Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Tào tháo uống rượu luận anh hùng
Bạn đang xem bài: Cảm nhận về đoạn trích Tào tháo uống rượu luận anh hùng
Cảm nhận về đoạn trích Tào tháo uống rượu luận anh hùng
I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Tào tháo uống rượu luận anh hùng
1. Mở bài
Giới thiệu chung về đoạn trích Tào Tháo.
2. Thân bài
a. Nội dung
– Ba anh em Lưu Bị nương nhờ tại doanh trại Tào Tháo chờ thời cơ làm việc lớn.
– Để tránh sự nghi hoặc của Tào Tháo, Lưu Bị trồng vườn rau, ngày ngày chăm sóc.
– Để thử lòng người, Tào Tháo cho người tới mời Lưu Bị đến uống rượu.
– Cuộc đấu trí diễn ra:
+ Tào Tháo hỏi: “Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ” => Huyền Đức trả lời: “Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi”
=> Tào Tháo thông minh, gian hùng, Lưu Bị khôn khéo, bình tĩnh.
– Tào Tháo hỏi Lưu Bị về anh hùng trong thiên hạ, luận về những anh hùng mà bị đề xuất – Quan niệm anh hùng của Tào Tháo: “người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia”.
– Lưu Bị giật nảy mình, đánh rơi cả thìa đũa khi Tháo cho rằng anh hùng trong thiên hạ chỉ có Lưu Bị và mình => Nhờ tiếng sấm bất ngờ mà Bị tránh được sự nghi ngờ của Tào Tháo.
=> Cuộc đấu trí diễn ra cân sức, cân tài.
b. Nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện tài tình
– Ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn, đặc sắc.
– Sáng tạo tình huống truyện độc đáo.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị của đoạn trích và tài năng của tác giả.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Tào tháo uống rượu luận anh hùng
Nhắc đến văn học Trung Quốc không thể không nhắc đến Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc. Điều làm nên sức hấp dẫn của bộ tiểu thuyết này đến từ những vị anh hùng nổi tiếng thông minh, tài năng mà không kém phần khôn khéo như Lưu Bị, Tào Tháo, Quan Công và những cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa hai phe đại diện chính, tà…..Một trong những trích đoạn hay nhất viết về các cuộc đấu trí trong Tam quốc diễn nghĩa phải kể đến trích đoạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.
Đoạn trích thuộc chương thứ 21 trong tổng số 120 chương của tác phẩm. Nội dung kể về cuộc uống rượu luận anh hùng của hai bậc đại tài trong thiên hạ Lưu Bị và Tào Tháo.
Ba anh em Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi kết nghĩa anh em, mưu nghiệp lớn trị quốc, bình thiên hạ. Song, vì mới bắt đầu, lực lượng còn nhiều non yêu, tình hình thực tế còn khó khăn, vì vậy họ quyết định sang nương nhờ tại doanh trại Tào Tháo, thực chất là chờ thời cơ. Vì biết Tháo là người thông minh lại hay nghi ngờ, Lưu Bị bèn trồng một vườn rau, ngày ngày chăm sóc, vun xới nhằm mục đích tránh sự để tâm của Tào Tháo. Hành động trồng vườn rau của Lưu Bị cho thấy được sự tài trí của ông, ông hiểu được mình đang ở đâu và cần phải làm gì trước tiên, sự kiên tâm chờ đợi thời cơ cùng khả năng suy xét tình hình của Lưu Bị khiến ta không khỏi nể phục.
Tào Tháo gian hùng nhưng là kẻ tài trí, hắn dù biết rõ những âm mưu mà ba anh em vườn đào đang tính toán, sống vẫn là kẻ trọng tài, muốn thu phục họ về phe mình. Để thử lòng người tài, Tháo cho người tới mời Lưu Bị đến uống rượu. Khi nghe tin, Lưu vô cùng hoảng hốt, mặt tái mét, dù vậy, vẫn không dám chối từ mà đi đến thăm gia cuộc rượu với Tháo.
Vừa gặp, Tháo buông lời hỏi han, nhưng thực ra nhằm thăm dò thái độ của Lưu Bị: “Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ?” Lưu Bị nghe xong liền giật mình, mặt tái mét nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh nếu không mưu tính của mình sẽ bị lộ, Bị bèn trả lời Tháo:” không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi”.
Cuộc chuyện bắt đầu tưởng chừng như bình thường nhưng thực tế Tào Tháo luôn đưa ra những câu hỏi đả động, khích tướng mà nếu Lưu Bị không bình tĩnh, chủ quan một chút là có thể để lộ mình bất cứ lúc nào. Đây quả là một cuộc đấu trí ngang ngửa đầy hấp dẫn và kịch tính.
