Giáo dục

Công thức oll

57 CÔNG THỨC OLL – TẠO MẶT VÀNG TRÊN ĐỈNH KHỐI RUBIK (CFOP)

Công thức OLL là bước thứ 3 của phương pháp giải Rubik nâng cao CFOP (hay còn gọi là Fridrich). Bước này khá khó nhằn khi có tới 57 công thức và là nhiều nhất trong tất cả 4 bước.

Giới thiệu về công thức OLL

Khi hai tầng đầu tiên (F2L) đã xong, chúng ta sẽ định hướng cho lớp cuối cùng (OLL) để mặt trên của khối Rubik có full màu vàng. Nên nhớ là chỉ mặt trên thôi nhé, ta chưa cần quan tâm đến màu của các mặt bên đâu, đó sẽ là bước sau và cũng là bước cuối cùng (PLL). Nhìn ảnh dưới để dễ hình dung hơn.

Bạn đang xem bài: Công thức oll

oll

Trong bài viết, mình đã chia 57 công thức thành nhiều nhóm khác nhau cho các bạn dễ học. Giả dụ, mỗi ngày bạn học 1 nhóm thì chỉ trong khoảng một tháng là đã nhuần nhuyễn bộ công thức OLL rồi đấy.

Trừ phi bạn không gặp khó khăn cho việc học, hãy thử ngay 7 công thức OLL cơ bản (hay còn gọi là 2 look OLL) mà mình đã ghim ở bên dưới, rất dễ nhớ nhưng nó sẽ chậm hơn so với 57 công thức thông thường.

Hướng dẫn cách áp dụng công thức OLL

Đầu tiên bạn cần xoay tầng trên cùng U (hay lớp màu vàng) để mặt trên khớp với một trong 57 trường hợp. Sau đó chỉ cần áp dụng công thức là được.

cach ap dung cong thuc oll

Những lưu ý trước khi học công thức OLL

▪️ Nghe tới 57 công thức có thể sẽ hơi nhiều và khiến bạn nản chí, nhưng khi học theo từng nhóm mà H2 Rubik đã chia ra thì bạn sẽ thấy nó rất dễ học, dễ nhớ.

▪️ Không có công thức nào dễ nhất, chỉ có công thức phù hợp cho bạn nhất. Do đó, mình cũng đã liệt kê thêm vài công thức khác nhau cho từng trường hợp để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

▪️ Các dãy move đóng trong ngoặc () và được bôi bôi đỏ được hiểu là combo Finger Trick, giúp bạn xoay nhanh hơn và mượt mà hơn. Hai trong số đó rất phổ biến như (R U R’ U’) – thuật ngữ Sexy Move, hay (R’ F R F’), (L F’ L’ F) – thuật ngữ “Sledgehammer”.

oll 1
(R’ F R F’) hoặc (L F’ L’ F) – hay còn gọi là Sledgehammer

57 công thức OLL – Tạo mặt vàng trên đỉnh khối Rubik (CFOP)

Nhóm 1 – Bốn cạnh vàng (2 look OLL)

2 look OLL có nghĩa là chia nhỏ OLL ra làm hai bước. Đầu tiên bạn sẽ tạo dấu thập vàng (Cross) trên đỉnh, sau đó sử dụng 7 công thức dưới đây để định hướng nốt các góc còn lại. Việc chia nhỏ như vậy sẽ khiến 2 look OLL chậm hơn chút so với OLL thông thường, nhưng bù lại nó rất dễ học.

57 công thức OLL – Phiên bản 1

Lời khuyên khi học công thức OLL

– Nên nhớ rằng khi học một khối lượng công thức lớn, bạn không được nóng vội, trung bình một ngày học từ 2-4 công thức là vừa đẹp. Tập đi tập lại để các công thức hằn sâu vào bộ nhớ cơ của bạn và không bị quên đi sau một thời gian dài. Các công thức cũ một tuần vẫn cần ôn lại một buổi.

– Học 2 Look OLL trước là một lựa chọn khôn ngoan.

– Luyện tập Finger Trick đi cùng với việc học công thức, bạn vừa nhớ công thức tốt hơn mà xoay cũng nhanh hơn

57 công thức OLL – Phiên bản 2

Phiên bản 2 của 57 công thức OLL được cung cấp bởi trang speedcubereview.com, được chia thành 4 nhóm lớn theo số cạnh được giải và chia thành các nhóm nhỏ hơn theo số góc.

Một số công thức được đóng trong dấu () như (R U R’ U’) ( hay còn gọi là Sexy move) và (R’ F R F’) hay còn gọi là “sledgehammer” , là các công thức phổ biến hay gặp. 

Kèm theo đó là Tips để học các công thức có tính chất tương tự hoặc là Mirror của nhau.

Một số lời khuyên khi học OLL

1. Nên học mỗi ngày nên học từ 1 đến 2 công thức: việc học cùng lúc nhiều công thức sẽ khiến bạn bị rối. Lời khuyên là hãy chỉ nên học tối đa 2 công thức một ngày, nhưng tập luyện đi tập luyện lại trong một thời gian dài. Khi nhớ 1 công thức mới thì vẫn cần ôn lại các công thức cũ. 

2. Học các cụm công thức tương tự nhau như T, P, … trong các lần gần nhau.

3. Nên học OLL 2 Look và PLL trước khi học OLL: nếu cảm thấy việc học OLL đầy đủ với 57 công thức là khó khăn. Bạn hãy thử học OLL đơn giản là OLL 2 Look với chỉ 10 công thức. 

4. Nên nhớ 1 số cụm hay lặp lại như [ R U R’ U’ ]: trong công thức sẽ có một số cụm được đánh dấu ngoặc màu đỏ, đó là các cụm công thức thường được lặp lại. Hãy hoc bằng cách nhóm 1 số công thức để tiện thực hiện và ghi nhớ.

Như vậy, sau bước thứ 3, chúng ta sẽ được 1 khối Rubik hoàn thành được 2 lớp đầu tiên và mặt cuối cùng. Nếu như may mắn, các mặt cạnh của mặt cuối cùng sẽ về đúng vị trí của chúng, vậy thì Xong, bạn đã hoàn thành xong khối Rubik.

Tuy nhiên, phần lớn thì sau bước số 3, các mặt cạnh cần phải điều chỉnh lại để đúng màu với các ô giữa các bên. Do đó cần đến bước 4 – Hoàn vị lớp cuối cùng.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cong-thuc-oll/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button