Đề bài: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau: Lần lần, mấy năm qua…. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa
Bạn đang xem bài: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau: Lần lần, mấy năm qua…. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa
Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau: Lần lần, mấy năm qua…. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa
1. Mẫu số 1:
Truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị và đặc biệt, qua hai đoạn trích “Lần lần, mấy năm qua…. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa” giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về số phận của nhân vật. Trước hết, ở đoạn văn thứ nhất đã cho chúng ta thấy rõ được số phận bất hạnh của nhân vật Mị khi trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra. Vì món nợ truyền kiếp, Mị bỗng chốc trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí, sống cuộc sống lầm lũi, trở thành công cụ lao động và mất hết ý niệm về thời gian. Chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng nhà văn Tô Hoài đã giúp người đọc cảm nhận được số phận tủi khổ của Mị. Nhưng ở Mị, người ta còn thấy ánh lên sức sống, tinh thần phản kháng tiềm tàng và ở đoạn văn thứ hai đã giúp chúng ta cảm nhận rõ nét điều đó. Không còn lầm lũi trong căn buồng kín mít, Mị khao khát được đi chơi, thấy lòng “vui sướng như những đêm ngày Tết lúc trước” và rồi Mị ý thức được số phận của mình ở hiện tại. Và một lần nữa, Mị lại nghĩ đến cái chết, cái chết để giải thoát đi những tủi cực, bất hạnh của số phận mình. Như vậy, chỉ với hai đoạn văn, nhưng cũng đủ để người đọc có thể cảm nhận được hình ảnh nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
2. Đoạn văn 2:
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. Đặc biệt, qua hai đoạn trích “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết… Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa” càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm về nhân vật. Trước hết, hai đoạn trích đã cho người đọc thấy được cuộc sống, số phận của nhân vật Mị khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá tra. Kể từ khi trở thành con dâu nhà thống lí, Mị dần bị chai sạn, Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian và biến thành cỗ máy làm việc. Những tưởng, cuộc sống của Mị sẽ mãi mãi quẩn quanh trong bóng đêm mịt mờ ấy, nhưng không, ở cô gái dân tộc H’mông ấy ta vẫn thấy ánh lên sức sống, khát vọng sống tiềm tàng. Mùa xuân lại về trên mảnh đất Tây Bắc, Mị từ cô gái chai sạn, “ngồi trơ giữa nhà” bỗng lại thấy “phơi phới trở lại”, Mị thấy vui vẻ và muốn được đi chơi như những năm tháng vui tươi trước đây. Và rồi, trong giây phút ấy, Mị thức tỉnh và Mị nghĩ “nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị muốn chết vì hơn lúc nào hết, Mị ý thức sâu sắc về số phận của mình, về nỗi đau đớn của mình. Và như vậy, qua hai đoạn văn trên đã giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc, rõ nét về số phận của nhân vật Mị.
3. Đoạn văn 3
Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, người đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh nhân vật Mị. Đặc biệt, qua hai đoạn trích “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết… Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa” càng giúp chúng ta hiểu thêm về cô gái dân tộc H’Mông xinh đẹp này. Trước hết, qua hai đoạn trích, người đọc thấy được cuộc sống khổ cực, số phận bất hạnh của Mị. Chỉ vì món nợ truyền kiếp của gia đình từ bao nhiêu năm nay, Mị bỗng chốc trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí và cũng kể từ đây, cuộc sống của Mị bước sang một trang mới. Không còn là cô gái xinh đẹp với bao khao khát, rạo rực của tuổi mới lớn, Mị dần trở nên bị chai sạn về mặt tâm hồn, trở thành cỗ máy lao động và mất hết mọi ý niệm về không gian thời gian. Mị cứ lầm lũi như vậy từ ngày này qua ngày khác và “Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa”. Nhưng Mị không sống mãi như thế, qua hai đoạn trích có thể thấy có những giây phút sức sống, khát khao sống tiềm tàng trong Mị đã sống dậy. Cô cũng khao khát được đi chơi Tết, thấy vui sướng và thấy mình còn trẻ. Thế nhưng, chính trong phút giây ấy, Mị lại nghĩ nếu có lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết chứ không còn muốn nhớ lại. Mị muốn ăn lá ngón để chết bởi lúc này đây, Mị đang ý thức một cách rõ nét về cuộc sống vô vị, không ý nghĩa của chính mình và về những tủi cực, khổ sở của bản thân. Như vậy, qua hai đoạn văn trên, nhà văn Tô Hoài đã thêm một lần nữa giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật Mị.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Tô Hoài viết về cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo dưới chế độ phong kiến miền núi hà khắc. Tìm hiểu chi tiết vể nhân vật Mị cũng như giá trị của truyện ngắn này, bên cạnh bài Cảm nhận về nhân vật Mị trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ, Diễn biến tâm trạng của Mị trong “đêm tình mùa xuân” trong Vợ chồng A Phủ.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/cam-nhan-ve-hinh-tuong-nhan-vat-mi-trong-hai-doan-van-sau-lan-lan-may-nam-qua-mi-se-an-cho-chet-ngay-chu-khong-buon-nho-lai-nua/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục