Tài liệu hướng dẫn làm văn cảm nhận hai câu thơ cuối bài Con cò của Chế Lan Viên, gợi ý chi tiết những nội dung chính cần phân tích và tham khảo một số bài văn mẫu cảm nhận hai câu thơ trích trong bài thơ Con cò.
Đề bài: Cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng)
Bạn đang xem bài: Cảm nhận hai câu thơ cuối bài Con cò (Chế Lan Viên)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
(Con cò – Chế Lan Viên)
(Đề Văn thi thử vào 10 THPT Tân Thành, Thái Nguyên 2018)
Hướng dẫn cảm nhận hai câu thơ trong bài Con cò
Gợi ý
– Ở khổ thơ thứ ba:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
+ Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con.
+ Hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng nhân hậu bao la của mẹ dành cho cuộc đời con
+ Từ sự thấu hiểu tấm lòng của người mẹ, nhà thơ tự đúc kết và khái quát nội dung tình cảm
+ Câu thơ chứa đầy tình yêu thương, triết lý, khẳng định tình mẫu tử bền chặt son sắc (thông qua điệp từ “dù” và “vẫn”)
+ Từ “dù, vẫn” có tác dụng khẳng định rằng con có lớn, có trưởng thành đến đâu thì con vẫn là con của mẹ. Tình thương yêu của mẹ, tấm lòng của mẹ vẫn theo con suốt cuộc đời. Trong suốt hành trình cuộc đời con, mẹ mãi là điểm tựa tinh thần vững chắc. Chính mẹ đã truyền cho con hơi ấm của tình yêu thương và mạch nguồn dân tộc để con thêm sức mạnh trên bước đường con đi.
=> Tác giả Chế Lan Viên đã rút hết ruột gan mình để viết ra hai câu thơ vừa triết lý, vừa thâm sâu nói lên được tận cùng của nỗi niềm tâm gan người mẹ dành cho con mình.
// Trên đây là một số gợi ý của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá cho đoạn văn cảm nhận hai câu thơ cuối bài Con cò. Để hình dung rõ hơn cách triển khai các ý trong bài cảm nhận, các em có thể đọc tham khảo những đoạn văn mẫu dưới đây được chúng tôi tổng hợp.
Một số đoạn văn mẫu ngắn cảm nhận về hai câu thơ cuối bài Con cò (Chế Lan Viên)
Đoạn văn 1:
Từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được. Mẹ dành tình cảm cao qúy, đầy sự huy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng như gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“…
Đoạn văn 2:
Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm cuả nó là không gian và thời gian không có giới hạn. Lên rừng – xuống bể là hai chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn cuả cuộc đời; cả khoảng cách xa – gần cũng không thể ngăn trở tình yêu thương cuả mẹ giành cho con. Hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” như một lời khẳng định rằng: tình yêu thương cuả mẹ “luôn”, “vẫn”, “sẽ”, “mãi” theo con, bên con dù cho một ngày nào đó mẹ sẽ không còn trên cõi đời này. Tấm lòng mẹ muôn đời vẫn vậy. Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khái quát trong suốt bài thơ. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát tình mẫu tử thiêng liêng ấy trong bài thơ “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…” của mình: “Ta đi trọn kiếp con người – Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Trước người mẹ đứa con dù có lớn đến đâu vẫn cứ mãi là bé bỏng vì tình thương của mẹ là vô bờ bến. Các cụ ta ngày xưa chẳng đã từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Tình cảm mà mẹ giành cho con như “nước suối nguồn” thì làm sao có thể vơi cạn được? Mặt khác con chính là bến bờ của mẹ, là mặt trời đem lại hơi ấm nồng nàn, mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ… Thì thử hỏi làm sao mẹ có thể rời xa con?… Với người mẹ đứa con giống như lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, quy luật ấy mãi là vĩnh hằng bất biến, thấm đượm trong tâm hồn ta muôn đời không thể biến đổi. Từ sự thấu hiểu về tấm lòng mẹ nhà thơ đã khái quát thành một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững mang tính triết lí rộng lớn, sâu sắc đi vào chiều sâu của tình mẫu tử. Trước người mẹ đứa con dù có lớn đến đâu vẫn cứ mãi là bé bỏng vì tình thương của mẹ là vô bờ bến. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Thì làm sao có thể vơi cạn được. Mặt khác đứa con là bến bờ của mẹ, là mặt trời đem lại hơi ấm nồng nàn mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ… Làm sao người mẹ có thể rời xa?… Với mẹ đứa con giống như một lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, quy luật ấy mãi là vĩnh hằng bất biến, thấm đượm trong tâm hồn ta muôn đời không thể biến đổi.
