự thơ, ngọn lửa cứ chập chờn, bập bùng, hình tượng thơ cứ tỏ dần, tỏ dần. Bên bếp lửa là dáng hình bà qua nắng mưa, năm tháng.

Kể từ đó, hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong kỉ niệm của tình bà cháu. Qua những năm tháng đói khổ. Qua những năm tháng chiến tranh. Cháu bắt đầu nhớ mùi khói từ khi lên bốn. Thì cũng là năm “đói kém” (1945). “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” bố bươn trải đưa gia đình qua khỏi thì đói kém mà cứ chìm đi trong kí ức. Trong kí ức chỉ còn lưu lại những gì khốn khổ thương tâm: “đói mòn, đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt cháu”… Bởi thế mùi khói từ những năm đầu đời qua mấy chục năm ròng, vẫn cứ nguyên trong kí ức.

Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945.Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn.

Cảm nhận về nỗi vất vả của thời thơ ấu. “Mùi khói” có thể nói nhà thơ đã chọn đc mội chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. Hình ảnh “khói hun nhèm mắt” cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật. giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói … mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Cơ cực lên đến tận cùng khi:

“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.

Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tin yêu:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.

Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?

Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

Những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa chiến tranh dã man, kì lạ thay, lại được hồi sinh trong ngọn lửa của bà. Cứ thế cuộc đời bà cháu được chở che, duy trì qua bao năm tháng. Cứ thế sự sống muôn đời được giữ gìn nuôi dưỡng, trường tồn. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia. Vừa kể lại, vừa tỏ lòng thương nhớ, biết ơn, vừa suy tư. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu.

Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:

“Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay người bà. Giờ đây cháu ấy đã được mở rộng tầm mắt để nhìn thấy “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn không nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả.

Tình bà cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu luôn được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất cho học sinh giỏi
Cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 8

Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với giọng văn tự sự, trữ tình riêng biệt, ông đã có những tập thơ để lại dấu ấn trong lòng người đọc như Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa… Bài thơ Bếp lửa, trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa, là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của nhà thơ khi khắc họa lại những ký ức về người bà ở quê nhà trong những năm tháng tác giả xa quê hương.

Bếp lửa là những kỷ niệm khó phai về hình ảnh người bà trong trí tưởng tượng của nhà thơ, mỗi khi nhắc đến bếp lửa, hình ảnh người bà tần tảo lại ùa về trong ký ức:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Mở đầu bài thơ, hình ảnh Bếp lửa được điệp lại đến hai lần, nhấn mạnh hình tượng trung tâm của bài thơ, là hình ảnh thân quen, khơi nguồn cảm xúc cho cháu. Từ láy “chờn vờn” tạc hình ngọn lửa, hay chính là kỷ niệm ùa về như ngọn lửa lòng thôi thúc người cháu. Nhớ về hình ảnh bếp lửa là nhớ về bàn tay tỉ mẩn của người bà, chắt chiu, gìn giữ, lo lắng cho đứa cháu ruột rà để rồi tạc vào lòng người đọc một tình cảm thiêng liêng là kết tinh của những hình ảnh ấy:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Cụm từ biết mấy nắng mưa gợi về thành ngữ “mưa nắng dãi dầu”, nói lên sự khổ cực mà người bà chấp nhận để lo lắng, vun vén cho gia đình. Bài thơ gợi lại cả một thời tuổi nhỏ, nhọc nhằn, thiếu thốn của người cháu bên cạnh người bà, ở đó có cả bóng tối ghê rợn của nạn đói khủng khiếp năm 1945:

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”

Thuở ấy, tuổi thơ của cháu gắn gắn liền với 8 năm kháng chiến chống Pháp đầy tủi cực. Có những khi “Giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi” trong khi mẹ và cha bận công tác xa, đứa cháu ngây thơ chỉ biết sống trong vòng tay cưu mang, đùm bọc của bà. “Bà bảo cháu nghe” từng câu chuyện quê hương, “bà dạy cháu làm” từng công việc trong nhà, “bà chăm cháu học” mỗi đêm trong làng vắng tiếng bom thù. Tất cả những nhỏ nhặt, tủn mủn trong cuộc sống đều đặt lên đôi vai của người bà tần tảo khiến bà phải kiên cường mạnh mẽ hơn bao giờ hết:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Câu nói ấy của bà đã theo tác giả suốt ngần ấy năm mà không thể nào quên được. Đó là câu nói thể hiện sự hy sinh to lớn của những bà mẹ. Hình ảnh bà bao giờ cũng ấm áp yêu thương và tình cảm hai bà cháu bao giờ cũng thắm thiết sâu nặng không dễ gì quên:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Từ Bếp lửa được cụ thể ở trên đến hai câu dưới, nhà thơ dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại Bếp lửa. “Ngọn lửa” ở đây mang một ý nghĩa khái quát rộng lớn, sâu xa hơn: Đó là ngọn lửa của niềm hy vọng, có sức sống bền bỉ của tình bà cháu, tình quê nhà nồng đượm. Bếp lửa chỉ làm nồng ấm câu thơ nhưng hình ảnh “ngọn lửa” tỏa sáng từng dòng thơ lung linh hình ảnh của bà ấm lòng người đọc. Hình ảnh bà là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa và đặc biệt còn là người truyền lửa, ngọn lửa thiêng của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Tác giả đã nhắc đến những điều ấy với tất cả sự quý trọng và lòng biết ơn đối với bà. Bởi nói đến bà là nói đến những cảnh tượng vất vả, tảo tần:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”.

Cụm từ “ấp iu nồng đượm” được láy lại đến hai lần, nhưng ở đây không còn là hình ảnh “một bếp lửa” mà là hình ảnh “nhóm bếp lửa”. Đằng sau “biết mấy nắng mưa” của cuộc đời “lận đận”, người bà vẫn nhen nhóm thắp lên ngọn lửa, không chỉ là ngọn lửa của thực tại mà còn là ngọn lửa của tình yêu thương, của sự ngọt bùi thơm thảo mang nặng tình cảm gia đình.

Nhà thơ đã 10 lần nhắc đến hình ảnh bếp lửa và bên cạnh đó là người bà. Nhớ đến bà là cháu nhớ đến hình ảnh bếp lửa, nói đến hình ảnh bếp lửa là cháu lại nhớ ngay đến bà, vì hai hình ảnh này gắn bó với nhau suốt những năm dài gian khổ. Bếp lửa gắn với cuộc đời của bà với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại, hy sinh. Bếp lửa đã thắp sáng niềm hy vọng, của sức sống bền bỉ, của tình ba cháu, tình quê hương. Hình ảnh bếp lửa ở đây vừa có nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng, vừa gần gũi lại rất đỗi tự hào khiến Bằng Việt phải thốt lên:

“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

Trở về với thực tại, nhà thơ đang ở nơi “đất khách” trên hành trình chinh phục con chữ về phát triển quê hương, chắc chắn sẽ không gặp phải khó khăn của “những năm đói mòn đói mỏi” thế nhưng hình ảnh người bà tần tảo với bếp lửa sớm hôm vẫn luôn hiển hiện bởi đó là quá khứ, là tuổi thơ, là ký ức những tháng ngày khó nhọc cùng tình cảm thiêng liêng bất diệt:

“- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật tu từ im lặng đã kết thúc bài thơ, thế nhưng lại mở ra biết bao cảm xúc trong lòng người đọc về những hoài niệm ân tình tha thiết và sâu nặng về tình cảm bà cháu. Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, thông qua việc sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh của người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về tình bà cháu.

Qua từng câu chữ trong bài thơ, hình ảnh người bà hiện lên lung linh, đẹp đẽ, thật đáng quý trọng và thương yêu trong tấm lòng của tác giả. Hình ảnh ấy gắn với bếp lửa bằng một vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường nhật. Bếp lửa gợi lên những kỷ niệm ấm nồng, thắm thiết mà rất đỗi thiêng liêng, trọn đời nâng đỡ và dưỡng nuôi tâm hồn.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 9

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Thành công nổi bật đầu tiên của Bằng Việt là bài thơ Bếp lửa (1963). Đó là một bài thơ viết về tình bà cháu, tình gia đình gắn liền với tình quê hương đất nước. Sau khi xuất bản, tác phẩm này đã được bạn đọc đón nhận, làm nên tên tuổi Bằng Việt như một trong những nhà thơ hồn hậu, chân thành và da diết.

