Tổng hợp

Cấu tạo của ti thể

Cấu tạo của ti thể là nội dung trọng tâm của bài 9 Tế bào nhân thực Sinh học 10. Bài viết sau của Tmdl.edu.vn sẽ giải đáp câu hỏi “Cấu tạo của ti thể như thế nào?” và các thắc mắc liên quan. Cùng theo dõi nhé!

Cấu tạo của ti thể là gì?

Ti thể là gì?

Ti thể là một bào quan với màng kép và có mặt ở tất cả sinh vật nhân thực. Tuy vậy, vẫn có một số tế bào ở các sinh vật đa bào thiếu đi bào quan này (chẳng hạn như tế bào hồng cầu).

Được tài trợ

Cấu tạo của ti thể

Cấu tạo của ti thể như sau:

Được tài trợ

  • Ti thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc.
  • Màng ngoài không gấp khúc, màng trong khấp khúc thành các mào (crista) trên đó chứa nhiều loại enzyme hô hấp.
  • Bên trong là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
  • Ty thể có kích thước rất nhỏ, thường là từ 0,75 – 3 micromet. Không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi trừ khi chúng được nhuộm màu.

Chức năng của ti thể

Ti thể có trong hầu hết các tế bào của con người, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của mỗi chúng ta. Ti thể chứa nhiều enzyme hô hấp có nhiệm vụ chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.

Ti thể khác với lục lạp ở đặc điểm gì?

Sự khác nhau giữa ti thể và lục lạp như sau:

Ti thể:

Ti thể hình cầu hoặc sợi, không có sắc tố, màng trong ăn sâu tạo mào, có trong tế bào nhân thực, chất nền chứa các enzyme hô hấp. Chức năng tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucozơ.

Số lượng ti thể ở các loại tế bào là khác nhau. Phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào.

Lục lạp:

Lục lạp có hình bầu dục, có sắc tố, màng trong trơn nhẵn, chỉ có ở tế bào thực vật. Chất nền chứa khối cơ chất không màu, chứa enzyme xúc tác cho pha tối của quang hợp. Chức năng tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucozơ.

Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau. Phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài.

Đặc điểm so sánh Ti thể Lục lạp
Hình dạng Hình cầu hoặc sợi Hình bầu
Sắc tố Không có
Màng trong Ăn sâu tạo màng Trơn nhẵn
Có trong Tế bào nhân thực Chỉ có ở tế bào thực vật
Chất nền Chứa các enzim hô hấp Khối cơ chất không màu, chứa enzim xúc tác cho pha tối của quang hợp
Chức năng Tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucozo Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucozo
Số lượng Số lượng ti thể ở các loại tế bào là khác nhau; phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào.  lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau; phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài.

Một số bệnh liên quan đến ti thể

Các bệnh liên quan đến ty thể gồm có Parkinson, Alzheimer, tâm thần phân liệt, mệt mỏi mãn tính, Huntington, tiểu đường, tự kỷ, bệnh tim mạch,…

So với DNA của nhân tế bào thì DNA của ty thể dễ bị tổn thương do môi trường giàu chất oxy hóa phản ứng trong ty thể và do thiếu cơ chế sửa chữa hiệu quả. Điều này dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bệnh ty thể thường ảnh hưởng đến các cơ quan có nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao như mô não, cơ, gan, tim, thận và thần kinh trung ương.

Câu hỏi liên quan SGK Sinh 10

Xoay quanh chủ đề “Cấu tạo của ti thể”, bây giờ bạn hãy cùng Tmdl.edu.vn trả lời các câu hỏi liên quan trong SGK Sinh học 10 để nắm vững kiến thức nhé!

Tại sao lá cây có màu xanh?

Đây cũng chính là câu hỏi thảo luận Bài 9 trang 41 SGK Sinh học 10. Lá cây có màu xanh vì:

Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp. Trong lục lạp có chứa sắc tố diệp lục giúp cho quá trình quang hợp.

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và ánh sáng mặt trời được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng đỏ và xanh tím, còn màu xanh (lục) thì không hấp thụ và bị phản xạ khiến mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh.

Như vậy bạn đã biết được lý do tại sao lá cây có màu xanh rồi đúng không nào!

Tế bào nào có nhiều lizoxom nhất?

Nội dung câu hỏi thảo luận trang 42 bài 9 SGK Sinh học 10 là “Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất?”. Câu trả lời là tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất.

Vì tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già, nên cần có nhiều lizoxom.

Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp?

“Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp?” là câu hỏi 1 trang 43 SGK Sinh học 10.

Cấu trúc của lục lạp:

  • Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có hai lớp màng bao bọc.
  • Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacoit.
  • Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
  • Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
  • Trên màng của tilacoit chứa nhiều diệp lục và các enzyme có chức năng quang hợp.
  • Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Chức năng của lục lạp:

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, lục lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

Nêu cấu trúc và chức năng của lizoxom?

Câu hỏi 3 trang 43 SGK Sinh học 10 là “Nêu cấu trúc và chức năng của lizoxom?”. Lời giải chi tiết:

  • Cấu trúc: Lizôxôm là bào quan có một lớp màng bao bọc, có nhiều enzyme thủy phân.
  • Chức năng: Lizôxôm giúp phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không có khả năng phục hồi và chúng được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.

Nêu các chức năng của không bào?

Đây cũng là nội dung câu hỏi 4 trang 43 SGK Sinh học 10.

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Không bào có chức năng khác nhau tùy loại tế bào:

  • Không bào chứa chất dự trữ.
  • Một số không bào chứa chất phế thải độc hại.
  • Không bào chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau, tham gia vận chuyển nước từ đất vào rễ cây.
  • Không bào của tế bào cánh hoa chứa nhiều hạt sắc tố.
  • Một tế bào động vật cũng có thể chứa không bào nhưng có kích thước nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào thức ăn (còn gọi là không bào tiêu hoá) và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào).

Bài viết trên của Tmdl.edu.vn đã chia sẻ đến bạn kiến thức về Cấu tạo của ti thể và hướng dẫn giải các câu hỏi SGK Sinh hocn 10 bài 9. Theo dõi Tmdl.edu.vn để tìm hiểu nhiều kiến thức hơn nhé!

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button