Giáo dục

Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa…

Đề bài: Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của chị gợi lên sự một sự ấm áp mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống tối tăm bên bờ cái chết

chung minh nhan vat nguoi vo nhat trong truyen ngan vo nhat vo danh nhung khong vo nghia

Bạn đang xem bài: Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa…

Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa

 

I. Dàn ý Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, những sáng tác tiêu biểu của ông, đặc điểm sáng tác,…).
– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Vợ nhặt” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…).
– Nêu vấn đề: Người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” vô danh nhưng không vô nghĩa.

2. Thân bài
* Người vợ nhặt – một người vô danh:
– Nhân vật người vợ nhặt xuất hiện trong tác phẩm với một con số không tròn trĩnh – không nhà cửa, không gia đình, không quê hương, không họ hàng thân thích.
– Nhân vật không có tên, tuổi xác định mà được gọi bằng cô ả, thị, vợ anh cu Tràng, chị ta,…
* Người vợ nhặt – vô danh nhưng không vô nghĩa đã mang đến cho cuộc sống tối tăm mịt mờ, bên bờ cái chết của mẹ con Tràng một hơi ấm áp, một làm gió mới đầy tươi mát.
– Chỉ với vài ba câu hò vui, thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa tại đây

 

II. Bài văn mẫu Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa

Kim Lân là một trong số những cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn hiểu biết sâu sắc và tình yêu thương với nông thôn, nông dân, những trang truyện ngắn của ông luôn thấp thoáng hiện lên cuộc sống và con người làng quê Việt dẫu nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn luôn ánh lên những vẻ đẹp tâm hồn đáng trân quý, “Vợ nhặt” là một trong số những tác phẩm như thế. Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt”, chắc hẳn người đọc sẽ không thể nào quên được nhân vật người vợ nhặt – một người vô danh nhưng không vô nghĩa, hình ảnh của chị gợi lên một sự ấm áp, mang đến một luồng khí mới trong cuộc sống tăm tối, bên bờ vực của cái chết.

Trước hết, nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là một người vô danh. Như chúng ta đã biết, nhân vật người vợ nhặt xuất hiện trong tác phẩm với một con số không tròn trĩnh – không nhà cửa, không gia đình, không quê hương, không họ hàng thân thích. Và hơn thế nữa, xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm ấy vậy mà người vợ nhặt ấy cũng không có tên gọi, không có tuổi tác. Từ đầu đến cuối truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã gọi nhân vật bằng những cái tên, những biệt danh khác nhau – cô ả, người đàn bà, thị, vợ anh cu Tràng, chị ta,… Như vậy, trong suốt tác phẩm, người vợ nhặt chính là nhân vật vô danh, bởi lẽ không ai có thể biết, có thể định vị được tên, tuổi, quê quán, họ hàng của chị là ở đâu.

Nhưng nhân vật người vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa bởi người phụ nữ đấy đã mang đến cho cuộc sống tối tăm mịt mờ, bên bờ cái chết của mẹ con Tràng một hơi ấm áp, một làm gió mới đầy tươi mát. Trước hết, thị đã đem đến cho cuộc sống của Tràng và bà cụ Tứ niềm vui, niềm hạnh phúc và hơi ấm của gia đình ngay trong chính những ngày tăm tối của nạn đói năm 1945. Thị gặp Tràng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và rồi chỉ với và ba câu hò vui thị đã theo không Tràng về làm vợ. Người phụ nữ với cái vẻ ngoài “chao chát, chỏng lỏn”, với “gương mặt lưỡi cày gầy xám xịt”, “cái ngực gầy xẹp lép” đã thực sự thay đổi khi theo Tràng về nhà làm vợ. Trên đường về nhà, thị đã thực sự thay đổi, có cái gì đó ngượng nghịu, xấu hổ, “chân nọ nước díu cả vào chân kia” nhưng cũng chính sự thay đổi, sự ngượng nghịu ấy của thị đã khiến cho Tràng cảm thấy vui hơn bao giờ hết, niềm vui ấy của Tràng lộ rõ trên gương mặt của hắn – “vẻ mặt phớn phở”, “vừa đi hắn vừa tủm tỉm cười nụ một mình”. Dường như, việc thị theo Tràng về nhà làm vợ đã mang đến cho Tràng niềm vui, niềm hạnh phúc không nguôi. Không dừng lại ở đó, sự xuất hiện của người vợ nhặt trong ngôi nhà của mẹ con Tràng cũng khiến cho bà cụ Tứ vui mừng – những giọt nước mắt của bà vừa là giọt nước mắt của sự tủi phận nhưng có lẽ hơn thế, đấy là giọt nước mắt của niềm vui, của niềm hạnh phúc khi Tràng – con trai của bà lại có thể có được vợ ngay trong chính những ngày tăm tối của nạn đói khủng khiếp. Đặc biệt, hơi ấm mà thị mang đến cho Tràng và bà cụ Tứ càng thể hiện rõ trong buổi sáng ngày hôm sau – khi mọi người thức dậy. Sáng hôm sau, thị thức dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa cùng mẹ chồng và để rồi, khi tỉnh giấc, chứng kiến khung cảnh bình yên ấy, trong Tràng hiện lên một cảm giác rất đặc biệt – “cảm thấy yêu thương, gắn bó và thấy mình phải có trách nhiệm với cái nhà này”. Còn với bà cụ Tứ bà cảm thấy nhẹ nhõm và tươi tỉnh hơn ngày thường, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Và để rồi, trong bữa cơm ngày đói, chỉ có rau chuối thái rối, “một đĩa muối ăn với cháo”, một nồi chè khoán nhưng cả nhà ai nấy đều ăn rất ngon miệng và trong bữa cơm ấy họ toàn nói với nhau những chuyện vui, chuyện tươi tốt, hạnh phúc ở tương lai. Và điều đó, xét đến cùng là niềm tin vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Như vậy, thị đã mang đến trong mái nhà của mẹ con Tràng một sự ấm áp, một làn gió mới đầy ắp tình yêu thương và hạnh phúc, để thắp lên trong họ lòng lạc quan, yêu đời, khát vọng sống và niềm tin về một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn dẫu rằng họ đang trên làn ranh mỏng manh giữa sự sống và cái chết.

Tóm lại, trong truyện ngắn “Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt – người phụ nữ vô danh nhưng không vô nghĩa. Đồng thời, qua nhân vật người vợ nhặt đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc bức tranh số phận con người trong nạn đói năm 1945 và tấm lòng của nhà văn đối với những số phận ấy.

————————–HẾT————————-

Vợ nhặt của Kim Lân là truyện ngắn đặc sắc viết về tình cảnh nạn đói năm 1945, cùng tìm hiểu về tác phẩm, bên cạnh bài Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, các em có thể tìm đọc thêm: Cảm nhận về chi tiết dòng nước mắt trong Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa, Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt, Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt, Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Để sở hữu bài chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa hay, gây ấn tượng với người đọc thì việc mở bài, dẫn dắt vào bài rất quan trọng. Để làm tốt phần này, các em cần tham khảo gợi ý mở bài truyện Vợ nhặt của Kim Lân dưới đây.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/chung-minh-nhan-vat-nguoi-vo-nhat-trong-truyen-ngan-vo-nhat-vo-danh-nhung-khong-vo-nghia/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button