Đoạn văn 3:
Trong mỗi chúng ta người quan trọng nhất trong cuộc đời đó là mẹ, mẹ đã vất vả sinh ra ta, cho ta uống những giọt sữa mát lành, ngọt ngào, và nuôi ta trưởng thành lớn khôn, dù ta có lớn đến đâu thì trong mắt mẹ ta mãi là người con bé bỏng, mẹ vẫn luôn dõi theo và lo lắng quan tâm tới ta, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Câu thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc nhất trong bài thơ ”Con cò” của Chế Lan Viên, tác giả khẳng định tình mẹ là bao la và bất diệt. Đứng trước người mẹ kính yêu con dù lớn khôn đến đâu hay trưởng thành như thế nào đi nữa thì vẫn là đứa con bé thơ của mẹ, rất cần mẹ và luôn được yêu thương che chở rất nhiều.
Trong cuộc sống ta không thể thiếu tình mẹ vì mẹ là người đã sinh ra ta, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ chúng ta mẹ mang đến cho con biết bao nhiêu điều tuyệt vời nhất, nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương, vỗ về. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời… Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển đông vô tận, mẹ luôn là người nâng đỡ ta khi vấp ngã, bên ta khi ta buồn, tha thứ cho ta mỗi khi ta mắc lỗi .
Với những công lao to lớn như vậy mỗi chúng ta cần làm gì để đáp đền công ơn của mẹ? cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện học tập chăm ngoan để mẹ vui lòng luôn vâng lời, chăm chỉ giúp mẹ những công việc phù hợp với sức lao động của mình, đặc biệt phấn đấu học giỏi, động viên mẹ bằng những điểm 10.
Khi lớn lên công thành danh toại cũng là lúc mẹ chúng ta đứng tuổi thì chúng ta cần biết chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chu đáo. Khi ta biết công lao của mẹ và biết trân trọng mẹ cũng có nghĩa là ta đang trân trọng tình cảm trong gia đình, tình cha con, tình cảm ông bà, tình cảm anh chị em…. Đây là những thứ tình cảm bền vững trong đời sống, tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên bên cạnh nhiều người biết đề cao trân trọng mẹ của mình thì còn có những người con cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng, rồi có những người con khi mẹ về già không lo phụng dưỡng mà chỉ biết kể công “cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể – con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Bên cạnh những người mẹ yêu thương con cái thì cũng có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ đứa con của mình đó là hành vi xấu đáng nên án.
Tóm lại, hai câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn đúng, mẹ là người rất quan trọng với tất cả chúng ta, chúng ta hãy biết quan tâm, chăm sóc và luôn làm cho mẹ vui, chúng ta còn đang là những học sinh thì hãy chăm chỉ học tập thật tốt, về nhà giúp đỡ bố mẹ những việc trong khả năng của mình.
// Ngoài những đoạn văn ngắn cảm nhận hai câu thơ cuối bài Con cò trên đây, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá cũng đã bổ sung thêm hai bài văn dài khác giúp em có những hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa hai câu thơ và góp phần mở rộng vốn từ ngữ khi trình bày.
Những bài văn dài phân tích hay nhất hai câu thơ
Bài mẫu 1:
Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.
Vâng, từ xưa đến nay trong đời sống của mỗi con người có vô vàn mối quan hệ tình cảm hết sức tinh tế, phức tạp và phong phú, nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm với quê hương đất nước, thì tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất và vĩnh cửu nhất, có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và sâu nặng nhất có lẽ, bao giờ cũng là tình mẫu tử… Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” …
Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau.
Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Mẹ hi sinh tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất, mẹ thức trắng đêm trông nom khi con ốm, mẹ lận đận sớm hôm để lo cho cuộc sống con được trọn vẹn, mẹ long đong sớm chiều vì công việc để lo cho con đủ miếng cơm, manh áo… sự vất vả, tận tụy ấy không thể kể hết được bằng lời.
Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng.
Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người. Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia xẻ và động viên con.
Như nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Những người mẹ, ai đã chẳng từng một lần mang nặng đẻ đau, từng vắt cạn kiệt dòng sữa đời mình nuôi con khôn lớn?…Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đỡ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.
Tình yêu thương của mẹ dành cho con là vô cùng thiêng liêng, cao cả là bất tử, là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Phải chăng tình mẫu tử chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại: Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Không có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ .
Mẹ luôn quan tâm đến con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tình yêu thương cùng những lời chỉ bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang quý báu giúp con vào đời. Chính tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Có một nhà văn đã nói: “Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi… Nhưng khi đứng trước mẹ con thấy mình nhỏ bé làm sao”.
Đúng vây, dù sau này ta có vị trí trong xã hội hay… gì gì đó đi chăng nữa, thì khi đứng trước mẹ, con vẫn chỉ là đứa trẻ tội nghiệp, yếu ớt cần sự chở che, đùm bọc. Cuộc sống của con sẽ ra sao nếu không có mẹ. Chẳng thể nào nói hết được tình mẹ đối với con cái chỉ biết rằng mỗi chúng ta cần biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó. Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, thì vai trò của người mẹ càng được khẳng định. Người mẹ không chỉ chăm lo cho gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, với những đứa con tuổi mới lớn mẹ còn là người bạn, người chị luôn quan tâm, chia sẻ những tâm tư nhiều khi phức tạp của con. Chính điều đó mẹ trở nên gần gũi con hơn bao giờ hết…
Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có mẹ. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó…
Đại văn hào Nga Macxim Gorki đã viết: “Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?”. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ! Hãy luôn là những đứa con ngoan, tu dưỡng đạo đức, học thật giỏi để đền đáp những công lao, những tình cảm mà mẹ đã dành cho chúng ta.
Hiện nay, trong xã hội không hiếm những kẻ bất hiếu, làm cho mẹ phải khóc không thiếu những kẻ sống lạnh nhạt. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án cần cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta. Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” có giá trị hơn nhiều lần những bài luân lí nói về lòng nhân hậu, tình người, tình mẫu tử. Mẹ không thể sống đời với chúng ta vì thế hãy quan tâm mẹ hơn khi còn ở bên cạnh bạn.
Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử”… Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.
Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Đọc hai câu hai thơ tuy giản dị nhưng thật thấm thía đủ để mỗi con người khi nhắc đến người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu thương. Sức mạnh của văn chương nghệ thuật thật cực kì sâu xa.
Bài mẫu 2:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Câu thơ phải nói đã đi vào lòng của bao con người, lặng đi và sống lại mỗi giây phút nghĩ mình vẫn là một đứa con thơ dù đã trưởng thành. Câu thơ đậm chất nhạc, gợi nhắc một tình mẫu tử bao la và đối với tôi đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất, và cái ánh sáng nhẹ nhàng, hiền dịu như tình mẫu tử ấy sẽ mãi mãi soi sáng cho tôi trong suốt cuộc đời này.
Với tôi, bất cứ những điều thuộc về tình mẫu tử, dẫu bình thường nhưng cũng rất thiêng liêng. Và vì thiêng liêng nên nó là bất diệt, vĩnh cửu, là sợi dây vô hình bền chặt không gì thay đổi nổi kể cả thời gian và khoảng cách của không gian như con dẫu lớn nhưng lòng mẹ mãi theo con.
Tình mẫu tử là sợi dây vô hình mà chúng ta không thể cầm nắm, giữ lại hay vứt bỏ… Nó chỉ đọng lại bởi ý nghĩa, bởi cảm nhận và bao la thứ bởi khác. Tôi không khẳng định chính xác được tình mẫu tử là gì. Nhưng trong tôi, nó như sự hy sinh thầm lặng của mẹ từng ngày, như bao gánh nặng đè lên vai mẹ và như tình yêu thương mênh mông mà mẹ dành cho tôi. Và tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết về tình mẫu tử, bởi nó là đề tài được chú ý nhất hay nói cách khác là một đề tài hot trong tim tôi.