Khi mây đen trên bầu trời kéo đến, nghe binh sĩ nhắc đến vòi rồng, Tháo khôn khéo mượn chuyện tự nhiên để thăm dò Lưu Bị: “Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay, lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sông. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bề. Rồng ví như anh hùng trong đời…”. Nhìn Lưu Bị, Tháo hỏi: “Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng”. Biết Tháo đang thăm dò khả năng nhìn người của mình, Bị bày tỏ bản thân vốn là người trần mắt thịt, không nhìn thấu anh hùng như một cách từ chối trả lời. Song, Tháo vốn là kẻ thông minh, lại gian xảo đa nghi, bèn bảo Bị nếu không thấy thì ít nhất hẳn cũng phải được nghe danh. Lúc này đây, biết mình không thể không trả lời, Bị đành phải kể ra tên các vị anh hùng vốn nổi danh bấy nay như Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu, Lưu Chương, Tôn Sách. Mỗi người đều có những ưu thế và sức mạnh riêng:
“Viên Thuật binh lương nhiều ở Hoài Nam.
Viên Thiệu như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu; bộ hạ có nhiều tay tài giỏi.
Lưu Biểu nổi tiếng trong 8 kẻ tuấn kiệt, uy danh khắp cả chín châu.
Tôn Sách sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giang Đông…
Lưu Quý Ngọc đang hùng cứ ở Ích Châu…”
Khi nghe đến đây, Tháo liền gạt phăng ý kiến của Lưu Bị, tỏ ra không đồng tình, khinh bỉ những vị anh hùng mà Bị vừa kể ra. Với sự suy luận của mình, Tháo cho rằng Viên Thuật chìa “Xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được”, Viên Thiệu thì “nhút nhát, không quyết đoán”, là kẻ tầm thường, không thể coi đó là bậc anh hùng được. Với Lưu Biến, Tháo cho rằng hắn “chỉ có hư danh không có thực tài”. Tôn Sách sống nhờ danh tiếng bố, nào phải anh hùng. Với Lưu Chương, Tháo cho hắn chỉ là một con chó giữ nhà mà thôi. Lời lẽ của Tào Tháo tùy có vẻ ngạo mạn, coi khinh nhưng thực chất là lý lẽ của người hiểu biết, có tầm nhìn rộng sâu. Theo Tào Tháo quan niệm, bậc anh hùng phải là “…người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia”. Có thể thấy, đó là một suy nghĩ khá sâu sắc, bậc anh hùng chắc chắn phải là người có chí lớn, mưu cao và phải là kẻ có tài năng. Song quan niệm của Tào Tháo chưa đủ, bởi bậc anh hùng trong thiên hạ còn phải là người có lòng nhân nghĩa, chí lớn phải vì đời sống tốt đẹp của nhân dân.
Tình huống không kém phần kịch tính xảy đến khi chính Tào Tháo trỏ tay vào Lưu Bị và mình rồi nói: “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”. Câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị bất ngờ, tưởng rằng Tào Tháo đã nhận ra mưu trí của mình mà “giật nảy mình”, đánh rơi cả thìa đũa đang cầm xuống đất. May mắn thấy đó cũng là lúc tiếng sét trên bầu trời nổ ra, Lưu Bị bèn viện cớ sợ sấm mà che giấu lòng mình “Đức Thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt. Huống chỉ là tôi đây sao lại không sợ!”. Nghe thấy thế Tào Tháo cũng chẳng còn nghi ngờ gì Lưu Bị nữa.
Cuộc uống rượu luận anh hùng chỉ là bề nổi, sâu trong đó là cuộc đấu trí tài không khoan nhượng giữa hai bậc anh hùng trong thiên hạ. Mỗi người một vẻ, mỗi người đều cho thấy cốt cách của mình trong cuộc chuyện. Tào Tháo tùy thông minh, đại tài nhưng lại gian hùng, khó đoán. Lưu Bị cũng là bậc hiền trí, chí lớn, khôn khéo lại biết người, biết ta, xứng đáng là ánh hùng trong thiên hạ.
Bằng nghệ thuật kể chuyện tài tình, ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn, đặc sắc cùng khả năng sáng tạo tình huống truyện độc đáo, tác giả đã khắc hoạ thành công sự tài trí cùng những nét tính cách tiêu biểu của từng nhân vật. Đoạn trích một lần nữa khẳng định tài năng điêu luyện trong ngòi bút của La Quán Trung, một tài năng đáng ngưỡng mộ của văn học Trung Quốc.
———————–HẾT————————-
Trên đây là tài liệu cảm nhận về đoạn trích Tào tháo uống rượu luận anh hùng. Ngoài ra, để tích lũy thêm cho bản thân nhiều kinh nghiệm làm bài hơn, các em có thẩm khảo các bài văn mẫu cùng chuyên đề sau Soạn bài Tào tháo uống rượu luận anh hùng và bài Phân tích đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cam-nhan-ve-doan-trich-tao-thao-uong-ruou-luan-anh-hung/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục