Giáo dục

Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa

>> Những bài văn Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà hay, đạt điểm 10

Mục lục:

– Bài mẫu số 1

Bạn đang xem bài: Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa

– Bài mẫu số 2

chung minh rang con nguoi trong nguoi lai do song da la ong lai do tai hoa

2 Bài văn mẫu Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
 

Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa, mẫu số 1:

Con người: Ông lái đò tài năng.

Trên cái nền con Sông Đà “hung bạo và trữ tình”, Nguyễn Tuân khắc họa đậm nét hình tượng người lái đò trí dũng, tài hoa với một tình cảm yêu quý và khâm phục.

Ông lái đò sinh ra bên bờ Sông Đà. Ông có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt: thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng chất mun, tay lêu lêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh, nhỡn giới vời vợi như lức nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương. Đây là một bức phác thảo chân dung thể hiện được thần thái người lái đò đồng thời nhấn mạnh ông là con người đã gắn bó với nghề sông nước từ nhiều năm. Vì thế, những đặc điểm của công việc đã hiển hiện rất rõ qua dáng hình ông.

Sau hàng chục năm xuôi ngược, ông lái hiểu biết tường tận về dòng sông thường trái tính trái nết này. Tuy đã nghỉ đò, ông vẫn nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở vẫn nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở, vẫn biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên những thạch trận” Sông Đà.

Ông lái đò còn là một người có tài nghệ đặc biệt trong nghề leo ghềnh vượt thác. Để làm nổi bật đặc điểm quan trọng này, tác giả đã tạo ra những cuộc vượt thác có một không hai, bằng vốn từ vựng giàu có và kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quân sự và võ thuật, ơ đó, ông đã xuất hiện như một viên tướng tả xung hữu đột trong một trận đồ bát quái, nhiều cửa nhiều vòng, mỗi vòng đều có những viên tướng đá dữ dằn, nham hiểm đòn đánh. Người lái đò chỉ cần có một sơ suất nhỏ thì trong nháy mắt con đò sẽ bị vỡ chìm trong lòng thác.

Trước mặt người lái đò là một trận địa hiểm nguy với những thác nước và đá ngầm. Để tăng thêm thanh thế áp đảo con thuyền, đạo quân thác đá rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn. Chúng hung hăng, dữ thạch trận trên sóng: khi thì chúng ẩn nấp mai phục, khi thi lừa miếng đánh du kích, quay vòng tập hậu. Đá to, đá nhỏ nham hiểm phối hợp với sông nước hung dữ đồi ăn chết cái thuyền. Mặt nước hò la, xông tới định bẽ gãy lái chèo – vũ khí của nhà đò. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chi huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Nén chịu cái đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác, ông lái điều khiển con thuyền lần lượt qua trùng vi thạch trận, chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác: Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến

 

Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa, mẫu số 2:

Ông lái đò tài hoa

Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái. Cũng như những nhân vặt chính diện khác, ông lái đò được nhà văn miêu tả như là một nghệ sĩ – có nghĩa là rất thuần thục, điêu luyện – trong nghề leo ghềnh vượt thác. Theo Nguyễn Tuân, nét tài hoa, nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn thế hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với bất kì công việc gì, khi đạt tới trình độ khéo léo, điêu luyện, con người sẽ bộc lộ nét tài hoa.

Ông lái đò xứng đáng được coi là một nghệ sĩ còn vì ông có tâm hồn phong phú, cao đẹp. Khi vượt qua thác lũ, mọi việc vất vả, nguy hiểm xèo xèo tan trong trí nhớ những người lái đò. Họ coi việc đối mặt với sóng nước hung bạo, hiểm nguy là chuyện thường nhật, thường tính, không có gì đáng nói. Khi đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, học chỉ bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ… Ông lái đò cũng như đồng nghiệp của mình còn gắn bó thiết tha với làng bản quê hương. Họ thường treo bu gà trống có bộ lông đẹp vá giọng gáy hay ở đuôi thuyền để đi đựờng xa, qua bờ này bến khác, có tiếng gù gáy đem theo, nó đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình…

Như vậy, với Nguyễn Tuân, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ ở nơi giáp mặt với quân thù, mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động của những con người bình thường giản dị, không tên tuổi, ở ngay cả những nơi xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc. Cuộc sống lao động của người lái đò vô danh nơi hoang vu kia xứng đáng là một thiên anh hùng ca lao động.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/chung-minh-rang-con-nguoi-trong-nguoi-lai-do-song-da-la-ong-lai-do-tai-hoa/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button