Tổng hợp

Channel bonding là gì?

Một kết nối Internet chậm thật gây ức chế. Nhưng nếu bạn bị giới hạn bởi tốc độ của nhà cung cấp dịch vụ thì có những lựa chọn nào để làm cho trải nghiệm duyệt web tốt hơn? Channel bonding có thể là câu trả lời cho vấn đề này.

Sử dụng nhiều kết nối Internet

Tốc độ internet thường bị giới hạn theo khu vực. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải triển khai cơ sở hạ tầng cần thiết đến nơi ở hoặc nơi làm việc của bạn. Nếu yêu cầu nhiều băng thông hơn những gì ISP cung cấp trên một kết nối, bạn sẽ cần kết nối Internet bổ sung, có thể là từ cùng một nhà cung cấp với cùng công nghệ hoặc một nhà cung cấp khác đi kèm với công nghệ khác.

Bạn đang xem bài: Channel bonding là gì?

Nhiều công ty cung cấp tùy chọn này và nó có công dụng của riêng mình. Trong trường hợp kết nối của nhà cung cấp bị lỗi, sẽ có một kết nối dự phòng mà tất cả lưu lượng truy cập Internet được chuyển đến. Quá trình này được gọi là “failover”.

Tuy nhiên, failover sẽ không giúp tăng tốc độ Internet. Để làm điều đó, bạn cần load balancing hoặc channel bonding.

Cả load balancing và channel bonding đều có những trường hợp sử dụng, chi phí và cảnh báo khác nhau kèm theo. Cuối cùng, nó hướng đến cách lưu lượng truy cập Internet được định tuyến trên mạng.

Tìm hiểu cách dữ liệu Internet được định tuyến

Hãy cùng xem một cái nhìn tổng quan về yêu cầu Internet. Để load trang web mà bạn hiện đang đọc, máy tính và trình duyệt sẽ kết nối với một máy chủ, cung cấp các file cần thiết. Hãy thử tưởng tượng kết nối Internet giống như một bộ đường ống.

Cách dữ liệu Internet được định tuyến

Các thành phần khác nhau của trang web này như văn bản và hình ảnh được phân phối (dưới dạng gói dữ liệu) qua một socket. Hãy coi socket như một đường ống cho thông tin mở rộng từ máy chủ đến vị trí của bạn. Nếu socket là một đường ống, thì các gói là chất lỏng chảy qua nó.

Ví dụ, hình ảnh mà bạn nhìn thấy ở trên trước tiên được chia thành nhiều gói riêng lẻ và gửi qua một socket. Sau đó, nó được lắp ráp lại bởi trình duyệt web.

Load balancing là gì?

Load balancing là cách tiếp cận mà lưu lượng truy cập Internet được phân chia giữa hai hoặc nhiều nhà cung cấp Internet. Để thực hiện load balancing, bạn sẽ cần một router có khả năng kết nối nhiều mạng WAN.

Load balancing

Mỗi kết nối Internet có thể từ một nhà cung cấp hoặc thậm chí công nghệ khác. Ví dụ, bạn có thể kết nối router với mạng cáp quang và mạng LTE. Ngoài yếu tố chi phí, một thiết bị khách vẫn bị giới hạn ở một kết nối mạng duy nhất tại một thời điểm.

Trong sơ đồ trên, mạng có quyền truy cập vào hai kết nối Internet 5Mbps. Nếu một người dùng muốn phát trực tuyến phim yêu cầu 8Mb/giây, load balancing sẽ không thể giúp ích gì được. Điều này là do việc stream phim yêu cầu một socket đơn lớn để truyền phim từ máy chủ đến cho bạn.

Channel bonding là gì?

Channel bonding phân chia lưu lượng truy cập web ở cấp gói giữa nhiều kết nối Internet. Điều này có nghĩa là channel bonding sẽ có hiệu quả ngay cả đối với người dùng đang cố gắng phát trực tuyến một bộ phim lớn vì lưu lượng truy cập được phân chia ở mức thấp.

Trong khi load balancing phân chia lưu lượng mạng, thì channel bonding kết hợp hiệu quả nhiều kết nối Internet khác nhau thành một.

Channel bonding là gì?

Để khiến điều này diễn ra, lưu lượng truy cập Internet cần được phân chia và kết hợp lại với nhau. Có cả hai tùy chọn phần cứng và phần mềm để liên kết kênh. Các tùy chọn phần cứng sẽ được yêu cầu nếu bạn muốn toàn bộ mạng của mình có thể tận dụng lợi thế của channel bonding.

Shareband

Một công ty như Shareband sẽ cung cấp cho bạn một thiết bị có thể cắm nhiều kết nối Internet. Dữ liệu của bạn được gửi một cách bảo mật đến công ty này qua nhiều kết nối Internet, sau đó được xử lý và gửi lại cho bạn.

Tùy chọn phần cứng vẫn sẽ yêu cầu đăng ký vì công ty đang sử dụng máy chủ của họ để phân chia và kết hợp lưu lượng truy cập Internet.

Một trong những trường hợp sử dụng ở đây là việc kết nối cáp quang đến nhà bạn có thể tiêu tốn một khoản tiền đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng hai kết nối ADSL rẻ hơn đến nhà và liên kết chúng với nhau.

Chi phí thuê bao cho channel bonding cộng với hai kết nối ADSL có thể vẫn thấp hơn một đường cáp quang riêng lẻ, nhưng cũng tùy vào từng trường hợp.

Làm cách nào để kích hoạt tính năng Channel bonding?

Phần cứng Channel bonding

Trước hết, bạn sẽ cần phần cứng. Có một số công ty sản xuất thiết bị có thể xử lý nhiều kết nối Internet. Điện thoại của bạn hoạt động giống như một thiết bị như vậy, chỉ khác là nó không sử dụng cả dữ liệu di động và WiFi cùng một lúc mà thôi.

Các thành phần phần cứng có thể là bất cứ thứ gì khác nhau, từ những thiết bị độc quyền đến modem hoặc router. Mục đích của thiết bị là cho phép bạn kết hợp nhiều kết nối Internet, bất kể nhà cung cấp và công nghệ được sử dụng là gì.

Ví dụ, một thiết bị có tính năng Channel bonding sẽ cho phép bạn kết hợp:

  • Nhiều kết nối Ethernet
  • Một số kết nối Internet WiFi
  • Một kết nối WiFi với một kết nối Ethernet
  • Kết nối Ethernet với LTE, 4G, 3G
  • Kết nối WiFi với kết nối điện thoại tethering (loại này khó đạt được)

Nếu không thể cắm nhiều cáp WAN vào thiết bị của mình hoặc lắp thẻ SIM, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn với một kết nối tại một thời điểm.

Phần mềm Channel bonding

Có một số giải pháp phần mềm bạn có thể sử dụng để kết hợp nhiều kết nối Internet nhằm đạt được giá trị tốc độ cao hơn. Bạn có thể tìm thấy hầu hết chúng bằng cách gõ “phần mềm Channel bonding” vào công cụ tìm kiếm yêu thích của mình.

May mắn thay, bạn có thể đã sở hữu một thiết bị có khả năng dùng nhiều kết nối Internet đồng thời, dưới dạng điện thoại thông minh.

Sử dụng phần mềm, bạn có thể liên kết kết nối WiFi và LTE của mình.

Một ứng dụng như vậy có tên gọi là Speedify. Speedify.com thực chất là một VPN nhưng như tên gọi của nó cho thấy nó có thể giúp tăng tốc trải nghiệm Internet bằng cách sử dụng channel bonding. Speedify có sẵn các ứng dụng cho Windows, macOS, iOS và Android.

    Speedify cho phép bạn sử dụng tất cả các kết nối WiFi, 3G, 4G và có dây cùng lúc để tăng tốc trải nghiệm Internet.

    Chỉ có WiFi
    Chỉ có LTE

    Để có được ý tưởng về giải pháp hiệu quả, bạn có thể chạy 3 bài kiểm tra tốc độ. Một thử nghiệm chỉ sử dụng WiFi, một thử nghiệm chỉ sử dụng LTE và thử nghiệm còn lại sử dụng tính năng channel bonding của Speedify, kết hợp cả WiFi và LTE.

    Dùng channel bonding của Speedify
    Kết hợp cả WiFi và LTE

    Các kết quả kiểm tra tốc độ ở trên cho thấy một sự cải thiện lớn khi những kết nối được kết hợp với nhau. Từ thử nghiệm đơn giản này, bạn có thể thấy channel bonding mang lại lợi ích như thế nào để có trải nghiệm duyệt web nhanh hơn. Speedify cũng cung cấp một tùy chọn miễn phí, tối ưu hóa 5GB miễn phí đầu tiên mỗi tháng.

    Có ứng dụng Speedify trên thiết bị thông minh sẽ không giúp ích gì cho mọi thiết bị khác trên mạng. May mắn thay, công ty sản xuất Speedify cũng xuất bản một ứng dụng có tên Connectify. Connectify biến một máy tính Windows thành một router ảo có thể chia sẻ kết nối Internet của nó.

    Với một chút cấu hình, bạn có thể sử dụng máy tính Windows để kết nối Ethernet và kết nối Internet 4G (sử dụng dongle).

    Sau đó, bạn có thể sử dụng Connectify để chia sẻ kết nối đó với phần còn lại của mạng. Hãy nhớ rằng dữ liệu di động có thể rất tốn kém, vì vậy hãy chắc chắn sử dụng tính năng giới hạn trên Speedify để đảm bảo rằng bạn không nhận được một hóa đơn khổng lồ vào cuối tháng.

    Channel bonding có thể tăng tốc độ Internet của bạn?

    Tóm lại, nếu bạn muốn nhiều hơn từ kết nối Internet nhưng bị giới hạn bởi băng thông, bạn có thể dễ dàng tăng tốc độ bằng cách thêm kết nối thứ hai. Kỹ thuật này được gọi là Channel bonding.

    Thông thường, quá trình này không thực sự dễ đạt được và có một vài nhược điểm. Chẳng hạn như, phần cứng được hỗ trợ quá đắt tiền và việc mua gói Internet thứ hai cũng có thể không có giá dễ chịu cho lắm.

    Tuy nhiên, bạn có thể chuyển sang các giải pháp phần mềm chuyên dụng như Speedify. VPN này có thể hợp nhất nhiều kết nối Internet (Ethernet, WiFi, LTE, 4G, vệ tinh, kết nối) để tăng tốc độ của bạn một cách hiệu quả.

    Phải làm gì nếu bạn có thể sử dụng channel bonding?

    Nếu channel bonding hoặc kết nối Internet nhanh hơn không phải là tùy chọn khả dụng đối với bạn, vẫn có các phương án khác. UniFi của Ubiquiti cho phép bạn đặt giới hạn download và upload cho cả nhóm và người dùng. Điều này có thể giúp định hình kết nối Internet và cung cấp trải nghiệm duyệt web tốt hơn cho mạng.

    Các hệ thống khác như AmpliFi có một tính năng gọi là Quality of Service hay QoS. Hãy chắc chắn kiểm tra các thiết lập của router để xem nó có hỗ trợ QoS không, nếu mạng của bạn hay bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Channel bonding đi kèm với một chi phí kha khá để kết hợp cả hai kênh. Tuy nhiên, channel bonding có thể cung cấp cho bạn và mạng của bạn một sự cải thiện tốc độ Internet rất cần thiết khi các phương pháp khác không có tác dụng.

    Nếu muốn Internet nhanh hơn nhưng có thể đủ khả năng sử dụng channel bonding, hãy thử điều chỉnh cài đặt DNS để có tốc độ Internet nhanh hơn.

    Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
    Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/channel-bonding-la-gi/

    Trang chủ: tmdl.edu.vn
    Danh mục bài: Tổng hợp

    Lương Sinh

    Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
    Back to top button