Giáo dục

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O là phản ứng oxi hóa khử, được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của Cu và tính chất hóa học HNO3…. cũng như các dạng bài tập.

Hy vọng có thể giúp các bạn viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác hơn.

Bạn đang xem bài: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu quan đến cân bằng phản ứng 

    1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 loãng

    3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

    2. Cân bằng phương trình phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

    Xác định sự thay đổi số oxi hóa

    Cuo + HN+5O3 → Cu+2(NO3)2 + N+2O + H2O

    Cu tác dụng HNO3

    Vậy 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    Nhắc lại kiến thức: Các bước cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron

    Bước 1. Viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

    Bước 2. Viết phương trình:

    Khử (Cho electron)

    Oxi hóa (nhận electron)

    Bước 3. Cân bằng electron: Nhân hệ số để

    Tổng số electron cho = tổng số electron nhận

    Bước 4. Cân bằng nguyên tố: nói chung theo thứ tự

    Kim loại (ion dương)

    Gốc axit (ion âm)

    Môi trường (axit, bazo)

    Nước (cân bằng H2O là để cân bằng hidro)

    Bước 5. Kiểm tra số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau)

    3. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với HNO3

    Dung dịch HNO3 loãng dư

    4. Phương trình ion thu gọn Cu tác dụng HNO3 loãng 

    3Cu + 8H+ + 2NO3–  → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

    5. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng HNO3

    Cho đồng Cu tác dụng với dung dịch axit nitric HNO3

    6. Hiện tượng cho Cu tác dụng HNO3 loãng

    Kim loại Cu rắn đỏ dần tạo thành dung dịch màu xanh lam và khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

    7. Tính chất hóa học của HNO3 

    Axit nitric thể hiện tính axit

    Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

    Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

    2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

    2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

    2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + H2O + CO2

    Tính oxi hóa của HNO3

    • Axit nitric tác dụng với kim loại

    Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

    Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

    Mg + HNO3 đặc

    Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

    Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

    Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

    Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

    • Axit nitric Tác dụng với phi kim

    (Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

    C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

    • Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

    FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

    FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

    3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

    • Tác dụng với hợp chất

    3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O

    Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

    8. Bài tập vận dụng liên quan 

    Câu 1. Ứng dụng nàosau đây không phải của HNO3?

    A. Để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2

    B. Sản xuất dược phẩm

    C. Sản xuất khí NO2 và N2H4

    D. Để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm

    Đáp án C

    Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng:

    A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa đỏ.

    B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.

    C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp (KNO3) với H2SO4 đặc

    D. điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3)

    Đáp án B

    Chọn B: Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.

    A Sai: dung dịch HNO3 chỉ làm xanh quỳ tím hóa đỏ.

    C. Trong công nghiệp để sản xuất axit nitric, người ta thường đun nóng hỗn hợp natri nitrat rắn với dung dịch H2SO4 đặc

    D. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng NaNO3 và HSO4đặc

    Câu 3. Trong các thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta sử dụng biện pháp nhét bông có tẩm hóa chất và nút ống nghiệm. Hóa chất đó chính là

    A. H2O

    B. Dung dịch nước vôi trong

    C. dung dịch giấm ăn

    D. dung dịch muối ăn

    Đáp án B

    4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2H2O + Ca(NO2)2

    Khí màu nâu đỏ NO2 bị hòa tan trong dung dịch, tạo thành chất rắn Ca(NO2)2 và Ca(NO3)2

    Câu 4. Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3:

    A. HCl

    B. HNO3

    C. KBr

    D. K3PO4

    Đáp án B

    Phương trình phản ứng

    AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

    AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3

    3AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + 3KNO3

    Câu 5. Cho 19,2 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

    A. 6,72 lít

    B. 2,24 lít

    C. 3,36 lít

    D. 4,48 lít

    Đáp án D

    Phương trình hóa học

    3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

    2nCu = 3nNO

    => nNO = 0,2 mol

    => V = 4,48 lit

    Câu 6. Cho phương trình hóa học sau: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

    Tổng hệ số tối giản của phương trình sau:

    A. 8

    B. 9

    C. 12

    D. 16

    Đáp án B: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

    Câu 7. Cho Cu (z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

    A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.

    B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

    C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

    D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

    Đáp án A

    Nguyên tố X có Z = 29 => Cấu hình X là 1s22s22p63s23p63d104s1

    => X thuộc ô thứ 29, chu kì 4, phân nhóm IB

    Câu 8. Nhận định nào sau đây là sai?

    A. Đồng dẻo, dễ kéo sợi.

    B. Đồng là kim loại có màu đen.

    C. Đồng có thể dát mỏng hơn giấy viết từ 5 đến 6 lần.

    D. Đồng dẫn nhiệt, điện tốt.

    Đáp án B: Đồng là kim loại có màu nâu đỏ 

    Câu 9. Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

    A. 1.

    B. 3.

    C. 2.

    D. 4.

    Đáp án C

    Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là HCl, NH3

    Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

    Câu 10. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dd HNO3 loãng

    A. không có hiện tượng gì

    B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra

    C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra

    D. dung dịch có màu xanh lam, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.

    Đáp án D

    Phương trình hóa học

    Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

    → Hiện tượng: Dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2 và khí màu nâu đỏ NO2.

    Câu 11. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 18 (không còn sản phẩm khử nào khác) và dd Y chứa a gam muối nitrat. Giá trị của m là.

    A. 21,6

    B. 97,2

    C. 64,8

    D. 194,4

    Đáp án C

    Nhận thấy  MX = (MN2 + MN2O)2 = (28 + 44)/2=36

    => nN2 = nN2O = 0,24 / 2 = 0,12 mol

    Ta có: mAl(NO3)3= 213.m/27 = 7,89m < 8 => trong muối có NH4NO3

    Bảo toàn e: 3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3

    => 3.m/27 =10.0,12 + 8.0,12 + 8nNH4NO3

    → nNH4NO3 = m/72 − 0,27

    Khối lượng muối tạo thành: mmuối = mAl(NO3)3 + mNH4NO3

    => 8m = 213.m/27 + 80.(m/72 – 0,27) => m = 21,6 gam

    Câu 12. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dd HNO3 đặc, nguội

    A. Cr

    B. Cu

    C. Zn

    D. Ag

    Đáp án A

    Câu 13. Cho các mô tả sau:

    (1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2

    (2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag

    (3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3

    (4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2

    (5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)

    (6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S

    Số mô tả đúng là:

    A. 1.

    B. 2.

    C. 3 .

    D. 4.

    Đáp án C

    1. Sai vì Cu không tác dụng với HCl.

    2. Đúng

    3. Đúng, Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

    4. Đúng, 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O

    5. Sai, đồng thuộc nhóm kim loại nặng

    6. Sai, có tồn tại 2 chất trên

    Câu 14. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

    A. 2.

    B. 3.

    C. 4.

    D. 1.

    Đáp án D

    2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 (4x) + O2 (x mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

    mchất rắn ban đầu = mchất rắn sau + mkhí

    → 6,58 = 4,96 + 46.4x + 32x → x = 0,0075 mol

    Dẫn khí X vào nước

    O2 (0,0075) + 4NO2 (0,03) + 2H2O → 4HNO3 (0,03 mol)

    CM (HNO3) = 0,03 : 0,3 = 0,1 → pH = 1.

    Câu 15. Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

    A. 2,16 gam.

    B. 0,84 gam.

    C. 1,72 gam.

    D. 1,40 gam.

    Đáp án D

    Fe (0,01) + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (0,02 mol) (1)

    mtăng (1) = 0,02.108 – 0,01.56 = 1,6 gam

    Theo bài ra mKL tăng = 101,72 – 100 = 1,72 gam.

    Tiếp tục có phản ứng:

    Fe (a) + Cu2+ → Fe2+ (a mol) + Cu

    mtăng (2) = 64a – 56a = 1,72 – 1,6 → a = 0,015 mol

    → mFe = (0,01 + 0,015).56 = 1,4 gam.

    Câu 16. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

    A. amophot.

    B. ure.

    C. natri nitrat.

    D. amoni nitrat.

    Đáp án D

    Amoni nitrat NH4NO3

    3Cu + 8H+ + 2NO3 → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

    NH4+ + OH → NH3↑ + H2O

    Câu 17. Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào?

    A. Tăng.

    B. Giảm.

    C. Không thay đổi.

    D. không xác định được.

    Đáp án A

    Giả sử có 1 mol Cu tham gia phản ứng

    Cu (1) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ (2 mol)

    → khối lượng thanh đồng tăng = 2 × 108 – 64 = 152 gam.

    Câu 18. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:

    A. 2,24

    B. 5,60

    C. 3,36

    D. 4,48

    Đáp án B

    Như vậy đề bài cho axit dư nên 2 muối thu được là Fe3+ và Cu2+

    Gọi x là số mol Fe và Cu ta có: 56x + 64 x = 12 ⇒ x = 0,1 mol

    Mặt khác:

    Đặt x, y là số mol của NO và NO2 thì 30x + 46 y = 38 (x+ y)

    ⇒ x = y

    ne nhận = 3x + y = 4x, ne cho = 0,5 ⇒ 4x = 0,5 .

    Vậy x= 0,125 mol

    V = 0,125.2. 22.4= 5,6 lít

    Câu 19. Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dich HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là:

    A. 11,2 gam

    B. 10,2 gam

    C. 7,2 gam

    D. 6,9 gam

    Đáp án A

    Cách 1: Quy đổi hổn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3

    Phương trình hóa học

    FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

    0,1                                          0,1

    nFe = 8,4/ 56 = 0,15mol

    Ta có:

    2Fe + O2 → 2FeO

    0,1    0,2

    4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

    0,05           0,025 mol

    ⇒mH2X = 0,1.72 + 0,025.160 = 11,2 g

    Cách 2: Quy hỗn hợp X về một chất FexOy:

    FexOy + (6x – 2y) HNO3 → xFe(NO3)3 + (3x – 2y) NO2 + (3x -y) H2O

    0,1/3x−2y                                                      0,1mol

    Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố sắt: 

    Fe = 8,4/56 = 0,1.x/3x−2y ⇒ x/y = 6/7

    Vậy công thức quy đổi là: Fe6O7 (M = 448) và

    nFe6O7 = 0,13.6 − 2.7 = 0,025 mol

    => mX = 0,025 . 448 = 11,2g

    Câu 20. Để nhận biết ion người ta thường dùng Cu và dung dịch HNO3 loãng và đun nóng, vì:

    A. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nâu

    B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm

    C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh

    D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí.

    Đáp án D

    Để nhận biết ion NO3người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng nhờ phản ứng tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

    3Cu + 8H+ + 2NO3→ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

    Câu 21. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe và 0,3 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

    A. 1,0 lít

    B. 1,6 lít

    C. 0,8 lít

    D. 1,2 lít

    Đáp án B

    Lượng HNO3 tối thiểu cần dùng khi:

    Fe → Fe2+ , Cu → Cu2+

    Sơ đồ cho nhận e:

    Fe – 2e → Fe2+

    0,3 → 0,6

    Cu – 2e → Cu2+

    0,3 → 0,6

    N+5 + 3e → N+2

    3x   x

    Theo định luật bảo toàn mol e: 0,6 + 0,6 = 3x → x = 0,4 mol

    Bảo toàn nguyên tố N: Số mol HNO3 = 0,6 + 0,6 + 0,4 = 1,6 mol

    VHNO3 = 1,6 /1 = 1,6 lit

    Câu 22. Phương trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm

    A. 4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3

    B. N2O5 + H2O → 2HNO3

    C. 2Cu(NO3)2 + 2H2O →2Cu + 4HNO3 + O2

    D. NaNO3 (r) + H2SO4 đặc → HNO3 + NaHSO4

    Đáp án D

    Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng NaNO3 và H2­SO4đặc

    H2SO4 + NaNO3 → NaHSO4+ HNO3

    …………………………………

    Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

      Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn Cu+ HNO3 → Cu(NO3)2 + NO+ H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn. Nội dung tài liệu gồm 5 phần, phần đầu giúp các bạn hoàn thành phương trình hóa học đã cho, các mục sau là bổ trợ, mở rộng cho phần cân bằng phản ứng hóa học.

      Giúp các bạn biết cách viết và cân bằng phương trình phản ứng khi cho Cu tác dụng với HNO3, từ đó có thể nhận biết hiện tượng sau phản ứng. Cũng như mở rộng nội dung kiến thức, liên quan đến tính chất hóa học của axit nitric HNO3, tính chất hóa học của Al.

      Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….

      Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Quyết tâm đỗ Đại Học Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

      Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
      Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

      Trang chủ: tmdl.edu.vn
      Danh mục bài: Giáo dục

      Lương Sinh

      Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
      Back to top button