Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O Đây là phương trình phản ứng khi cho khí Clo vào dung dịch KOH đặc nóng thì sau phản ứng sẽ tạo ra những chất gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong tài liệu ở bên dưới.
Phương trình phản ứng Cl2 tác dụng KOH
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
Bạn đang xem bài: Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O
Điều kiện phản ứng xảy ra
KOH đặc nóng, nhiệt độ
Khi dẫn khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường thì Cl2 phản ứng với KOH chỉ tạo ra KClO (số oxi hóa = +1 . Clo đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất OXH
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
Hiện tượng phản ứng xảy ra
Khi dẫn khí clo vào dung dịch KOH nung nóng thì Cl2 tác dụng với KOH đẩy Cl– lên +5 (KClO3). Clo đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất OXH
Ứng dụng của KOH và Cl2
Kali hydroxit KOH còn có tên gọi khác là Potash, Potassium hydroxide, tồn tại ở dạng tinh thể kết tinh màu trắng, hút ẩm, tan hoàn toàn trong nước. Đây là một hóa chất công nghiệp có tính ăn mòn cao, được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày như là nguyên liệu để sản xuất phân bón, các loại hóa mỹ phẩm.
Ứng dụng chủ yếu nhất của clo là dùng để điều chế nhựa PVC cũng như các chất dẻo hay cao su. Ngoài ra, với tính oxi hóa và tính khử, CLORAMIN còn được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Clo còn là một trong những thành phần để điều chế nước javen tẩy trắng quần áo, vải sợi…
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất tan thuộc dãy nào sau đây?
A. KCl, KClO3, Cl2
B. KCl, KClO, KOH
C. KCl, KClO3, KOH
D. KCl, KClO3
Đáp án C: 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
Câu 2. Cho phản ứng:
Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O.
Tỉ lệ giữa số nguyên clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học trên là:
A. 1 : 3.
B. 3 : 1.
C. 5 : 1.
D. 1 : 5.
Đáp án C
Câu 3. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều cho cùng một muối là
A. Fe
B. Mg
C. Cu
D. Ag
Đáp án B
Loại Cu và Ag vì Cu, Ag đều không tác dụng với HCl.
Loại Fe vì phản ứng HCl → FeCl2 và phản ứng với Cl2 → FeCl3.
Fe + 2HCl → FeCl2
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
vậy chỉ có Mg tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng 1 muối MgCl2
Mg + 2HCl → MgCl2
Mg + Cl2 → MgCl2
Câu 4. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?
A. Làm thức ăn cho người và gia súc
B. Làm dịch truyền trong y tế
C. Điều chế Cl2, HCl, Nước Javen
D. Khử chua cho đất
Đáp án D
Câu 5. Dãy các muối nào sau đây tan trong nước?
A. KCl, KNO3, BaSO4, KMnO4.
B. Al2(SO4)3, AgCl, Na2CO3, CaCl2.
C. BaCO3, FeCl3, K2SO4, NaNO3.
D. FeSO4, AlCl3, NaNO3, NH4Cl.
Đáp án D
Câu 6. Khi sục khí clo vào dung dịch NaOH ở điều kiện thường được dung dịch X. Lấy một mảnh vài nhỏ có màu đỏ cho vào dung dịch X. Sau một thời gian lấy ra, thấy hiện tượng
A. màu của mảnh vải vẫn không thay đổi
B. màu của mảnh vải bị nhạt đi hẳn
C. màu của mảnh vải chuyển sang màu vàng
D. màu của mảnh vải chuyển sang màu tím
Đáp án B
Nàu của mảnh vải bị nhạt đi hẳn
Do xảy ra phản ứng:
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O2
NaClO trong dung dịch mới tạo ra có tính tẩy màu mạnh, nên làm mất màu của quỳ tím.
Câu 7. Trong phản ứng clo với nước, clo là chất:
A. oxi hóa.
B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử.
D. không oxi hóa, khử.
Đáp án C
Câu 8. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm:
A. Thủy phân AlCl3.
B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.
C. Clo tác dụng với H2O.
D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.
Đáp án D
Câu 9. Những hiđro halogenua có thể thu được khi cho H2SO4 đặc lần lượt tác dụng với các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI là
A. HF, HCl, HBr, HI.
B. HF, HCl, HBr và một phần HI
C. HF, HCl, HBr.
D. HF, HCl.
Đáp án D
2NaF + H2SO4 → Na2SO4 + 2HF
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
2NaBr + 2H2SO4 → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
8NaI + 5H2SO4 → 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O
Trên đây là một số tài liệu cùng câu hỏi liên quan đến các phương trình phản ứng của Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O. Giúp bạn có thể học tốt các kiến thức trong chương trình. Hi vọng các bạn có thể nắm chắc được các kiến thức. Chúc các bạn học tập thật tốt.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học