Giáo dục

Cảm nhận đoạn thơ sau trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: “Em Cu Tai… nằm trên lưng”

Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: “Em Cu Tai… nằm trên lưng”

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”

Bạn đang xem bài: Cảm nhận đoạn thơ sau trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: “Em Cu Tai… nằm trên lưng”

cam nhan doan tho sau trong khuc hat ru nhung em be lon tren lung me em cu tai nam tren lung

Cảm nhận đoạn thơ trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 

Bài văn mẫu Cảm nhận đoạn thơ sau trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: “Em Cu Tai… nằm trên lưng”

Những bài thơ viết về hình ảnh người phụ nữ đều đẹp đẽ lạ thường. Và đặc biệt, những vần thơ viết về người mẹ trong ngày chiến trận lại càng đẹp đẽ, càng đáng trân trọng biết bao. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là một bài thơ như thế, Nguyễn Khoa Điềm bằng những cảm nhận đầy chân thực và trái tim thiết tha đã sáng tạo nên khúc trữ tình thấm đẫm lòng yêu thương của mẹ dành cho đứa con thân yêu. Điều đó được thể hiện rõ lời ru đầy thắm thiết:

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”

Bạn đang xem bài: Cảm nhận đoạn thơ sau trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: “Em Cu Tai… nằm trên lưng”

Cũng như bao người mẹ khác, trái tim yêu thương mẹ dành hết tất cả cho con. Người mẹ Tà-ôi dù yêu con, dù con còn nhỏ nhưng vì công việc, vì cuộc sống mẹ vẫn phải địu con lên rẫy làm nương. Nặng nhọc trong công việc, tỉa bắp giữa núi đồi với cái nắng gay gắt mẹ vẫn không quản ngại, luôn bên em, luôn cất lời ru ngọt ngào cho em giấc ngủ an lành, mẹ mong em ngoan, đừng làm mẹ mỏi để mẹ tập trung cho công việc của mình. Mẹ và em đồng hành cùng nhau, dù trong đêm tối, dù giã gạo hay ra chiến trường, dù trong cày cấy ruộng nương, mẹ vẫn có em bên cạnh, mẹ cùng em làm việc:

“Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ”

Công việc của mẹ đâu chỉ dành riêng cho gia đình mình, mà còn là cho làng đói, cho tiền tuyến xa xôi, mẹ tăng gia sản xuất cho kháng chiến đang trong cơn gấp gáp. Tấm lòng mẹ thật cao cả, lớn lao. Tấm lưng gầy guộc của mẹ gánh trên mình bao trách nhiệm với làng, với nước qua bao nỗi vất vả nhọc nhằn.

“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”

Hình ảnh đối lập giữa lưng núi và lưng mẹ đã làm nổi bật sự nhỏ bé của mẹ và em giữa núi rừng mênh mông, càng tô đậm thêm sự gian khổ hi sinh lớn lao của mẹ Tà-ôi. Lưng núi bao la như vậy vẫn làm sao sánh được với sự tần tảo trên tấm lưng gầy của mẹ, thiên nhiên dường như cũng phải cảm phục trước tấm lòng bao la của mẹ.

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”

Bằng hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã thể hiện tình cảm quá đỗi sâu sắc của mẹ dành cho em. Nếu mặt trời của bắp là mặt trời của thiên nhiên, của vũ trụ mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Mặt trời ấy sáng soi, là nguồn ánh sáng mang lại sự sống và phát triển cho vạn vật, cho muôn loài. Thì với mẹ, mặt trời chính là em, là món quà tuyệt diệu gần gũi đang ngủ ngoan trên lưng mẹ. Em chính là mặt trời ấm áp, sưởi ấm trái tim, cho mẹ sức mạnh để tiếp tục cố gắng, chiến đấu và làm việc. Là niềm tin của mẹ trong cuộc sống đầy gian khổ, là tương lai tươi sáng mẹ mong đợi và hy vọng nơi em. Vì con, dẫu có mệt nhọc hay khốn khó mẹ vẫn vững lòng, mặt trời của bắp và mặt trời của mẹ, mặt trời của cách mạng đều là những nguồn sáng yêu thương gửi gắm nơi trái tim người mẹ Tà- ôi. Đó là một tình thương con mãnh liệt, tình yêu làng tha thiết và tình yêu Tổ quốc mặn nồng của người mẹ miền núi.

Lời ru của mẹ thật nhẹ nhàng, quá đỗi dịu dàng và mộc mạc nhưng chứa đựng bao tình cảm lớn lao. Qua đó, tác giả đã thể hiện được hình ảnh người mẹ Tà ôi nói riêng và người phụ nữ Việt nam nói chung, những con người chịu thương chịu khó, yêu thương con thiết tha.

Đoạn thơ như một nốt nhạc ngọt ngào ngợi ca lòng mẹ, ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, ngợi ca những người mẹ anh hùng. Nhắc nhở mỗi người hãy ghi sâu vào trái tim, ghi dấu vào lòng mình niềm biết ơn và kính yêu tới người mẹ hiền tần tảo.

—————–HẾT—————–

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em lập dàn ý và làm bài Cảm nhận đoạn thơ sau trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: “Em Cu Tai… nằm trên lưng”, để có thêm những hiểu biết về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, Cảm nhận của em về tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Cảm nghĩ về bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/cam-nhan-doan-tho-sau-trong-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me-em-cu-tai-nam-tren-lung/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button