Giáo dục

CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3 được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phương trình hóa học, đây cũng là phương trình hóa học điều chế khí metan, từ CH3COONa tạo ra CH4. Mời các bạn tham khảo.

PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Bạn đang xem bài: CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
M = 82 M = 40 M = 16 M = 106

1. Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ: nhiệt độ Xúc tác: CaO

2. Cách tiến hành phản ứng

Metan được điều chế bằng cách đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút.

3. Bài tập Metan

Câu 1: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng oxi hóa – khử.

D. Phản ứng phân hủy.

Đáp án A

Câu 2: Các tính chất vật lí cơ bản của metan là:

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều tron nước

B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước

C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước

D. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước

Đáp án B

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách:

A. Đẩy không khí (ngửa bình)

B. Đẩy axit

C. Đẩy nước (úp bình)

D. Đẩy bazo

Đáp án C

Câu 4: Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic hay không ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào say đây?

A. Nước cất

B. Nước vôi trong

C. Nước muối

D. Thuốc tím

Đáp án B

Câu 5: Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:

A. Có bột sắt làm xúc tác

B. Có axit làm xúc tác

C. Có nhiệt độ

D. Có ánh sáng

Đáp án D

Câu 6: Dẫn khí metan và khí clo vào ống nghiệm, đặt ngoài ánh sáng. Sau đó, đưa mảnh giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:

A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh

B. Quỳ tím bị mất màu

C. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ

D. Quỳ tím không đổi màu

Đáp án C

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hỗ hợp CH4 và H2 thì thu được 11,2 lít hơi H2O (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 90% CH4 và 10% H2

B. 60% CH4 và 40% H2

C. 94,12% CH4 và 5,88% H2

D. 91,12% CH4 và 8,88% H2

Đáp án C

nH2O = 11,2/22,4 = 0,5 mol

CH4 + 2O2 overset{t^{o} }{rightarrow}CO2 + 2H2O

x————————>2x

2H2 + O2  overset{t^{o} }{rightarrow}2H2O

y—————–>y

Ta có:

16x + 2y = 3,42

x + y = 0,5

x = 0,2 mol

y = 0,1 mol

=> %CH4 = (0,2.16)/3,4.100%= 94,12 %

=>%H2 = 100 % – 94,12% = 5,88%

Câu 8: Trộn V1 lít khí CH4 với V2 lít khí C3H8 thu được hỗn hợp khí X có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của oxi. (các khí đo ở đktc) Thành phần phần trăm theo khối lượng của X là:

A 75%

B. 80%

C. 85%

D. 90%

Đáp án C

Câu 9. Các tính chất vật lí cơ bản của metan là:

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều tron nước

B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước

C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước

D. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước

Đáp án B

Câu 10. Chọn phát biểu đúng? Chọn phát biểu đúng?

A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.

B. Chất béo là triete của glixerol với axit vô cơ.

C. Chất béo là trieste của glixe rol với axit béo

D. Chất béo là trieste của ancol với a xit béo.

Đáp án C

Câu 11. Cho dung dịch axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH nồng độ 20%, thu được dung dịch muối có nồng độ 20,5%. Hãy tính a.

A. 15%

B. 20%

C. 25%

D. 30%

Đáp án D

Bài toán dạng này ta sẽ quy ban đầu số mol của NaOH là 1 (mol)

Phương trình hóa học: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Theo phương trình phản ứng: nCH3COOH = nCH3COONa = nNaOH = 1(mol)

=>mdd NaOH = (1×40)/20%.100% = 200 gam

mddCH3COOH = (1× 60)/a%.100% = 6000/a gam

mddsau = (1×82)/20,5%.100% = 400 (g)

Mà mddsau = mddCH3COOH + mddNaOH

=> 400 = 6000/a + 200

⇒ 200 = 6000/a ⇒ a = 30%

Câu 12. Cho các chất sau: ZnO, Na2SO4, NaOH, K2CO3, Ag, Fe. Số chất có thể tác dụng với dung dịch axit axetic là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án D

Các chất có thể tác dụng với axit axetic là: ZnO, NaOH, K2CO3, Fe.

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + 2H2O

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2 + H2O

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

…………………………………..

Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giới thiệu tới các bạn CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button