Khổ thơ đầu chỉ vỏn vẹn ba câu nhưng đã khắc sâu hình ảnh Bếp lửa trong kí ức của tác giả. Từ bao đời nay, bếp lửa đã trở thành một vật dụng quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân làng quê Việt Nam. Đó là nơi đun nấu những bữa cơm ngon lành và ấm cúng cho cả gia đình sau một ngày làm việc, là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn, là không khí sinh hoạt gia đình đầm ấm, yên vui. Trong mỗi gia đình, không thể không có một bếp lửa.

Có lẽ vì những điều ấy nên đang sống ở xứ người lạnh lẽo, tác giả chạnh lòng nhớ về bếp lửa của quê nhà:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh Bếp lửa như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

Từ láy “chờn vờn” có sức gợi tả rất lớn. Nó vẽ nên một ngọn lửa không định hình, lúc to, lúc nhỏ nhưng vẫn cháy cao, tỏa sáng một cách mãnh liệt. Hình ảnh ấy vừa giúp ta hình dung làn sương sớm lành lạnh đang nhẹ vờn quanh bếp lửa bập bùng, lại vừa rất thích hợp để gợi lên cái mờ nhòa của kí ức theo thời gian, của những gì đã qua, đã rời xa nhưng vẫn còn có sức ám ảnh day dứt…

Từ láy “ấp iu” cũng là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó không phải là một từ láy đơn thuần là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. Một bếp lửa ủ than hồng nồng đượm nhờ có bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm bếp.

Từ hình ảnh Bếp lửa, ta liên tưởng đến hình ảnh người nhóm bếp: người mẹ, người chị và đặc biệt trong bài thơ này là người bà – người phụ nữ cả một đời vất vả lo toan cho cháu, chăm lo, vun vén cho cuộc sống của cháu trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn và gian khổ.

Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh nổi bật và gắn bó mật thiết với nhau, nhòe lẫn trong nhau đó là “bà” và Bếp lửa. Trong hồi tưởng của người cháu, hình ảnh bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Qua bao năm tháng, nắng mưa, bà vẫn nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời, trong mọi cảnh ngộ. Bếp lửa là biểu hiện cụ thể, đầy gợi cảm về sự tần tảo, sự chăm sóc, yêu thương của bà dành cho cháu và những người thân. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa ban ngày bà chăm chút.

Bếp lửa còn gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà. Bếp lửa ấy cứ ám ảnh day dứt trong tâm trí, trong nỗi nhớ mà nhà thơ luôn trân trọng, gìn giữ. Chính vì điều đó, khi nghĩ đến bếp lửa, hình ảnh người bà nhân hậu lại hiện lên rất rõ trong tâm trí của nhà thơ.

Vào đề chỉ với ba câu thơ nhưng lại có đến hai lần điệp ngữ “một bếp lửa”. Phải! Chỉ một bếp lửa nhỏ bé ấy cũng đủ soi sáng cả quãng đường cháu đi, đủ để gợi về cả một quá khứ, một tình yêu thương mãnh liệt. Hình ảnh ấy được lặp đi như tô, như khắc đậm thêm tình yêu thương của cháu đối với bà. Người cháu, dù đã cố kìm nén, cũng không thể nào giấu được nỗi lòng của mình:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Chữ “thương” diễn đạt rất chân thật, giản dị, không một chút hoa mĩ như chính tấm lòng của đứa cháu đối với bà. Chính cách nói gây xúc động đối với người nghe. Ta nghe như tiếng thơ đang thổn thức…

Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà. Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

Và chính tình thương nhớ da diết đã đánh thức tác giả sống lại với bao kỉ niệm thời thơ bên cạnh bà:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!”

Dường như tuổi thơ đầy gian khổ đã ăn sâu và trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí của tác giả. Nhớ về những tháng ngày thơ ấu bên bà, tác giả như cảm nhận được mùi khói vẫn còn đang hăng nồng bên sống mũi. Cái mùi khói bếp ấy, mùi khói quen thuộc mà cháu đã được chịu đựng từ khi cháu lên bốn, mùi khói đã từng hun nhèm đôi mắt của cháu ngày xưa, mùi khói cay, khét vì củi ướt, ví sương nhiều và giá lạnh.

Mùi khói ấy đâu chỉ do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà, mà đó còn là mùi khói của bom đạn, của chiến tranh, là niềm đau, nỗi cơ cực, là những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời của hai bà cháu nói riêng và những người dân Việt Nam nói chung trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, gian lao.

Tuổi thơ ấy thật gian khổ, nhọc nhằn và vất vả. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Cụm từ “đói mòn đói mỏi” đã diễn tả xúc động về cái khổ của con người, của cuộc sống trong thời kì đó. Ta chợt nhớ đến lời thơ của Tố Hữu miêu tả tình cảnh nhân dân ta ngày ấy:

“Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi”.

Nỗi khổ ấy đã được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằng những chi tiết gợi tả: “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”. Bút pháp kể, tả đan lồng vào nhau gây xúc động lòng người. Câu thơ vừa miêu tả cái biểu hiện đáng sợ của “giặc đói”, vừa là nguyên nhân khiến đứa cháu phải sống với bà. Cái đói, cái nghèo lan tràn khắp thôn xóm khiến người bố phải lên thành thị đánh xe cùng với con người gầy rạc đi vì không đủ ăn, bỏ lại đứa con thơ cho người đàn bà yêu thương, chăm sóc.

Cảm nhận về nỗi vất vả, đói khổ của tuổi thơ ấu, kỉ niệm như vẫn còn nguyên, tác giả không thể nào quên: “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”. Cái cay, cái xót của cuộc sống đói khổ, cơ cực thấm đến lồng xương, ống máu để đến bây giờ, hơn mười năm sau nghĩ lại, cái cảm giác “cay” ấy vẫn còn nguyên vẹn nơi cánh mũi. Cái cay nơi sống mũi cứ lan tỏa, triền miên trong tâm hồn người cháu. Dường như đó là một nỗi niềm mang vị chua xót, nghẹn ngào lẫn yêu thương.

Lời thơ giản dị, đậm chất văn xuôi. Người đọc như đang lạc vào một câu chuyện cổ tích về tuổi thơ của người cháu. Ở đây, bà là một bà tiên, luôn gắn bó, chăm sóc, che chở về cả tinh thần lẫn vật chất cho cháu. Tình yêu thương của bà, tấm lòng nhân hậu của bà như xua tan đi bao đau thương, bao khổ cực chiến tranh. Khổ thơ đã trở thành một trong những khổ thơ gây xúc động lòng người trong cả bài thơ.

Tác giả tiếp tục để mình đắm chìm trong những dòng hồi tưởng về quá khứ, về cả một tuổi thơ sống bên cạnh bà:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

Giọng thơ thủ thỉ như kể một câu chuyện cổ tích. Đó là những năm tháng của cuộc sống gian khổ, cơ cực mà đứa cháu lớn lên trong sự che chở, đùm bọc, cưu mang của người bà. Tám năm. Tám năm kháng chiến. Tám năm khó khăn. Tám năm trời dài đằng đẵng với bao kỉ niệm buồn vui bên bà, bên bếp lửa.

Nếu trong hồi ức lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất là mùi khói thì ở đây, ấn tượng ấy là tiếng chim tu hú. Tiếng chim tu hú vang lên vừa gợi lại trong tâm hồn tác giả bao kỉ niệm khó quên, vừa dấy lên nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ bà, nhớ bếp lửa.

Tiếng chim tu hú gợi về những buổi mai, hai bà cháu cùng nhau nhóm lửa giữa không gian mênh mông, cô quạnh. Tiếng chim lúc mơ hồ, vang vọng từ “những cánh đồng xa”, lúc lại gần gũi, xót xa, nghe “sao mà tha thiết thế”. Tiếng chim tu hú như giục giã, khắc khoải điều gì da diết lắm khiến cho lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Tiếng chim tu hú chính là hình ảnh của quê hương, nơi đó có người bà dù khó nhọc nhưng giàu tình yêu thương con cháu.

Nhà thơ đang kể chợt quay sang trò chuyện với bà, tưởng như bà đang ngồi đối diện “bà còn nhớ không bà”. Bà có nhớ những câu chuyện bà vẫn thường kể, những câu chuyện cổ tích hằng đêm, dưới ánh trăng sáng, cháu ngồi trong lòng bà, đu đưa trên chiếc võng, vừa nghe bà kể vừa mân mê những sợi tóc bạc của bà hay những câu chuyện về các anh bộ đội cụ Hồ dũng cảm, xả thân vì nước, vì dân? Bà có nhớ những việc làm tận tụy đầy yêu thương của bà dành cho cháu, nhất là trong những buổi chiều hai bà cháu ngồi nhóm bếp? Làm sao cháu có thể quên được hồi ấy:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.

Tình thương của bà là sự bảo ban, chăm sóc không khác gì công ơn sinh thành và nuôi dưỡng. Đối với tác giả, bà chính là mẹ, là cha, là người thầy dạy dỗ cháu nên người. Bà là người chăm chút cho cháu từ cái ăn, cái mặc đến việc học hành. Bà dạy cháu những bài học quý giá về đạo làm người, dạy cho cháu niềm tự hào về dân tộc ta, một dân tộc bất khuất, kiên cường, không bao giờ chịu khuất phục để bảo vệ quê hương Việt Nam.

Đối với cháu, bà và tình yêu thương sâu lắng của bà dành cho cháu sẽ luôn là một chỗ dựa tinh thần vững chắc, là điểm tựa của tâm hồn cháu mỗi khi cháu gặp thất bại, khó khăn.

Đến tận bây giờ, dù đang du học nơi xứ người, đang đứng dưới trời tiết giá lạnh, cháu vẫn cảm nhận được cái ấm áp của tình yêu thương, của sự vỗ về, chăm sóc của bà. Càng nghĩ về bà, cháu lại càng thương bà hơn. Thương bà ở một mình dưới túp lều tranh xiêu vẹo, thương bà mỗi ngày một mình nhóm lửa, lòng luôn cầu mong đứa cháu được bình an. Từ tình yêu thương sâu sắc của mình dành cho bà, tác giả quay sang khẽ trách con chim tu hú:

“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Tác giả đang trách chim tu hú mãi bay xa ngoài cánh đồng, không đến ở cùng với bà đỡ cô quạnh, đỡ buồn tủi hay tác giả đang trách sự vô tâm, bất lực của chính bản thân mình? Câu thơ như một lời than thở thật tự nhiên, cảm động vô cùng chân thật, thể hiện nỗi nhớ thương da diết người bà của đứa cháu. Thời gian cứ trôi qua, bà vẫn xa đằng đẵng…

Tiếng chim tu hú khép lại khổ thơ mà cứ như xoáy sâu vào tâm trí kẻ xa quê đang dáo dác kiếm tìm những kỉ niệm yêu thương… Âm điệu trong khổ thơ thật da diết, trầm buồn, phù hợp với tâm trạng của thi sĩ: nỗi nhớ quê, nhớ bà da diết, sâu đậm, day dứt…

Kỷ niệm cũ như những thước phim thời thơ ấu tràn về trong tâm tưởng của người cháu:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”.

Chiến tranh. Chỉ cần nhắc đến hai chữ ấy thôi, ai trong chúng ta cũng đều liên tưởng đến tính khốc liệt, tàn ác mà nó đem đến cho dân tộc. Nó đã gây ra bao đau thương, mất mát cho bao người, bao gia đình. Hai bà cháu trong bài thơ cũng không ngoại lệ: gia đình bị chia cắt, nhà cửa bị đốt “cháy tàn cháy rụi”. Những lúc như vậy, duy chỉ có tình làng xóm, tình cảm giữa những con người cùng khổ, những con người cùng thấm thía được cái đau thương của chiến tranh, là không bị hủy diệt. Họ đỡ đần nhau, đùm bọc nhau, cùng nhau vượt qua những ngày tháng gian lao, vất vả.

Và trong hoàn cảnh này, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp với tấm lòng hi sinh cao cả. Nỗi khổ vì nhà bị giặc tàn phá, bà âm thầm chịu đựng. Từ “lầm lũi” diễn đạt rất xúc động hình ảnh bà lặng lẽ sớm hôm, muốn chia sẻ, gánh vác cùng con cháu những lo toan vất vả, nhọc nhằn. Bà vẫn chịu thương chịu khó, cặm cụi làm việc chỉ vì không muốn con mình ở chiến khu phải lo lắng cho gia đình:

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. Nỗi khổ giặc phá làng xóm, nỗi vất vả, thiếu thốn, bà âm thầm chịu đựng. Chỉ mong sao con mình ở nơi tiền tuyến xa xôi luôn yên lòng để bảo vệ mảnh đất quê hương. Lời dặn dò giản dị ấy không chỉ giúp hiểu thêm về tấm lòng, về tình cảm thương con, thương cháu của người bà, mà còn gián tiếp đề cao những phẩm chất cao quý của bà: bình tĩnh, vững lòng, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để yên lòng người đi công tác.

Đức hy sinh, tần tảo; sự nhẫn nại, kiên trì trụ thật vững trong lòng bà đến cảm động! Cháu nhớ đến bà, nghĩ về bà và cảm nhận được rằng: bà đang hiện diện bên mình. Lời bà yêu thương, ấm lòng cứ như văng vẳng bên tai… Làm sao cháu có thể quên?

Trong những ngày tháng vất vả ấy, bà vẫn giữ vững hy vọng, một niềm tin mãnh liệt vào kháng chiến:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Giữa tro tàn, mất mát, đau thương, bà lại nhóm lửa. Bếp lửa ân cần ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phản hoàn toàn với ngọn lửa hung tàn, thiêu hủy dã man của bọn giặc. Bếp lửa bà nhen ấm nồng tình yêu thương, niềm tin trong sáng mà “lòng bà luôn ủ sẵn”, “chứa niềm tin dai dẳng”.

Bếp lửa bà nhen không chỉ là bếp lửa thông thường nữa mà nó chứa ngọn lửa của nghĩa tình, ngọn lửa nhóm lên trong tâm hồn đứa cháu thơ một tình cảm rộng lớn. Đó là tình bà hằng ấp ủ, tình thương bao la dạt dào suốt cả cuộc đời bà luôn dành cho cháu và những người thân yêu. Từ Bếp lửa của lòng yêu gia đình và quê hương đất giờ đã trở thành hình ảnh “ngọn lửa” mang đậm giá trị biểu tượng.

Ngọn lửa. Đó là sức sống, là niềm hy vọng và niềm tin mãnh liệt của bà vào cuộc kháng chiến, vào một tương lai tươi sáng, một tương lai không có chiến tranh. Đất nước được độc lập, hòa bình, gia đình được đoàn tụ, sum họp. Ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, soi sáng cả quãng đường cháu đi. Đây cũng là hình ảnh bao trùm, khái quát, là nét tình cảm tinh túy của cả bài thơ.

Hình ảnh người bà hiện lên thật mộc mạc mà rực rỡ, một người bà cần cù, bền bỉ, chắt chiu, giàu nghị lực và có tấm lòng hi sinh cao cả. Đó là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam trong các cuộc chiến tranh khốc liệt, vừa anh hùng, trung hậu, dũng cảm, vừa rất mực đảm đang. Ba câu thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca: tình bà thiêng liêng cao quý.

Hồi ức vẫn còn đó, hiện tại trong tâm trí nhà thơ chợt xuất hiện những dòng suy ngẫm với triết lí sâu xa:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.

Cảm xúc “biết mấy nắng mưa” được lặp lại giống ở khổ một, đầu bài thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Có phải đó là lời nhấn mạnh, sự tô đậm những nỗi cơ cực của cuộc đời bà? Cuộc đời người bà gói gọn trong hai chữ “lận đận”. Bao nhiêu khó khăn, vất vả, gian nan, “biết mấy nắng mưa”, bà âm thầm chịu đựng để được lo lắng, chăm sóc cho con cháu.

Đã mấy chục năm rồi, chiến tranh vẫn đi qua, gian khổ nhọc nhằn vẫn chưa vơi bớt, bà vẫn “giữ thói quen dậy sớm”. Cuộc đời bà cứ gian nan, vất vả như vậy tưởng chừng như không bao giờ dứt. Bà là người thức khuya dậy sớm, chịu nhiều vất vả nhất trong nhà nhưng bà cũng chính là người nhóm lên trong gia đình ngọn lửa của tình yêu thương:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

Từ “nhóm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong khổ thơ như lời khẳng định: bà chính là người nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa của tình yêu thương, của đức hy sinh cao cả. Khi nhóm lên “lửa ấp iu nồng đượm”, bà đã dạy cho cháu tình yêu thương những người ruột thịt. Nhóm tình quê “khoai sắn ngọt bùi”, bà dạy cháu tình yêu thương xóm làng, yêu mảnh đất quê nghèo. “Nhóm nồi xôi gạo mới mẻ chung vui”, bà dạy cháu phải luôn mở lòng ra với mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, bà cũng nhắc nhở cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã cùng trải qua. Không chỉ nhóm lên ngọn lửa đó ấm nồng và cháy sáng mãi trong lòng mọi người. Người bà kì diệu ấy đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục, bồi đắp cho người cháu về cả thể xác lẫn tâm hồn, về ước mơ, lẽ sống của “tâm tình tuổi nhỏ”.

Bếp lửa của bà khó khăn, nhọc nhằn, vất vả. Bà nuôi cháu khôn lớn bằng bếp lửa ấy. Vậy mà giờ đây, cháu đã du học tận trời Nga xa xôi, xa bà, xa quê hương, xa Tổ quốc. Cuộc đời của cháu như một câu chuyện cổ tích. Và ở đấy, bà là bà tiên hiền hậu, luôn nâng đỡ từng bước đi của cháu. Cháu đã trưởng thành từ bếp lửa của bà. Từ cuộc sống nghèo khổ, bà ươm mầm ước mơ cho cháu đi du học phương xa. Tất cả những gì cháu có được ngày hôm nay chính là nhờ ngọn lửa trong bà, ngọn lửa ấy chắp cánh cho người cháu tự tin bay vào cuộc đời cao rộng.

Đứa cháu không thể trưởng thành, hay dù trưởng thành về thể xác nhưng tâm hồn cũng chẳng thể lớn khôn nếu không được nuôi dưỡng bằng ngọn lửa, bằng chính tấm lòng của người bà rất đỗi yêu thương. Người bà có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, đã nhóm dậy trong tâm hồn đứa cháu biết bao tình cảm cao đẹp, chắp cánh cho ước mơ bay cao, bay xa để mai này cháu khôn lớn thành người.

Âm điệu câu thơ dạt dào, lan tỏa như lửa ấm hay đó chính là cảm xúc đang dâng trào trong trái tim để rồi nhà thơ phải thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Câu thơ chỉ có tám chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả dành cho hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà – người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người xây đắp nên tuổi thơ cho cháu. Bà và bếp lửa đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của tác giả dù cho lúc này, hai bà cháu đang chia xa.

Dù giờ đây, tuy không được ở gần bên bà, ở gần quê hương nhưng tâm hồn của người cháu vẫn luôn hướng về mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi có người bà lặng lẽ, cô đơn:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa?…”

Bao năm dài đằng đẵng trôi qua. Đứa cháu năm xưa nay đã khôn lớn, được bà và tình yêu thương của bà chắp cánh bay tới những phương trời xa, rộng lớn; bay tới những cuộc sống đầy đủ, với nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khắp nơi, khắp chốn. Vậy mà cháu vẫn không nguôi nhớ bà, không quên ngọn lửa của bà. Câu hỏi tu từ như một lời tự vấn, lời độc thoại: “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

Khép lại bài thơ thật khéo, thật hay, có sức ám ảnh day dứt trong tâm trí người đọc. Người cháu đang tự nhắc nhở bản thân mình luôn phải nhớ về Bếp lửa của quê hương, nhớ về bà, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng cháu phương xa. Bếp lửa vừa thực tế, vừa có ý nghĩa biểu tượng cho sự yêu thương, niềm tin, nguồn cội gia đình và quê hương, sức sống bền bỉ của con người.

Bài thơ khép lại bằng một dấu câu đặc biệt, dấu chấm lửng. Dấu câu như gợi mở về một bài học đạo lý tha thiết: sống chung thủy, nhân nghĩa; phải có lòng biết ơn, có cách đối xử ân tình với gia đình, với láng giềng, với quê hương, với nguồn cội.

Từ tình cảm bà cháu, bài thơ nâng dần thành tình cảm yêu làng quê, yêu Tổ quốc. Và hình tượng Bếp lửa tượng trưng cho những kỷ niệm ấm lòng đã trở thành niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu, in sâu vào tâm hồn tác giả; là hành trang để người cháu bước vào đời, nâng cánh ước mơ cho cháu ở những phương trời xa…

Qua việc vận dụng âm điệu thơ trữ tình, sâu lắng; ngôn ngữ thơ bình dị, hình tượng bếp lửa sáng tạo cùng với các điệp ngữ, ẩn dụ đặc sắc, bài thơ đã khắc họa chân thực, xúc động hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, đức hi sinh; tình bà cháu ấm nồng, sâu nặng thiết tha…

Qua đó, tác giả đã bộc lộ thật xúc động tâm trạng nhớ nhung cùng với tình yêu thương xen lẫn cảm phục đối với người bà đáng kính. Đọc xong bài thơ, người đọc như được sưởi chung với Bằng Việt hơi ấm của tình yêu thương của gia đình, của cội nguồn, của Tổ quốc.

Bếp lửa bồi dưỡng cho mỗi chúng ta cách sống nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung. Bài thơ cũng là bài học đạo lý sâu sắc, thấm thía mà đến với nó, ta như tìm được những yêu thương, ấp ủ mặn nồng của cuộc sống đến suốt cuộc đời không thể nào quên.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 10

Chúng ta đã được đọc nhiều áng thơ hay về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình. Có người thích vẻ đẹp thiết tha, nồng nàn của Tế Hanh ở bài Quê hương. Có người yêu sự mộng mơ, lãng mạn của tình mẹ con trong bài Mây và Sóng của Ta-go… Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm trong bài Bếp lửa của Bằng Việt.

Bếp lửa là một bài thơ của nỗi nhớ về một bếp lửa tuổi thơ, nhớ rành rọt, nhớ ngọn ngành. Không dễ gì mà biết nhớ như vậy. Nhà thơ đã thổi bùng lên một bếp lửa ấp iu nồng đượm trong kí ức để hiện lên mối tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa,

Trong thơ văn, còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy kỉ niệm: một bếp lửa và một làn sương sớm. Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà.

Rồi những ngày đói khổ làm nhoà mắt đứa cháu còn bé… Và kỉ niệm này xin để nguyên khối, không dám lược bớt:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, nhà thơ nói thế, chúng ta cũng thấy cay sống mũi. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm thì thấy biển cả hiện ra trước mắt!

Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát sâu thẳm.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen…

Mấy câu thơ chẳng có gì là kĩ xảo, chẳng có gì là gọt tỉa, giản dị như lời nói thường thôi: như được nghe chính lời bà thủ thỉ, như có một thứ gió lạ kì lay động tâm hồn ta mãi. Đứa cháu có nghĩa có tình đã biết đã quý điều bà thường cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Và chính ánh sáng của những thứ của quý đó đã từng rọi vào tâm hồn thơ bé của đứa cháu, nhóm dậy, nhóm dậy, nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhịp thơ trở nên xốn xao như sự sống sinh đôi, như cây non xoè lá, như chim non chớp cánh.

Rồi đứa cháu lớn vụt lên, bay bổng:

Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Những năm tháng sống ở nước ngoài, giữa ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, giữa những hoa mĩ, dễ hấp dẫn lòng người, nhưng nhà thơ tỏ ra không bị choáng ngợp. Có thể nói, tình cảm chủ đạo chi phối tâm não tác giả là những hình ảnh thân yêu quen thuộc của quê hương đất nước, đã từ lâu gắn bó với tuổi thơ. Vì thế nhà thơ đã gửi về bà – người bà rất đỗi kính yêu – như lời tâm tình chân thật, thiết tha: sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Từ tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích, bài thơ gợi lên những yêu thương đầu tiên, những suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của nhà thơ trỗi dậy trong kí ức người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống tình nghĩa của dân tộc. Và đó chính là sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 11

Tình yêu thương, lòng biết ơn và ký ức tuổi thơ luôn là hành trang quý giá nâng bước chân ta vào đời. Ai cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc trong vòng tay che chở của mẹ, sự ấm áp của tình cha. Nhưng, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn và giàu ý nghĩa hơn nếu tuổi thơ chúng ta có một người bà để yêu quý bà và được bà yêu quý.

Bắt nguồn từ cảm xúc ấy, bài thơ Bếp lửa được sáng tác, khi nhà thơ Bằng Việt còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô. Bài thơ là nỗi nhớ nhung về người bà yêu quý với những kỷ niệm trong sáng của tuổi thơ.

Có lẽ vào một buổi sáng tinh mơ se lạnh nơi xứ lạ, người cháu chợt nhìn thấy đâu đó bếp lửa nhà ai hửng lên trong làn sương sớm, hay đây là một hình ảnh thức dậy trong tâm trí nhà thơ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Hai câu thơ, hình ảnh bếp lửa lặp đi lặp lại 2 lần, giọng thơ thiết tha, sâu lắng! Hình ảnh đó chắc quen thuộc lắm, cháu từng gắn bó với nó lắm, nhưng đã xa, lâu rồi không nhìn thấy nên bây giờ gặp lại mới bâng khuâng, xúc động đến thế!

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Thì ra bếp lửa gợi lên hình ảnh thân thương. Cuộc đời bà gắn liền với bếp lửa thân quen. Đây là cách nói hoán dụ: Nói đến bếp lửa là liên tưởng đến bà, và ngược lại. Vậy là trong tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hằng ngày cặm cụi nhóm bếp thổi cơm đã khắc sâu trong tâm trí. Hình ảnh bếp lửa còn mang sắc thái ẩn dụ. Từ láy chờn vờn tả thực ngọn lửa nhỏ, run rẩy trong gió sớm, gợi nhớ vóc dáng gầy guộc, mong manh của bà. Những tính từ ấp iu, nồng đượm khiến người đọc có thể hình dung sắc đỏ nồng nàn của ngọn lửa nhưng không gợi cảm giác thiêu đốt mà đem đến cảm giác dịu dàng, thư thái như sưởi ấm giữa mùa đông. Có phải đó là tấm lòng yêu thương của bà luôn ấp ủ, chắt chiu cho con cháu?

Cụm từ biết mấy nắng mưa đã gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. Chỉ với 3 câu thơ, ta thấy trong nỗi nhớ nhung hiện lên chân dung một người bà bình dị và nhân hậu biết bao!

Nỗi nhớ khơi nguồn cho những dòng hồi tưởng, mở ra một loạt ký ức yêu thương về một thời thơ ấu:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Bốn tuổi là lứa tuổi còn chưa đi mẫu giáo, nhưng trong trí khôn non nớt mới hình thành, cháu đã có bà trong tâm trí. Mùi khói vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Đó là mùi khói bếp cay cay, hay đó là hơi hướng thân thuộc của bà?

Chao ôi, tuổi thơ của cháu thật nhiều ý nghĩa vì được sống bên bà, dù tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945. Nhưng câu thơ đầy ám ảnh:

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Cụm từ đói mòn đói mỏi không chỉ khắc sâu cảnh gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà còn nhấn mạnh sự chịu đựng bền bỉ của con người. Hình dạng chú ngựa khô rạc còm cõi, tội nghiệp, dễ khiến ta hình dung đến vẻ hốc hác, trầm lặng, khắc khổ của người đánh xe. Hình ảnh chú ngựa gầy giơ xương đã nói lên tất cả. Sức ngựa đã mòn, hẳn sinh lực con người cũng rất tệ.

Cháu nhớ hết, nhưng tại sao lại chỉ nhớ khói? :

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Sức trai tráng của bố dường như cạn kiệt, huống chi bà già yếu, mong manh? Có lẽ bà tiều tụy nhiều lắm, thương lắm, chịu đựng lắm! Tác giả không kể ra những nhọc nhằn, kham khổ. Chỉ biết ký ức ấy không bao giờ phai nhạt, đến nỗi nghĩ lại còn đau xót ngậm ngùi. Có thể hình dung trong gia đình ba thế hệ ấy, bà là người mong manh nhất nhưng mạnh mẽ nhất, quan trọng nhất. Dường như bà không gục ngã, thì con cháu cũng không thể gục ngã. Bà của cháu nhẫn nại, kiên cường biết bao!

Dấu ấn sâu sắc nhất là những năm tháng bố mẹ công tác xa, hai bà cháu âm thầm đùm bọc, cưu mang nhau:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?

Tiếng chim tu hú từ xa xăm vẳng lại có thể nghe thấy được, chứng tỏ âm thanh đó đã bay qua những không gian mênh mông, vắng lặng. Âm thanh ấy không làm cho cảnh vật vui lên mà càng gợi lên cảm giác vắng vẻ, quạnh hiu. Tác giả như tách khỏi dòng hồi tưởng, như đang trò chuyện cùng bà: Bà còn nhớ không bà? Bởi chỉ có hai bà cháu mới hiểu hết ý nghĩa của âm thanh ấy. Tiếng chim tu hú phải da diết, khắc khoải lắm, nên cháu khó quên và bồi hồi xúc động khi nhớ lại. Có lẽ khi tiếng chim tu hú từ xa vọng lại, hai bà cháu mới cảm nhận rõ rệt nhất sự thiếu vắng trong ngôi nhà của mình. Đứa trẻ nào không khao khát tiếng nói của cha, hơi ấm của mẹ? Người bà nào chẳng ước mong tuổi già có con cháu quây quần bên cạnh? Vì hoàn cảnh chiến đấu, bố mẹ công tác xa không về, bà nuôi cháu trong trống vắng, quạnh hiu.

Những lúc tiếng chim kêu khắc khoải như vậy, bà thương cháu nên hay kể chuyện để vỗ về cháu và có lẽ để chính mình khuây khỏa. Những năm tháng ấy, bà thực vừa là bà, vừa là mẹ, là cha của cháu:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Hàng loạt động từ được liệt kê: bà bảo, bà dạy, bà chăm. Cháu được dạy dỗ, chăm chút trong tình yêu thương của bà. Con đi xa, bao nhiêu yêu thương bà dành hết cho đứa cháu nhỏ. Cháu cũng cảm nhận được tình yêu thương đó và thấu hiểu nỗi vất vả của bà. Trong trai tim ngây thơ, cháu thầm trách chim tu hú sao chẳng đến ở cùng bà cho vui nhà vui cửa, cho bà vợi bớt nhớ mong. Điệp từ bà, cháu lặp đi lặp lại, góp phần diễn tả cảnh bà cháu quấn quýt không rời. Dù thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ cha nhưng tình yêu thương của bà đã bù đắp tất cả. Cháu thật diễm phúc khi có một người bà như thế!

Kỷ niệm về bà không chỉ là những ngày tháng dẫu gian nan nhưng êm đềm vì có bà bên cạnh. Cũng có lúc đau buồn đến tuyệt vọng:

Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi.

Ai đã từng chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh, cảnh ngôi nhà thân yêu đổ nát tan hoang, mới cảm nhận được nghị lực phi thường trong lời nói bình thản, giản dị của bà:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Không một giọt nước mắt, bà giấu nỗi đau thương để luyện cho cháu một tình cảm cao hơn. Hình ảnh người bà đã vượt ra khỏi tình cảm bà cháu thông thường, mà vươn đến một tình cảm rộng lớn hơn: Lặng lẽ hi sinh, chia sẻ với chiến trường! Những năm chiến tranh ròng rã ấy, bà âm thầm nhóm lửa, giữ lửa:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Bà cùng cháu nhóm lửa, giữ lửa để sống, để chờ đợi ngày chiến thắng, ngày sum họp. Đến đây, bếp lửa cụ thể đã biến thành ngọn lửa trừu tượng. Đó là ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sức sống, của niềm tin! Như ngọn lửa, tấm lòng của bà, đức hi sinh tần tảo của bà đã truyền cho cháu ý chí và nghị lực phi thường.