Mẹ! Đó là tiếng gọi thiêng liêng nhất trong tâm khảm của mỗi con người. Và tiếng gọi ấy như tuyệt vời hơn khi ta lồng ghép vào chữ “yêu thương”. Mẹ là người sinh ra và nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Có thể nói, không một ai hiểu con như mẹ. Mẹ dõi theo bước ta từng ngày, dạy ta từ lời ăn tiếng nói đến cách hành xử, xử sự. Mẹ yêu ta bằng một tình yêu vĩnh cửu, nâng niu và bảo vệ ta trước mọi hiểm nguy xung quanh. Mẹ là thế, luôn cho đi mà không đòi hỏi nhận lại thứ gì cao sang, chỉ muốn con khôn lớn trưởng thành. Bởi vậy, tôi yêu mẹ hơn yêu chính bản thân mình.
Con người ta dù lớn bao nhiêu vẫn cảm thấy mình thật nhỏ bé khi được trong vòng tay mẹ. Và có lớn thế nào người ta vẫn không rủ bỏ được một sự thật ngọt ngào: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”. Mẹ sinh ra ta. Bởi vậy, đi đâu, con vẫn là con mẹ, và mẹ vẫn mong, yêu thương con đến từng phút giây. Mẹ ngày ngày hướng lòng mình về phía con đi, ngóng chờ ở con đường quen thuộc nơi con từ giã mẹ, và đêm đêm mẹ nhớ con mà khóc một mình trong im lặng, chìm đắm giữa tình mẫu tử thiêng liêng. Một cuộc sống hạnh phúc không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền tài, vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là một người giàu sang, của cải đếm không hết, nhưng từ tận sâu trong con tim mình, bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn. Tôi nghĩ có lẽ bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình rất cô đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải qua một tuổi thơ bên cạnh mẹ, được mẹ yêu thương, chăm sóc, bảo bọc. Đối với mẹ, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu thời gian như một cuốn băng quay ngược dòng để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì liệu bạn có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không? Chắc có nếu bạn biết yêu mẹ thực sự, phải không?
Tôi, tôi luôn sẵn sàng chia sẻ với bạn về tình mẫu tử của chính bản thân mình. Vì tôi tự hào về nó, tự hào về mẹ – một người giáo viên mà trong tim tôi thì “giỏi việc trường và quá đảm việc nhà”. Tôi ca ngợi mẹ và tôi thấy dịu lòng vì sự ca ngợi ấy….
Dù bạn là ai, nhìn mẹ như thế nào thì cũng hãy nhớ yêu thương và kính trọng mẹ. Để khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại, cũng như cái tình mẫu tử bị đứt đoạn sẽ mãi nguyên tươi. Nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu hay ở bất cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.
Tôi viết những dòng này, thực ra không phải viết mà là tâm sự, tâm sự cùng nỗi lòng một người mẹ. Và tôi hiểu hơn hết câu thơ “con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”. Nó sẽ thành nốt nhạc nhẹ mỗi khi tôi nhớ, nghĩ về mẹ. Và tôi hy vọng bạn trân trọng tình mẫu tử. Để một đêm chợt hình ảnh mẹ ùa về, lắng đọng trong kí ức, bạn sẽ không ân hận và đủ tự tin để mỉm cười thật tươi. Yêu và trân trọng tình mẫu tử biết mấy!
Tuyển tập Văn mẫu hay lớp 9 / Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
// Hi vọng qua những nội dung gợi ý cách làm cũng như một số mẫu bài văn, đoạn văn cảm nhận về hai câu thơ cuối bài Con cò trên đây của Đọc tài liệu, các em sẽ viết được cho mình một bài văn hay đoạn văn hay và đủ ý nhất, đạt được điểm cao. Chúc các em học tốt môn Văn !
Cảm nhận hai câu thơ cuối bài Con cò, gợi ý cách làm và tham khảo những đoạn văn mẫu ngắn cảm nhận về hai câu thơ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cam-nhan-hai-cau-tho-cuoi-bai-con-co-che-lan-vien-hay-nhat/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục