Tổng hợp

Cơ quan nào thực hành quyền công tố tại nước ta?

Công tố và quyền công tố hẳn là khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta hiện nay, ngay cả trên phim chúng ta cũng đã gặp khái niệm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về công tố, quyền công tố và cơ quan công tố bởi đây là lĩnh vực trước nay ít được quan tâm tới. Nếu các bạn muốn biết Cơ quan nào thực hành quyền công tố tại nước ta cùng với những thông tin khác liên quan đến quyền công tố thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!


Quyền Công tố là gì?

Trước khi biết cơ quan nào thực hành quyền công tố thì chúng ta cần phải biết quyền công tố là gì.

Bạn đang xem bài: Cơ quan nào thực hành quyền công tố tại nước ta?

VKS: Vụ đất vàng Bình Dương dùng thủ đoạn 'tiền trảm hậu tấu' - VnExpress

Quyền công tố là gì?

Quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối với người phạm tội, do đó, đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội.

Đặc điểm cơ bản của quyền công tố

Thứ nhất, quyền công tố là quyền lực nhà nước, quyền công tố xuất hiện cùng với Nhà nước và pháp luật.

Thứ hai, quyền công tố luôn gắn liên với quyền tài phán của Tòa án, là quyền đưa vụ việc ra xét xử tại Tòa án và bảo vệ quan điểm giải quyết vụ việc tại Tòa án.

Quyền công tố chỉ xuất hiện trong tố tụng hình sự, nơi mà cơ quan được giao quyền luôn có nhiệm vụ đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Viện kiểm sát đề nghị giảm án cho ông Tất Thành Cang - Pháp luật

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tại phiên toà xét xử

Về thời điểm bắt đầu và chấm dứt quyền công tố, để đưa được người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó thì cơ quan được giao thực hiện quyền công tố phải có những quyền năng pháp lý nhằm đảm bảo cho việc truy tố và bảo vệ quan điểm của mình. Để đảm bảo cho việc truy tố đúng thì cơ quan thực hiện quyền công tố phải có quyền đối với việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp cần thiết khác dể phát hiện tội phạm, người phạm tội và thu thập chứng cứ. Để bảo vệ quan điểm giải quyết vụ án tại Tòa án, thì sau khi kết thúc phiên tòa, cơ quan thực hiện quyền công tố phải có quyền đưa vụ án lên Tòa án cấp cao hơn để giải quyết nếu thấy viêc giải quyết vụ án không có căn cứ pháp luật. Vì vậy, tuy trung tâm của hoạt động thực hành quyền công tố là truy tố và buộc tội tại Tòa án nhưng quyền công tố phải được bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc bản án, quyết định giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị thì quyền công tố đương nhiên chấm dứt, vì lúc này việc buộc tội đã hoàn thành.

Như vậy, quyền công tố ở Việt Nam là quyền do Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện theo quy định của pháp luật để phát hiện tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội tại phiên tòa.

Đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố

– Đối tượng của quyền công tố

Đối tượng của quyền công tố là cái mà quyền công tố nhằm mục đích đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Quyền công tố là quyền phát hiện tội phạm, truy cứu người phạm tội ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó. Với ý nghĩa đó thì đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội.

– Nội dung của quyền công tố

Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của quyền công tố nhưng xuất phát từ quan điểm coi bản chất của quyền công tố là sự buộc tội nhân danh nhà nước, đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội, có thể hiểu nội dung của quyền công tố chính là sự buộc tội đối với người đã thực hiện tội phạm.

– Phạm vi quyền công tố

+ Về phạm vi không gian: Xuất phát từ việc coi quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc buộc tội, có thể hiểu quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

+ Về phạm vi thời gian: là thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền công tố

Thực hành quyền công tố là gì?

Khái niệm thực hành quyền công tố

Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lí thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Vì vậy, phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Giới thiệu đơn vị

Từ năm 1945 đến năm 1950, quyền công tố được được giao cho một bộ phận của toà án đệ nhị cấp (tỉnh) với chức danh đứng đầu là Biện lí, ở Toà án thượng thẩm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với chức danh là Chưởng lí, ở Toà án quân sự (xử các việc chính trị) với chức danh là Công cáo viên, ở Toà án binh với chức danh Uỷ viên Chính phủ. Từ năm 1950 đến 1960, ở các Toà án nhân dân cấp tỉnh và liên khu, quyền công tố do các Công tố uỷ viên đảm nhiệm. Từ năm 1960, quyền công tố được thực hị ên bởi hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân.

Phạm vi thực hành quyền công tố

Phạm vi thực hành quyền công tố có mối liên hệ nhất với phạm vi của quyền công tố. Xét về nguyên tắc thì chúng đồng nhất với nhau những trên thực tế thì giữa chúng còn có một khoảng cách nhất định. Như vậy, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và khi kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị (trừ trường hợp có căn cứ do pháp luât quy định làm quyền công tố bị triệt tiêu trước khi bản án có hiệu lực pháp luật như khi vụ án được đình chỉ). Do vậy, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phải được phát động. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tội phạm xảy ra thì việc phát động quyền công tố cũng được tiến hành mà trên thực tế vẫn còn những tội pham xảy ra những vì nhiều lý do khác nhau nên không bị phát hiện và xử lý (tội phạm ẩn). Có nghĩa là thực hành quyền công tố chưa được bắt đầu nhưng quyền công tố thì vẫn luôn hiện hữu đối với người đã thực hiện tội phạm mà chưa bị phát hiện, khởi tố, điều tra. Điều này cũng có nghĩa là phạm vi quyền công tố rộng hơn phạm vi thực hành quyền công tố.

