Giáo dục

Chứng minh câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đề bài: Chứng minh câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”

chung minh cau nhieu dieu phu lay gia guong nguoi trong mot nuoc phai thuong nhau cung

Bạn đang xem bài: Chứng minh câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Bài làm:

Ai trong chúng ta đều được sinh ra trên cùng một mảnh đất, một đất nước nào đó. Đối với người Việt Nam, chúng ta đều có chung một dòng máu đỏ da vàng, là “Con Rồng cháu Tiên” như trong truyền thuyết. Bởi vậy, đã từ lâu, mỗi người Việt chúng ta luôn có tình cảm đồng bào cao đẹp, cùng một tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau. Điều đó đã được gửi gắm qua câu ca dao:

” Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải yêu nhau cùng”

Trước tiên, để hiểu được những điều người xưa muốn nhắn nhủ, ta cùng giải nghĩa câu dao này. “Nhiễu điều” là một thứ vải màu đỏ thắm thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương để tránh bụi. “Giá gương” là một vật dụng dùng để đặt tấm ảnh của người đã mất trên bàn thờ, phía dưới của chiếc giá đó là tờ giấy ghi ngày tháng năm âm lịch người mất. Câu ca dao đầu tiên muốn nhấn mạnh hành động đem chiếc vải đỏ phủ lấy giá gương để làm chiếc giá gương luôn được sạch, tránh bụi bẩn, đồng thời thể hiện thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Câu ca dao thứ hai “Người trong một nước phải yêu nhau cùng” có nghĩa rằng những người được sinh ra và lớn lên, trưởng thành trong một nước cùng một cội nguồn, giống nòi phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, giúp đỡ nhau. Vậy tại sao “người trong một nước phải yêu nhau cùng”? Bởi giữa họ có những nét giống nhau khi có cùng quốc tịch, cùng dòng máu đỏ, màu da, cùng sống trên nền văn hóa, cùng biết đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Bởi vậy, giữa những con người sống trên cùng mảnh đất chữ S luôn luôn có tình yêu thương nhau, tình đoàn kết mãnh liệt. Trong 54 dân tộc anh em, dù là người Kinh hay người Mường, người Ê đê, người Khơ – me… dù ở đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta vẫn là anh em một nhà. Tóm lại, câu ca dao đã khuyên nhủ mọi người khi sống trên một đất nước phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc nhau.

Đạo lý mà người xưa gửi gắm qua câu ca dao thật đúng đắn. Từ xưa, lòng yêu thương đùm bọc, đoàn kết của nhân dân ta luôn luôn được phát huy và giữ vững cho đến hiện tại. Trong các cuộc xâm lược của kẻ thù, nhân dân ta luôn biết yêu thương, đoàn kết với nhau. Nhân dân trong chiến đấu che chở, nuôi dưỡng bộ đội. Nhân dân trong cả nước cùng đoàn kết để chiến thắng kẻ thù xâm lược mạnh nhất trên thế giới lúc đó là Pháp và Mỹ. Khi đất nước bị chia cắt, đồng bào miền Bắc viện trợ, tiếp sức cho đồng bào miền Nam chống Mỹ. Hai chữ “đồng bào” mà Bác Hồ nhắc đến trong “Tuyên ngôn độc lập” phần nào cũng thể hiện tinh thần đoàn kết đó bởi con người Việt Nam cùng một bọc trăm trứng, cùng dòng máu Việt. Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, lòng yêu thương đùm bọc càng được bộc lộ rõ hơn. Đó là những hành động cao đẹp “lá lành đùm lá rách”. Khi đất nước ta vẫn còn những mảnh đời nghèo khó, hay gặp phải những cảnh ngộ đáng thương cần được giúp đỡ, tất cả người Việt ta đều chung tay góp sức, người có ít, giúp đỡ ít, người có nhiều giúp nhiều. Có thể thấy trong xã hội ngày này, có rất nhiều “mạnh thường quân” giúp đỡ những hoàn cảnh cơ nhỡ khó khăn, giúp họ có được cuộc sống mới. Hay trong nhà trường, có những cuộc phát động ủng hộ mua tăm cho người mù, hay giúp đỡ những bạn dân tộc vùng sâu vùng xa. Tất cả điều đó đều thể hiện được dân tộc Việt Nam ta luôn luôn có lòng yêu thương và giúp đỡ nhau.

Nói tóm lại, câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là lời khuyên, một đạo lý vô cùng ý nghĩa mà người xưa đã gửi gắm. Chúng ta cần mở rộng tấm lòng nhân ái, phải biết yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ và sẻ chia với tất cả những người xung quanh. Là thế hệ trẻ, chúng ta luôn phải giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, yêu thương, tương trợ lẫn nhau, bởi đó là truyền thống tốt đẹp của cha ông từ ngàn xưa để lại.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button