Giáo dục

Câu hỏi đuôi: Cấu trúc, cách dùng và Bài tập câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi (tag question) là một trong những dạng ngữ pháp xuất hiện rất nhiều trong các bài thi TOEIC, tiếng anh giao tiếp. Chính vì vậy Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá sẽ giới thiệu đến các bạn tài liệu Tổng hợp kiến thức về câu hỏi đuôi trong tiếng Anh.

Đây là tài liệu rất hữu ích, tổng hợp toàn bộ kiến thức về câu hỏi đuôi như: khái niệm, cấu trúc, cách sử dụng và bài tập áp dụng. Qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để học tốt tiếng Anh. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bạn đang xem bài: Câu hỏi đuôi: Cấu trúc, cách dùng và Bài tập câu hỏi đuôi

I. Khái niệm câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi là kiểu câu hỏi bao gồm 2 phần, phân cách nhau bằng dấu phẩy: Phần trước dấu phẩy là một mệnh đề hoàn chỉnh, phần sau dấu phẩy ở dạng nghi vấn (được gọi là “đuôi”) dùng để tìm kiếm sự xác nhận thông tin được đề cập đến ở phần trước.

Ví dụ:

She is beautiful, isn’t she? (Cô ta đẹp nhỉ?)

He isn’t a doctor, is he? (Anh ta không phải là bác sĩ đấy chứ?)

Phần mệnh đề trước dấu phẩy, hay còn gọi là phần mệnh đề chính, có thể ở cả 2 thể khẳng định và phủ định. Dựa vào thể của phần mệnh đề chính, ta có thể xác định được thể của phần đuôi.

II. Cấu trúc câu hỏi đuôi

1. Nguyên tắc hình thành

1.1. Nguyên tắc chung

– Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi.

– Nếu không có trợ động từ thì dùng do, does, did để thay thế.

– Nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại.

– Thời của động từ ở đuôi phải theo thời của động từ ở mệnh đề chính.

– Chủ ngữ của mệnh đề chính và của phần đuôi là giống nhau.

– Đại từ ở phần đuôi luôn phải để ở dạng chủ ngữ .

– Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì thường được rút gọn (n’t). Nếu không rút gọn thì phải theo thứ tự: trợ động từ + S + not?

Ví dụ:

She is beautiful, isn’t she? (Cô ấy không cao lắm nhỉ?)

2. Cấu trúc

2.1. Hiện tại đơn

Động từ “to be”:

– S + am/is/are + O, isn’t/ aren’t + S?

Ví dụ 1: I am late, aren’t I? (Tôi đến trễ phải không?)

Ví dụ 2: He is not nice, isn’t he ? ( Anh ấy không tốt phải không?)

Động từ thường:

– S + V + O, don’t/doesn’t + S?

Ex: Tom likes football, doesn’t he (Tom thích bóng đá, phải không?)

Ex: Tom doesn’t like football, does he? ( Tom không thích bóng đá, phải không?)

2.2. Thì hiện tại tiếp diễn

– S + am/is/are + V_ing, isn’t/ aren’t + S?

– S + am/is/are + not + V_ing, am/is/are + S?

Ex: It is raining, isn’t it? (Trời đang mưa phải không?)

Ex: It isn’t raining, is it?

2.3. Thì hiện tại hoàn thành

– S + have/has + V3/ed, haven’t/ hasn’t + S?

– S + have/has + not + V3/ed, have/has + S?

Ex:Tom has gone out, hasn’t he? (Tom vừa chạy ra ngoài phải không?)

Ex:Tom hasn’t gone out, has he?

2.4. Thì quá khứ đơn

Động từ “to be”

– S + was/were + O, wasn’t/weren’t + S?

– S + was/were + not + O, was/were + S?

Ex:They were late, weren’t they? (Họ đến trễ phải không?)

Ex: They weren’t late, were they?

Động từ thường

– S + V2/ed + O, didn’t + S?

– S + didn’t + V + O, did + S?

Ex: She had to leave early, didn’t she? (Cô ấy phải rời sớm phải không?)

