Văn Học

Câu phủ định là gì? – Thế nào là câu phủ định?

Thế nào là câu phủ định?

Tìm hiểu về câu phủ định

Trong tiếng Việt chúng ta sử dụng rất nhiều loại câu để giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện. Trong đó, khi muốn phản bác hay loại bỏ những ý kiến khác chúng ta thường sử dụng dạng câu phủ định. Vậy câu phủ định là gì? Dấu hiệu nhận biết câu phủ định? Sau đây là một số thông tin chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dạng câu phủ định, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem bài: Câu phủ định là gì? – Thế nào là câu phủ định?

1. Định nghĩa câu phủ định

Câu phủ định trong tiếng Việt là những câu có chứa những từ ngữ phủ định, những từ có nghĩa phủ định, phản bác ý kiến, quan điểm của mình về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Những từ ngữ có nghĩa phủ định gồm: Không, không phải, không phải là, chẵn phải là , chưa, chà, chẵn, đâu có phải, đâu có…

2. Dấu hiệu nhận biết câu phủ định

Câu phủ định có chứa các từ ngữ phủ định:

Từ phủ định: Không, chưa, chẳng, chả,…

==>> Ví dụ : Lý Thông không biết làm thế nào

Cụm từ phủ định: không phải (là), chẳng phải (là), làm gì có…, có… đâu, thế nào được, chưa phải là, đâu, đâu có…

==>> Ví Dụ : Đâu có chuyện đó đâu

3. Tác dụng câu phủ định

Dưới đây là chức năng câu phủ định :

Câu phủ định có 2 tác dụng chính gồm:

Dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó trong câu.

Phản bác một ý kiến, một nhận định, một câu nói mà bạn cho rằng không đúng sự thật.

4. Phân loại câu phủ định

Câu phủ định được chia thành 2 loại gồm: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Ví dụ câu phủ định miêu tả

Ví dụ 1: Đức Phúc không phải là bạn tôi.

= > Xác nhận không có quan hệ bằng từ phủ định “Không” và mối quan hệ là “bạn tôi”

Ví dụ 2: Hồng không mang vở bài tập toán.

= > Xác nhận không có sự vật bằng từ phủ định là “Không” và sự vật là “vở bài tập”

Ví dụ 3: Minh Phương làm việc đó không sai

= > Xác nhận không có tính chất bằng từ phủ định “Không” và từ mô tả tính chất “Sai”

Ví dụ câu phủ định bác bỏ

Ví dụ 1: Không phải, bài tập này phải làm theo cách thứ hai.

= > Phủ định bác bỏ ý kiến của người nói và đưa ra đề xuất riêng.

Ví dụ 2: Đâu có đâu, con vẫn đang học bài mà

Từ “ Đâu có” phủ định lại ý kiến của mẹ rằng mình vẫn đang học bài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button