Nội dung thực hành quyền công tố

Nội dung thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng để phát hiện tội phạm và truy tố người phạm tội nhằm đảm bảo thực hiện truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo đó, nội dung thực hành quyền công tố bao gồm:

– Thứ nhất là hoạt động phát động quyền công tố, đó là khởi tố vu án và khởi tố bị can. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những hoạt động mở đầu quá trình điều tra xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và người phạm tội.

Khởi tố vụ án là việc Nhà nước chính thức công khai trước toàn xã hội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện tội phạm đó.

Khởi tố bị can là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức tuyên bố về mặt pháp lý một người nào đó có dấu hiệu phạm tôi và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Thứ hai là hoạt động của thực hành quyền công tố tiếp tục được thực hiện bởi Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sư bằng biện pháp cụ thể sau:

+ Để ra yêu cầu và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.

+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tam giam và các biện pháp ngăn chặn khác.

+ Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra.

+ Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra.

+ Quyết định truy tố bị can.

+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Thứ ba là trong giai đoạn xét xử, hoạt động thực hành quyền công tố tiếp tục được thực hiện, thể hiện qua việc đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vu án tại phiên tòa, thưc hiên việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, hội những người tham gia tố tụng, tranh luận, quyết định rút quyết định truy tố hoặc định tội nhẹ hơn, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm…, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án và tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm,…

Cơ quan nào thực hành quyền công tố ở Việt Nam?

Ở Việt Nam, quyền công tố được nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện. Để làm tốt việc này, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước Toà án và thực hiện sự buộc tội đó tại phiên toà.

Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Vang

Đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tại Viện Kiểm sát nhân dân 

Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Điều 3 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 quy định:

1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;

e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;

g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;

h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;

i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;

k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”

Video về cơ quan thực hành quyền công tố tại Việt Nam – Viện kiểm sát nhân dân

Kết luận

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước duy nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam thực hành quyền công tố, đây là chức năng hiến định được thực hiện trong lĩnh vực hình sự của Viện kiểm sát nhân dân. Bài viết trên đã cung cấp đến đọc giả những thông tin liên quan đến quyền công tố, hoạt động thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân. Chúc các bạn thành công!

Cơ quan nào thực hành quyền công tố tại Việt Nam?

Công tố và quyền công tố hẳn là khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta hiện nay, ngay cả trên phim chúng ta cũng đã gặp khái niệm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về công tố, quyền công tố và cơ quan công tố bởi đây là lĩnh vực trước nay ít được quan tâm tới. Nếu các bạn muốn biết Cơ quan nào thực hành quyền công tố tại nước ta cùng với những thông tin khác liên quan đến quyền công tố thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé! Quyền Công tố là gì? Trước khi biết cơ quan nào thực hành quyền công tố thì chúng ta cần phải biết quyền công tố là gì.  Quyền công tố là gì? Quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối với người phạm tội, do đó, đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Đặc điểm cơ bản của quyền công tố Thứ nhất, quyền công tố là quyền lực nhà nước, quyền công tố xuất hiện cùng với Nhà nước và pháp luật. Thứ hai, quyền công tố luôn gắn liên với quyền tài phán của Tòa án, là quyền đưa vụ việc ra xét xử tại Tòa án và bảo vệ quan điểm giải quyết vụ việc tại Tòa án. Quyền công tố chỉ xuất hiện trong tố tụng hình sự, nơi mà cơ quan được giao quyền luôn có nhiệm vụ đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tại phiên toà xét xử Về thời điểm bắt đầu và chấm dứt quyền công tố, để đưa được người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó thì cơ quan được giao thực hiện quyền công tố phải có những quyền năng pháp lý nhằm đảm bảo cho việc truy tố và bảo vệ quan điểm của mình. Để đảm bảo cho việc truy tố đúng thì cơ quan thực hiện quyền công tố phải có quyền đối với việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp cần thiết khác dể phát hiện tội phạm, người phạm tội và thu thập chứng cứ. Để bảo vệ quan điểm giải quyết vụ án tại Tòa án, thì sau khi kết thúc phiên tòa, cơ quan thực hiện quyền công tố phải có quyền đưa vụ án lên Tòa án cấp cao hơn để giải quyết nếu thấy viêc giải quyết vụ án không có căn cứ pháp luật. Vì vậy, tuy trung tâm của hoạt động thực hành quyền công tố là truy tố và buộc tội tại Tòa án nhưng quyền công tố phải được bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc bản án, quyết định giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị thì quyền công tố đương nhiên chấm dứt, vì lúc này việc buộc tội đã hoàn thành. Như vậy, quyền công tố ở Việt Nam là quyền do Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện theo quy định của pháp luật để phát hiện tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội tại phiên tòa. Đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố – Đối tượng của quyền công tố Đối tượng của quyền công tố là cái mà quyền công tố nhằm mục đích đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Quyền công tố là quyền phát hiện tội phạm, truy cứu người phạm tội ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó. Với ý nghĩa đó thì đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. – Nội dung của quyền công tố Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của quyền công tố nhưng xuất phát từ quan điểm coi bản chất của quyền công tố là sự buộc tội nhân danh nhà nước, đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội, có thể hiểu nội dung của quyền công tố chính là sự buộc tội đối với người đã thực hiện tội phạm. – Phạm vi quyền công tố + Về phạm vi không gian: Xuất phát từ việc coi quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc buộc tội, có thể hiểu quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự. + Về phạm vi thời gian: là thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền công tố Thực hành quyền công tố là gì? Khái niệm thực hành quyền công tố Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lí thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Vì vậy, phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Từ năm 1945 đến năm 1950, quyền công tố được được giao cho một bộ phận của toà án đệ nhị cấp (tỉnh) với chức danh đứng đầu là Biện lí, ở Toà án thượng thẩm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với chức danh là Chưởng lí, ở Toà án quân sự (xử các việc chính trị) với chức danh là Công cáo viên, ở Toà án binh với chức danh Uỷ viên Chính phủ. Từ năm 1950 đến 1960, ở các Toà án nhân dân cấp tỉnh và liên khu, quyền công tố do các Công tố uỷ viên đảm nhiệm. Từ năm 1960, quyền công tố được thực hị ên bởi hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân. Phạm vi thực hành quyền công tố Phạm vi thực hành quyền công tố có mối liên hệ nhất với phạm vi của quyền công tố. Xét về nguyên tắc thì chúng đồng nhất với nhau những trên thực tế thì giữa chúng còn có một khoảng cách nhất định. Như vậy, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và khi kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị (trừ trường hợp có căn cứ do pháp luât quy định làm quyền công tố bị triệt tiêu trước khi bản án có hiệu lực pháp luật như khi vụ án được đình chỉ). Do vậy, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phải được phát động. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tội phạm xảy ra thì việc phát động quyền công tố cũng được tiến hành mà trên thực tế vẫn còn những tội pham xảy ra những vì nhiều lý do khác nhau nên không bị phát hiện và xử lý (tội phạm ẩn). Có nghĩa là thực hành quyền công tố chưa được bắt đầu nhưng quyền công tố thì vẫn luôn hiện hữu đối với người đã thực hiện tội phạm mà chưa bị phát hiện, khởi tố, điều tra. Điều này cũng có nghĩa là phạm vi quyền công tố rộng hơn phạm vi thực hành quyền công tố. Nội dung thực hành quyền công tố Nội dung thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng để phát hiện tội phạm và truy tố người phạm tội nhằm đảm bảo thực hiện truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo đó, nội dung thực hành quyền công tố bao gồm: – Thứ nhất là hoạt động phát động quyền công tố, đó là khởi tố vu án và khởi tố bị can. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những hoạt động mở đầu quá trình điều tra xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và người phạm tội. Khởi tố vụ án là việc Nhà nước chính thức công khai trước toàn xã hội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện tội phạm đó. Khởi tố bị can là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức tuyên bố về mặt pháp lý một người nào đó có dấu hiệu phạm tôi và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. – Thứ hai là hoạt động của thực hành quyền công tố tiếp tục được thực hiện bởi Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sư bằng biện pháp cụ thể sau: + Để ra yêu cầu và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tam giam và các biện pháp ngăn chặn khác. + Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra. + Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra. + Quyết định truy tố bị can. + Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Thứ ba là trong giai đoạn xét xử, hoạt động thực hành quyền công tố tiếp tục được thực hiện, thể hiện qua việc đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vu án tại phiên tòa, thưc hiên việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, hội những người tham gia tố tụng, tranh luận, quyết định rút quyết định truy tố hoặc định tội nhẹ hơn, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm…, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án và tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm,… Cơ quan nào thực hành quyền công tố ở Việt Nam? Ở Việt Nam, quyền công tố được nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện. Để làm tốt việc này, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước Toà án và thực hiện sự buộc tội đó tại phiên toà. Đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tại Viện Kiểm sát nhân dân  Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.” Điều 3 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 quy định: “1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. 2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật. 3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện; đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội; e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội; g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật; h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố; i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa; k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.” Video về cơ quan thực hành quyền công tố tại Việt Nam – Viện kiểm sát nhân dân Kết luận Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước duy nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam thực hành quyền công tố, đây là chức năng hiến định được thực hiện trong lĩnh vực hình sự của Viện kiểm sát nhân dân. Bài viết trên đã cung cấp đến đọc giả những thông tin liên quan đến quyền công tố, hoạt động thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân. Chúc các bạn thành công!

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/co-quan-nao-thuc-hanh-quyen-cong-to-tai-nuoc-ta/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button