Mấy chục năm rồi, ngọn lửa ấy vẫn tỏa hơi ấm từ đôi tay chắt chiu, chịu thương chịu khó của bà:

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu , nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Từ vẫn khẳng định sự bền bỉ sắt son. Bà vẫn thế, trước sau như một, giàu đức hi sinh, lòng thương yêu ấp iu, nồng đượm. Những điểm sáng của khổ thơ này lại là tình cảm chan hòa với cuộc đời, với mọi người. Từ củ khoai, nồi xôi gạo mới bà nấu, bà dạy cháu biết sẻ chia, biết sống yêu thương, có thủy có chung, có tình làng nghĩa xóm. Có lẽ bà cũng không hề hay biết, bà là người đã Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ của đứa cháu cưng! Là điều gì vô cùng thiêng liêng và kỳ diệu trong cuộc đời cháu:

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Điệp từ nhóm lặp đi lặp lại ở đầu mỗi câu thơ, tạo âm điệu mỗi lúc một mạnh hơn, tha thiết hơn. Khẳng định một suy gẫm giản đơn mà sâu sắc: Những gì thân thiết với tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời! Bà là người truyền lửa, truyền cho cháu tình yêu thương và những phẩm chất tốt đẹp. Có một người bà như thế, đứa cháu nào chẳng ngoan ngoãn, nên người!

Vậy đó, hình ảnh bếp lửa còn mãi tỏa sáng trong tâm hồn đứa cháu xa nhà:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Bằng cách nói hoán dụ, những hình ảnh ngọn khói, con tàu, ngọn lửa, ngôi nhà… kết hợp với điệp từ trăm, diễn tả cảnh xa hoa, hiện đại nơi xứ người. Cháu đã lớn khôn, được đi đây đi đó, tầm mắt được mở rộng, được thấy nhiều thứ, có nhiều niềm vui mới mẻ. Nhưng không lúc nào cháu quên nguồn cội: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Bài thơ sáng tác khi tác giả đang học ở Liên Xô, nơi có nhiều bếp ga, bếp điện. Nhưng người cháu không quên bếp lửa quê nhà. Nhớ đến bếp lửa là nhớ đến bà. Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương, nguồn cội. Nhớ quê hương nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc!

Có thể nói, trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, bà là Tổ Quốc, bà là Quê hương! Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu thương , gắn bó với gia đình, quê hương. Cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 12

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời.

Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ ” Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô.

Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua ” biết mấy nắng mưa”.

Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan t toàn bài thơ. Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những tỏa kỉ niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình.

Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng không để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ.

Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp. Tu hú kêu trên những cách đồng xa. Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!” “Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.

Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ bà, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương.

Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm: “Mẹ cùng cha bận công tác không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu.

Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người.

Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,… Thi sĩ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”.

Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ ngươi. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lấn gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời. Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi… “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi. Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi. Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh. Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố. Mày viết thư chớ kể này kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà.

Điều đó ta có thể thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ / Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”. Lới dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con quý cháu. Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn lửa, một ngọn lửa: “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.

Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thơ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cũng là những bài học sâu sắc từ công việc nhóm lửa tưởng chừng đơn giản: ” Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm” Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa ” ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu. “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi” Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”. “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. “Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện.

Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh: “Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng.” Suốt dọc bài thơ, mười lấn xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà.

Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà: “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Xa vòng tay chăm chút của bà để đến vơí chân trời mới, chính tình cảm của hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga.

Đứa cháu nhỏ của bà ngày xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. “Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy…”(Văn Giá).

Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 13

Mỗi chúng ta ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có một thời đong đầy kỉ niệm để nhớ, để thương, để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoè mắt, cùng người bà tần tảo sớm hôm nuôi dạy cháu. Tất cả những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ đó đã được tác giả dồn nén trong từng câu chữ qua bài thơ Bếp lửa.

Bếp lửa là bài thơ được in trong tập thơ Hương cây, bếp lửa, in chung cùng nhà thơ Lưu Quang Vũ. Có thể nói Bếp lửa là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Bằng Việt. Ông sáng tác bài thơ này vào năm 1963, khi đang học tập tại Liên Xô.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh ngọn lửa bập bùng cháy, ngọn lửa thực mà cũng chất chứa biết bao ý nghĩa:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Một khung cảnh đơn sơ mà hết sức thân thuộc hiện lên trước mắt người đọc. Ngọn lửa cháy bập bùng kia gợi nhắc biết bao nhớ thương, lòng biết ơn của người cháu xa xứ đối với bà. Hai từ “ấp iu” gợi lên hình ảnh đôi bàn tay tảo tần của bà ngày ngày nhen nhóm ngọn lửa, thức khuya dậy sớm chăm cho cháu từng miếng ăn giấc ngủ. Và để từ đó trong cháu vỡ òa cảm xúc thương yêu bà vô tận:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” .

Để rồi sau đó, biết bao kỉ niệm ùa về trong lòng nhà thơ, đó là những kỉ niệm mà tác giả chẳng thể quên. Về một nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng biết bao người dân Việt Nam:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay

Khi mà hàng loạt người chết đói, thì bà vẫn kiên cường, tần tảo sớm hôm, cho cháu củ khoai, mót từng củ sắn, dành trọn miếng ăn cho đứa cháu vượt qua cơn đói cồn cào. Nỗi ám ảnh đó vẫn lần sâu trong tâm chí tác giả, cái đói ghê rợn ấy, mà giờ chỉ cần nghĩ lại sống mũi cháu đã cay.

Cái cay ấy không chỉ là mùi khói, mà cái cay ấy còn là những giọt nước mắt thương xót cho những nỗi cơ cực, vất vả mà bà phải trải qua, là giọt nước mắt tri ân với tấm lòng bà dành cho cháu. Chỉ cần có bà thì mọi giông bão ngoài kia bà cũng chở che để vượt qua, bảo vệ cho cháu.

Tám năm xa cha mẹ, Bằng Việt sống cùng bà, cũng là tám năm bà bên cháu bảo ban, nuôi dạy cháu nên người:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Câu thơ mà thực như là lời kể lời giãi bày của tác giả, nhưng cũng chỉ cần có vậy thôi đã nói lên tấm lòng, sự tận tụy của bà đối với cháu. Bà đã trở thành người cha, người mẹ dạy cháu khôn lớn, nên người. Cấu trúc “ba-cháu” cho thấy sự gắn bó khăng khít giữa. Nếu không có bà ở bên có lẽ cũng sẽ không có cháu thành công, nên người của thời điểm hiện tại. Tác giả đã dồn hết lòng kính yêu, sự tôn trọng dành cho người bà của mình.

Sang đến khổ thơ tiếp theo, khung cảnh chiến tranh trở nên khủng khiếp hơn, khi giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, để trơ trọi lại chỉ là những mảnh tro tàn. Nhưng bà không khuỵu ngã, mà vẫn vô cùng kiên cường, dưới sự giúp đỡ của hàng xóm dựng lại túp lều tranh cho hai bà cháu có chỗ trú mưa trú nắng.

Không chỉ vậy, sợ các con công tác ngoài chiến tuyến lo lắng, bà còn dặn trước Bằng Việt: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” . Những lời dặn dò ấy đã nói lên hết tấm lòng hi sinh cao cả của bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Không chỉ chăm lo, bảo ban cháu, bà còn nhóm lên trong cháu những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Khổ thơ với điệp từ nhóm vang lên bốn lần, đã tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Bếp lửa ấy dạy cháu biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh, bếp lửa ấy giúp cháu sống có mơ ước, khát vọng, vun đắp mơ ước cho cháu. Cũng bởi vậy, mà Bằng Việt phải tốt lên : “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” . để khẳng định ý nghĩa vai trò của bếp lửa, hay chính của bà đối với cuộc đời mình.

Để rồi ngọn lửa của hơi ấm tình thương theo cháu đi muôn ngả, giúp cháu vươn đến thành công trong bước đường tương lai. Dù đã đi xa, đến những nơi đẹp đẽ, cuộc sống sung túc nhưng cháu vẫn không bao giờ quên hình ảnh bà, và vẫn tự nhắc nhở bản thân:

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

Câu hỏi kết lại bài thơ như một lời nhắc nhở khắc khoải, khiến người đọc lưu giữ lại ấn tượng sâu đậm.

Bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị và tràn đầy cảm xúc Bằng Việt đã bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với bà. Đồng thời với bài thơ này cũng gửi gắm thông điệp về ý nghĩa tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người. Chúng ta phải nâng niu, trân trọng tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 14

Có những câu ca, bài thơ chỉ chạm nhẹ vào trái tim người đọc nhưng khiến họ nhớ mãi. Đọc thơ Bằng Việt chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được sự lan truyền kì diệu của câu chữ. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến với tình bà cháu gắn bó, ấm áp cùng những gian khổ nhọc nhằn ấu thơ. Bằng Việt đã thổi hồn vào Bếp lửa, vào thời gian một đoạn hồi ức đẹp đẽ nhất.

Bài thơ Bếp lửa như tiếng lòng của người cháu dành cho bà suốt những năm tháng ấu thơ vất vả, bộn bề lo âu. Hình ảnh Bếp lửa gần gũi, bình dị trong mỗi gia đình Việt Nam thời xưa nhưng dường như có sức ám ảnh và lay động tác giả. Vì bếp lửa gắn với bà, gắn với kỉ niệm ấu thơ không thể phai nhòa.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa

Điệp từ “một bếp lửa” có sức chứa đựng tình cảm và cảm xúc rất lớn và chân thành, thôi thúc tác giả luôn có một nỗi nhớ thường trực ở trong đó. Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” và “ấp iu” diễn tả sự gắn bó, không thể tách rời. Một loạt những ký ức về bà, về kí ức ngày xưa cứ thế dội về mạnh mẽ, khiến tác giả phải thốt lên “ôi”. Một từ “ôi” mang nặng ân tình, thiêng liêng, nồng đượm biết bao nhiêu. Hẳn rằng Bằng Việt đã có những năm tháng đáng nhớ, đáng trân trọng bên cạnh bà. Kí ức cứ thế ùa về:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại bây giờ sống mũi còn cay

Một tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả bên cạnh bà. Một cậu bé bốn tuổi đã quá thân thuộc với mùi khói ở bếp lửa. Đất nước rơi vào ách thống trị thực dân, tình cảnh nạn đói thê thảm là điều không tránh khỏi. Khói bếp tuổi thơ đã “hun” đầy trong khóe mắt, hun cả một vùng trời tuổi thơ nhọc nhằn. Chữ “cay” ở cuối câu thơ như lắng lại, gieo vào lòng người nỗi buồn man mác. Là sống mũi “cay” hay là tuổi thơ cay cực, là thương bà, thương bố mẹ hay thương bếp lửa tần tảo sớm hôm.

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

“Tám năm ròng” là thời gian dài đằng đẵng, thời gian tuổi thơ của cháu nhọc nhằn bên cạnh bà. Bà và cháu cùng nhóm lửa, nhóm lên sự sống và nhóm lên tình yêu thương vô bờ bến. Tiếng “tu hú” trở đi trở lại trong đoạn thơ rất nhiều khiến cho nhịp thơ da diết, bồn chồn. Tu hú gọi hè, tu hú gọi lúa chín, gọi cả những giấc mơ của cháu về tương lai đất nước hòa bình độc lập.

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Một khổ thơ cảm động. Một khổ thơ cảm xúc được bật ra sau bao nhiêu năm kìm nén ở trong. Năm tháng sống bên cạnh bà tuy khó nhọc nhưng tràn đầy ân tình. Cậu bé nhỏ thương bà khó nhọc bên bếp lửa, thương cho bà một mình nuôi cháu. Và tiếng kêu của tu hú lại khiến cho tâm sự của người cháu trở nên nặng nề hơn.

Tình bà cháu trong đoạn thơ này thực sự khiến người đọc chùng lại, rưng rưng nước mắt. Đất nước chìm trong bom đạn nhưng bà vẫn luôn chở che, chăm lo cho cháu từ bữa ăn đến giấc ngủ. Còn tình cảm nào thiêng liêng và cao cả hơn nữa.

Nhưng chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu thứ, máu và nước mắt, cả tình yêu:

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên

Đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con, của người bà dành cho cháu. Dù gian khổ, dù mất mát nhưng hậu phương luôn phải là chỗ dựa vững chắc và bình yên nhất cho tiền tuyến. Hình ảnh người bà trong đoạn thơ này đầy đức hi sinh cho gia đình, cho tổ quốc. Lời dặn dò của bà đối với cháu nặng tựa nghìn non, chất chứa nghĩa tình sâu đậm. Bà yêu thương cháu, thương con, thương cho đất nước lầm than.

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Nhóm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo sẻ chung đôi

Từ Bếp lửa tác giả đã chuyển thành “ngọn” lửa như nâng tầm cao hơn của tình yêu và sự hi sinh của người bà. Bà vẫn luôn nhen nhóm yêu thương, một tình yêu chung và riêng bao la, bất diệt.

Khổ thơ cuối cùng là thời điểm trở về thực tại của tác giả, giống như là một chuyến đi trở về tuổi thơ. Giọng thơ chùng xuống, cảm xúc nghẹn ngào:

Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa

Đứa cháu nhỏ của bà giờ đã trưởng thành, đến một đất nước xa xôi cách bà nửa vòng trái đất nhưng những ký ức tuổi thơ đó luôn là điều thiêng liêng mà cháu luôn trân quý. Nhắc nhở bản thân không được phép quên đi. Nhắc nhở ký ức luôn sống mãi, không quên.

Bài thơ Bếp lửa với câu từ giản dị, cách viết nhẹ nhàng nhưng dường như khiến người đọc thấy cay cay ở khóe mắt. Một bài thơ tràn đầy tình yêu, tràn đầy hạnh phúc giữa đắng cay cuộc đời.

Cảm nhận bài thơ Bếp lửa – Mẫu 15

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình…

Bài thơ Bếp lửa là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.

Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó mà người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ và được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà. Đồng thời thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với người bà, đối với gia đình, đối với quê hương, đất nước.

Trước hết là hình ảnh Bếp lửa – nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, có người thân yêu, có bà và có cả những kỉ niệm ầu ơ khi còn nhỏ. Và dòng cảm xúc hồi tưởng ấy được bắt đầu từ hình ảnh Bếp lửa yêu thương:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” giàu tính chất tả thực, gợi lên hình ảnh một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sớm mai. Những đốm than hồng đỏ rực nồng đượm sự ấp ủ, được nhóm lên bởi bàn tay dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Đồng thời, cái bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong tâm trí , trong nỗi nhớ ám ảnh của nhà thơ, ấp ui, trân trọng và giữ gìn.

Từ đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà – người nhóm lửa trong mỗi buổi sớm mai: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi tả sự cần cù, chịu khó, vất vả, giàu đức hi sinh của người bà. “Thương” là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia vả bao hảm cả sự kính trọng, niềm biết ơn sâu sắc, cùng nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu dành cho bà của mình.

Như vậy, với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Có thể coi đây là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ. Từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ sẽ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa, về người bà và cả những kỉ niệm buồn vui khi còn bên cạnh bà.

Nhắc đến tuổi thơ, có lẽ trong mỗi chúng ta luôn thường trực nghĩ tới những năm tháng hồn nhiên, tinh khôi, trong trẻo khi được sống trong sự đủ đầy cả về vật chất và tình cảm yêu thương của cha mẹ, người thân. Nhưng với những thế hệ như lớp nhà thơ Bằng Việt thì điều đó làm sao có được khi họ phải sống trong những năm tháng bom rơi đạn lạc chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc.

