Giáo dục

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng NaOH cộng HCl sản phẩm thu được muối và nước. Nội dung chi tiết tài liệu được cập nhật dưới đây.

1. Phương trình Cl2 ra nước Gia ven

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

nước giaven

Bạn đang xem bài: Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

2. Điều kiện phản ứng Clo tác dụng với NaOH

Điện phân dung dịch natri clorua NaCl có màng ngăn bằng xốp với điện cực dương bằng than chì và điện cực âm làm bằng sắt.

3. Clo tác dụng với NaOH có hiện tượng gì

Dẫn khí clo vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng, nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được dung dịch nước Giaven. Giấy quỳ tím bị mất màu.

4. Mở rộng thêm kiến thức về nước Giaven 

Nước Javen là gì?

Nước Giaven hay Javen  là một hợp chất hỗn hợp được tạo thành bởi hai muối NaCl và NaClO khi sục khí Clo dư vào Natri Hydroxit

Đặc tính của nước Javen

Nước Javen là một hợp chất có tính oxy hóa mạnh – chất tẩy rửa cực mạnh.

NaClO là thành phần chính của Nước Javen mà NaClO là một axit có tính oxi hóa rất mạnh. Trong hợp chất, Cl có số oxi hóa +1, do vậy nó có khả năng oxi hóa mạnh các chất để trở về số oxi hóa thấp hơn.

Các hợp chất phức hữu cơ dưới dạng các vết mực, vết màu dính trên quần áo, vật liệu sẽ bị tính oxi hóa mạnh của phân tử NaClO làm phá vỡ nên sẽ nhanh chóng tẩy được những vết bẩn rất hữu hiệu.

Nước Javen là hỗn hợp có mùi xốc khi sử dụng.

Trong môi trường axit, NaClO phản ứng theo phương trình

NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O

Khí Cl2 tạo thành có mùi xốc, khi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi hít phải. Nên chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng hóa chất này.

Điều chế nước javen trong phòng thí nghiệm

Cách 1: Điều chế từ Cl2 và NaOH

Trong phòng thí nghiệm, nước javen được điều chế trực tiếp bằng Cl2 và dung dịch NaOH. Chúng ta tiến hành cho khí Cl2 đi qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Kết quả của phản ứng sẽ tạo ra hỗn hợp dung dịch NaCl và nước giaven.

Phương trình phản ứng như sau:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Cách 2: Điều chế từ MnO2 và HCl

Ở phương pháp này, người ta sẽ tiến hành cho hóa chất MnO2 phản ứng với axit HCl để tạo ra khí clo. Sau đó tiếp tục sục khí Cl2 đi qua dung dịch NaOH sẽ thu được hóa chất NaClO (nước gia-ven).

Phương trình phản ứng:

4HCl + MnO2 → Cl2 + 2H2O + MnCl2

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Trong công nghiệp

Trong công nghiệp, điều chế nước Javen từ NaCl là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Dung dịch muối ăn sẽ được đem đi điện phân có màng ngăn để tạo ra NaOH, khí Hydro và Clo. Sau đó, Clo tiếp tục phản ứng với dung dịch NaOH sẽ tạo ra hỗn hợp nước gia-ven.

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?

A. HCl, HClO, H2O

B. NaCl, NaClO4, H2O

C. NaCl, NaClO, H2O

D. NaCl, NaClO3, H2O

Đáp án C

Câu 2: Vì sao nước clo có tính tẩy màu

A. vì khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học

B. Vì clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu

C. Vì clo hấp phụ được màu

D. Vì clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu

Đáp án D: Vì clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu

Câu 3. Thành phần của nước clo có chứa những chất nào dưới đây

A. H2O, Cl2, HClO3

B. HCl, HClO

C. Cl2, HCl, HClO2

D. Cl2, HCl, HClO

Đáp án D

Câu 4. Thực hiện thí nghiệm cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, trong phản ứng dưới đây Cl2 đóng vai trò là

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

A. chất nhường proton.

B. chất nhận proton.

C. chất nhường electron cho NaOH.

D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Đáp án D

Câu 5. Trong tự nhiên, clo tồn tại chủ yếu ở dạng nào

A. muối clorua

B. muối natri clorat

C. Axit clohidric

D. Đơn chất

Đáp án A

Câu 6. Để thu được khí clo trong phòng thí nghiệm, người ta thu bằng cách

A. dẫn khí clo vào một bìn úp ngược sẵn

B. dẫn khí clo vào một bình được đậy bằng nút cao su có ống dẫn khí

C. dẫn khí clo vào một bình nút bằng bông được tẩm dung dịch NaOH đặc

D. thu clo bằng cách dời chỗ của nước

Đáp án C

Câu 7. Khí clo có các tính chất nào sau đây?

A. Khí clo có màu vàng luc, tan ít trong nước, không độc

B. Khí clo không màu, mùi sốc, tan ít trong nước, rất độc

C. Khí clo có màu vàng lục, mùi sốc, tan ít trong nước, rất độc.

D. Màu vàng lục, mùi hắc, tan nhiều trong nước, rất độc

Đáp án C

Câu 8. Trong công nghiệp khí clo có thể được sản xuất bằng cách nào sau đây

A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp

B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp

C. dùng khí Flo đẩy Cl2 khỏi dung dịch muối NaCl

D. nhiệt phân muối NH4Cl

Đáp án A

…………………………………….

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

    Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giới thiệu Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tổng hợp và đăng tải.

    Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

    Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
    Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

    Trang chủ: tmdl.edu.vn
    Danh mục bài: Giáo dục

    Lương Sinh

    Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
    Back to top button