Ex: She didn’t have to leave early, did she?

2.5. Thì tương lai đơn

– S + will + V_inf, won’t + S? S + will + not + V_inf, will + S?

Ex: You’ll be back soon, won’t you? (Có phải bạn sẽ quay lại sớm?)

Ex: You won’t be back soon, will you?

2.6. Động từ khiếm khuyết (modal verbs)

– S + modal verbs + V_inf, modal verbs + not + S?

– S + modal verbs + not + V_inf, modal verbs + S?

Ex: The children can swim, can’t they? (Bọn trẻ có bơi được không?)

Ex: The children can’t swim, can they?

Chú ý: Trong câu hỏi đuôi chúng ta luôn luôn dùng các đại từ chủ ngữ (I, he, it, they,..) để đặt câu hỏi. Nếu là câu hỏi đuôi phủ định chúng ta dùng hình thức tỉnh lượt giữa “not” với “to be” hoặc với trợ động từ (isn’t, don’t, doesn’t, haven’t, didn’t, can’t, won’t,…)

Ví dụ: Tom was at home, wasn’t he? Không nói: Wasn’t Tom? hay was not Tom?

III. Câu hỏi đuôi đặc biệt cần lưu ý

– Câu giới thiệu dùng “I am”, câu hỏi đuôi là “aren’t I”

Ví dụ: I am a student, aren’t I?

– Câu giới thiệu dùng Let’s, câu hỏi đuôi là “Shall we”

Ví dụ: Let’s go for a picnic, shall we?

– Chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏi đuôi là “they”

Ví dụ: Somebody wanted a drink, didn’t they?

Nobody phoned, did they?

– Chủ ngữ là “nothing” thì câu hỏi đuôi dùng “it”. Và Nothing là chủ ngữ có nghĩa là mệnh đề giới thiệu đang ở dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ví dụ: Nothing can happen, can it?

– Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định

Ví dụ: He seldom drinks wine, does he?

– Câu đầu có It seems that + mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi

Ví dụ: It seems that you are right, aren’t you ?

– Chủ từ là mệnh đề danh từ, dùng “it” trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: What you have said is wrong, isn’t it ?

Why he killed himself seems a secret, doesn’t it ?

– Sau câu mệnh lệnh cách (Do…/Don’t do v.v… ), câu hỏi đuôi thường là … will you?:

Ví dụ: Open the door, will you?

Don’t be late, will you?

– Câu đầu là I WISH, dùng MAY trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: I wish to study English, may I ?

– Chủ từ là ONE, dùng you hoặc one trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: One can be one’s master, can’t you/one?

– Câu đầu có MUST, must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

Must chỉ sự cần thiết: => dùng needn’t

Ví dụ: They must study hard, needn’t they?

Must chỉ sự cấm đoán: => dùng must Ex: You mustn’t come late, must you ? Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: => dựa vào động từ theo sau must

Ex: He must be a very intelligent student, isn’t he? ( anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không ?)

Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ ( trong công thức must +have+ p.p) : => dùng [ ] là have/has Ex: You must have stolen my bike, haven’t you? ( bạn chắc hẳn là đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)

– Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, [ ] dùng is, am, are

Ví dụ: What a beautiful dress, isn’t it?

How intelligent you are, aren’t you?

– Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ, lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

Ví dụ: I think he will come here, won’t he?

I don’t believe Mary can do it, can she?

( lưu ý MĐ chính có not thì vẫn tính như ở MĐ phụ)

– Cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là I thì lại dùng mệnh đề đầu làm câu hỏi đuôi.

Ví dụ: She thinks he will come, doesn’t she?

USED TO:

– Used to: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ).

– Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID

Ví dụ: She used to live here, didn’t she?

Had better:

“Had better” thường được viết ngắn gọn thành ‘D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy ‘D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: He’d better stay, hadn’t he?

WOULD RATHER

Would rather thường được viết gọn là ‘D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You’d rather go, wouldn’t you?

IV. Cách sử dụng câu hỏi đuôi

1. Xác định lại thông tin

Mục đích: Với cách dùng này, ta đơn giản chỉ đặt câu hỏi để chờ người nghe đồng tình với ý kiến của mình. Khi ấy ta sẽ xuống giọng ở cuối câu. Với kiểu câu này, ta trả lời theo dạng câu của mệnh đề.

Ví dụ 1:

Jenny is beautiful, isn’t she? (Jenny đẹp gái nhỉ?)

Trả lời: YES => Yes, it it. (Ừ, nó đẹp thật.)

NO => No, it isn’t. (Không, nó không đẹp.)

Ví dụ 2:

Dad doesn’t come home, does he? (Bố không về nhà nhỉ?)

Trả lời: YES => Yes, he does. (Có, bố có về.)

NO => No, he doens’t. Không, bố không về.)

2. Dùng để lấy thông tin

Khi sử dụng câu hỏi đuôi nhằm mục đích nghi vấn. Nghĩa là muốn yêu cầu người nghe trả lời câu hỏi của ta thì ta phải lên giọng ở cuối câu.

Cách trả lời câu hỏi đuôi mục đích này cũng rất đơn giản, tương tự với câu nghi vấn thông thường, ta sẽ trả lời YES/NO:

Ví dụ 1:

You wen’t go to market yesterday, didn’t you? (Hôm qua cậu không đi chợ à?)

Trả lời: NO => No, I did not go to market yesterday. (Không, hôm qua tôi không đi chợ.)

YES => Yes, I went to go to market yesterday. (Có, hôm qua tôi có đi chợ chứ.)

Ví dụ 2:

You have two children,don’t you? (Bạn có 2 đứa trẻ đúng chứ?)

Trả lời: NO => No, I haven’t two children. (Không, tôi không có.)

YES => Yes, I have two children. (Đúng, tôi có hai đứa.)

V. Một số lưu ý khi làm bài tập câu hỏi đuôi

1. Chủ ngữ

– Nếu chủ ngữ là đại từ, thì chúng ta lặp lại đại từ

Ví dụ: She had a great time, didn’t she?

– Nếu chủ ngữ là danh từ, ta dùng đại từ tương ứng thay thế

Ví dụ: The girls wanted to go to cinema, didn’t they?

– Với everything, nothing, anything, something, chúng ta dùng đại từ it cho câu hỏi đuôi

Ví dụ: Everything is good, isn’t it?

– Nếu chủ ngữ là đại từ bất định chỉ người như nobody, somebody, everybody, no one, someone hoặc everyone, chúng ta dùng they trong câu hỏi đuôi

Ví dụ:

Nobody asked for me, did they?

Someone lives here, do they?

2. Động từ

2.1. Có trợ động từ (do, does, did, have, has)

Nếu trong mệnh đề chính có trợ động từ, ta sử dụng nó ở dạng phủ định để tạo thành câu hỏi đuôi

Ví dụ:

You’ve got a car, haven’t you?

I don’t need to finish this today, do I?

James is working on that, isn’t he?

Your parents have retired, haven’t they?

The phone didn’t ring, did it?

Your mum hadn’t met him before, had she?

2.2. Không có trợ động từ

Trong trường hợp mệnh đề chính không có trợ động từ, và động từ chính của nó ở thì hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn, ta sử dụng don’t, doesn’t , didn’t hoặc haven’t cho câu hỏi đuôi tuỳ theo thì trong mệnh đề chính

Ví dụ:

Jenni eats cheese, doesn’t she?

I said that already, didn’t I?

They play football on Sundays, don’t they?

2.3 Động từ chính là động từ tobe

Nếu động từ trong mệnh đề chính là tobe như is, am, are (hiện tại đơn) và was, were (quá khứ đơn) thì ta dùng động từ tobe đó ở thể ngược lại trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

The bus stop’s over there, isn’t it?

None of those customers were happy, were they?

2.4 Có modal verb

Nếu động từ trong mệnh đề chính là modal verb, chúng ta sử dụng modal verb đó ở thể ngược lại trong câu hỏi đuôi

Ví dụ:

They could hear me, couldn’t they?

You won’t tell anyone, will you?

3. Các trường hợp đặc biệt

– Ta dùng câu hỏi đuôi ở thể khẳng định sau một mệnh đề chính có các từ phủ định như never, hardly, nobody

Ví dụ:

Nobody lives in this house, do they?

You’ve never liked me, have you?

He never goes out with his dog, does he?

– Với used to trong mệnh đề chính, ta dùng “didn’t” trong câu hỏi đuôi

Ví dụ:

You used to work here, didn’t you?

He used to have long hair, didn’t he?

– Trong các câu cầu khiến, chúng ta thường sử dụng will trong câu hỏi đuôi nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng would, could, can và won’t.

Ví dụ:

Turn the TV down, will you?

Don’t shout, will you? I can hear you perfectly well.

Come here a minute, can you?

Open the window, would you?

– Nếu mệnh đề chính sử dụng “let’s”, ta sử dụng “shall” we cho mệnh đề sau

Ví dụ: Let’s take the next bus, shall we?

– Nếu trong mệnh đề chính có sử dụng “am”, câu hỏi đuôi dạng khẳng định sẽ là am I , nhưng dạng phủ định sẽ là aren’t I

Ví dụ:

I am late, aren’t I?

I’m in charge of the food, aren’t I?

I’m never on time, am I?

I’m going to get an email with the details, aren’t I?

4. Ngữ điệu trong câu hỏi đuôi

– Nếu chúng ta không biết câu trả lời và không chắc chắn, lên giọng ở câu hỏi đuôi

Ví dụ: You don’t know where the boss is, do you?

– Nếu chúng ta biết câu trả lời và hỏi chỉ để xác nhận thông tin, chúng ta xuống giọng ở câu hỏi đuôi

Ví dụ: That film was fantastic, wasn’t it?’

VI. Bài tập áp dụng

Bài 1

1. She’s from a small town in China, …. ?

2. He’s still sleeping, …. ?

3. We’re late again, …. ?

4. I’m not the person with the tickets, …. ?

5. You do go to school, …. ?

6. The weather is really bad today, …. ?

7. Let’s go for a walk, …. ?

8. They aren’t in Mumbai at the moment, …. ?

9. We won’t be late, …. ?

10. John’s a very good student, …. ?

11. Nobody called, …. ?

12. She doesn’t work in a hotel, ….

13. They will wash the car, …. ?

14. We live in a tiny flat, …. ?

15. We must lock the doors, …. ?

16. David and Julie don’t take Chinese classes, …. ?

17. I often come home late, …. ?

18. I’m right, …. ?

19. She doesn’t cook very often, …. ?

20. So you bought a car, …. ?

Answers:

1. isn’t she

2. isn’t he

3. aren’t we

4. am I

5. don’t you?

6. isn’t it

7. shall we

8. are they

9. will we

10. isn’t he

11. did they

12. does she

13. won’t they

14. don’t we

15. mustn’t we

16. do they

17. don’t I

18. aren’t I?

19. does she

20. did you

Bài 2: Add tag questions to the following.

1. You don’t know where Ann is, …………..?

2. They haven’t seen this film, ……………..?

3. You wouldn’t tell anyone about it, ……………?

4. He’d never seen you before,……………….?

5. Let’s go out for a walk, …………………..?

6. This is your book,………………?

7. I am supposed to be here, ………….?

8. There is a meeting tonight, ……………………?

9. Tom won’t be here late, ………………………………?

10. You ‘re tired,……………………….?

11. You haven’t lived here long, ………………?

12. You came in a sports car, ………………………?

13. These cakes look good, ………………………?

14. You can speak German, …………………..?

15. You couldn’t do me a favor, ……………….?

Answers:

1. do you

2. have they

3. would you

4. had he

5. shall we

6. isn’t it

7. aren’t I

8. isn’t there

9. will he

10. aren’t you

11. have you

12. didn’t you

13. don’t they

14. can’t you

15. could you

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cau-hoi-duoi-cau-truc-cach-dung-va-bai-tap-cau-hoi-duoi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button