Vì thế, khi nhớ về thời ấu thơ, những kỉ niệm trong kí ức như một thước phim quay chậm lần lượt hiện về trong tâm trí của Bằng Việt với biết bao nhiêu là sự thiệt thòi, gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Kỉ niệm đầu tiên ấy là khi lên bốn tuổi:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” gợi tả cái đói kéo dài làm cho mệt mỏi, rã rời và kiệt sức. Vì thế, cái đói đã khiến cho ngựa cũng trở nên gầy rạc, hình ảnh người bố đánh xe chắc chắn cũng khô héo, tiều tụy, xanh xao…tất cả đã khiến cho người đọc dâng lên một nỗi niềm xót xa khi nhớ tới nạn đói khủng khiếp đến rợn người năm Ất Dậu 1945 năm nào. Khi ấy, cháu ở cùng bà và đã cùng bà nhóm lửa, khói bếp tỏa ra đã làm cho nhèm mắt, “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

Làn khói đã in đậm, in sâu trong tâm trí của người cháu hay đó chính là nỗi cơ cực, vất vả của cái nghèo, cái đói, của chiến tranh loạn lạc trong tuổi ấu thơ của người cháu. Những câu thơ được viết lên bằng những tình cảm chân thực nên chan chứa nước mắt và dày đặc làn khói. Giọng thơ trầm xuống thấm thía một nỗi buồn cơ cực đến xót xa khi dòng hoài niệm tuổi thơ dâng đầy trong lòng thi sĩ khiến “sống mũi còn cay”. Tiếp đến là những dòng hoài niệm về tám năm ròng trong cuộc sống có chiến tranh sống bên bà:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Âm thanh của tiếng chim tu hú quen thuộc ở chốn đồng quê mỗi độ hè về cứ vang vọng, réo rắc cuộn xoáy vào trong lòng của người con xa xứ. Âm thanh của tú hú kêu được tái hiện trong những cung bậc và cảnh huống khác nhau: khi thì từ cánh đồng xa vọng lại (Tu hú kêu trên những cánh đồng xa) gợi lên một không gian rộng lớn, mênh mông và vắng lặng; khi thì lại rộn lên khắc khoải, da diết khiến lòng người trỗi lại những hoài niệm xa xăm

(Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà/ Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế); khi thì lại gióng giả, kêu hoài đến khô khan, lạnh vắng trên những cánh đồng xa xôi, heo hút (Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa)… Tiếng chim tu hú trở thành điệp khúc chủ âm của những dòng hoài niệm hồi tám tuổi, có tác dụng khắc họa không gian sống vắng lặng, heo hút, mênh mông; lại vừa gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải đến da diết, rợn ngợp.

Tuy nhiên, tuổi thơ của người cháu vẫn thấm đẫm tình cảm yêu thương, đùm bọc cưu mang của người bà yêu quí. “Mẹ và cha công tác bận không về” và hai bà cháu nương tựa vào nhau. Bên bếp lửa, bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo ban, dạy dỗ và chăm cháu học. Các động từ: “bà bảo, bà dạy, bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc và thấm thía tình yêu thương bao la, chăm chút của người bà dành cho người cháu.

Vì thế , bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng, chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình và bà là sự kết hợp thiêng liêng cao quí của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy trong những chuyến đi xa bận công tác của bố mẹ. Cho nên, người cháu luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Chỉ một mình chữ “thương” thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình.

Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Nỗi khổ sở, đau đớn khi giặc giã kéo về làng tàn phá, thiêu hủy nhà cửa, xóm làng, bà vẫn âm thầm chịu đựng, tự gắng gượng đứng lên chống đỡ nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của dân làng. Bà không muốn người con ở chiến khu biết được việc ở nhà mà ảnh hưởng đến công việc trong quân ngũ. Đó phải chính là phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh.

Ta đọc ở đây sự hi sinh thầm lặng, cao cả và thiêng liêng của người bà, người mẹ ở hậu phương luôn muốn gánh vác cùng con cháu, cùng đất nước để đánh đuổi giặc giã xâm lăng, đem lại bầu trời tự do cho dân tộc. Lời dặn dò của người bà vẫn được cháu “đinh ninh” nhớ mãi trong lòng, được trích nguyên văn được nhắc lại trực tiếp khi người cháu viết thư cho bố càng cho thấy phẩm chất đáng quý biết bao của người bà.

Vì thế, đến đây ta mới thấy được hết tất cả công lao to lớn của người mẹ Việt Nam đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Có được thắng lợi ấy không chỉ là sự đóng góp trực tiếp của những người lính trên mặt trận tiền tuyến mà còn có cả sự đóng góp lớn lao của những người phụ nữ ở hậu phương.

Sau những đoạn thơ hồi tưởng về thời ấu thơ được sống cùng bên bà của mình, người cháu tiếp tục suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà qua hình ảnh bếp lửa:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Từ Bếp lửa bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Điệp ngữ “một ngọn lửa” vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa; lại vừa có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương mà người bà dành cho cháu.

Ngọn lửa chính là hình ảnh khúc xạ cho tâm hồn, cho ý chí, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người tiếp lửa, truyền lửa cho người cháu thân yêu. Đó là ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ nối tiếp. Từ suy ngẫm về vai trò của người bà trong cuộc sống, tác giả tiếp tục khẳng định phẩm chất cao quí của người bà: tần tảo, giàu đức hi sinh và giàu lòng nhân ái:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi lên cuộc đời của người bà vất vả, gian truân, lận đận nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất thiêng liêng, cao quí của người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ “nhóm” (4 lần) bao gồm rất nhiều nghĩa, nói lên ý nghĩa cao cả của công việc mà bà vẫn làm mỗi sớm sớm, chiều chiều: Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình.

Từ “ấp iu nồng đượm” gợi tả công việc nhóm bếp và ngọn lửa luôn đượm than hồng bởi bàn tay khéo léo, cần mẫn, chi chút của bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai còn nhóm lên cả niềm yêu thương, sự sẻ chia chung vui và tâm tình tuổi nhỏ của người cháu. Đến đây, hành động nhóm lửa của bà đâu đơn thuần chỉ là hành động nhóm bếp thông thường nữa mà cao hơn nó đã thành hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho ý nghĩa của công việc nhóm lửa của bà.

Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình.

Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Từ cảm thán “Ôi” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rực cháy, bất tử thiêng liêng.

Khổ cuối bài thơ là lời bộc bạch chân thành của người cháu khi đã lớn khôn, trưởng thành. Dù cho khoảng cách về không gian, thời gian có xa xôi “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng người cháu vẫn luôn khắc khoải trong lòng nỗi nhớ khôn nguôi về bà, về bếp lửa: “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở/ – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”.

Sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa “khói lửa” của cuộc sống hiện đại với bếp lửa bình dị, đơn sơ của bà đã cho thấy sức sống bất diệt của ngọn lửa mà bà nhóm lên trong mỗi sớm chiều luôn thường trực và sống mãi trong lòng của người cháu. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm của tuổi thơ về bà – một người truyền lửa, truyền sự sống, tình yêu thương và niềm tin “dai dẳng” bất diệt cho thế hệ tiếp nối.

Chính vì thế nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài thơ khép lại bằng câu thỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đau, thiết tha nhớ tới tuổi thơ, nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đất nước.

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Hình tượng bếp lửa được thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha; nhịp điệu thơ linh hoạt; kết hợp với lối trùng điệp được sử dụng biến hóa, khiến cho lời thơ với hình ảnh bếp lửa cứ tràn ra, dâng lên, mỗi lúc thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu.

Qua đó, chúng ta càng cảm thấy yêu, càng cảm thấy trân trọng hơn tình cảm đối với gia đình, với quê hương, đất nước. Từ đó, ta mới thấm thía hết được lời bài hát của nhạc sĩ Trung Quân, thật ý nghĩa biết chừng nào:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…

*******************

Bếp lửa là những tình cảm thiết tha, cảm động của Bằng Việt dành cho người bà của mình, bên cạnh bài Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Phân tích hình ảnh người bà và ngọn lửa qua đoạn thơ: “Rồi sớm rồi chiều… thiêng liêng – bếp lửa”, Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Bình giảng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước. Chúc các em xây dựng cho mình một bài văn cảm nhận hay, chân thực và giàu ý nghĩa.

Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-bep-lua-cua-bang-viet/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button