Giáo dục

Dàn ý cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ

dan y cach xay dung hinh tuong nguoi nong dan trong hai doan trich lao hac va tuc nuoc vo bo

Dàn ý cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ
 

Bạn đang xem bài: Dàn ý cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ

I. Dàn ý cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ (Chuẩn)

1. Mở bài

– Khái quát về đề tài người nông dân trong văn học trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
– Giới thiệu khái quát về hai đoạn trích “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”.
– Nêu vấn đề: Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích.

2. Thân bài

– Cả hai tác giả đều tập trung làm bật nổi số phận, cuộc đời với hoàn cảnh éo le, khó khăn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
– Lão Hạc:
+ Sống trong sự cơ cực, nghèo đói, vất vả với biết bao nhọc nhằn, lo toan với cuộc sống mưu sinh.
+ Vợ lão chết sớm, lão gà trống nuôi con một mình
+ Con trai lão vì phẫn chí không có tiền cưới vợ đã bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão với cậu Vàng và những tháng ngày tuổi già ốm đau, nghèo đói.
+ Khi cái cơ cực đã tới đường cùng, lão không còn cách nào để cố gắng được nữa, lão đành bán cậu Vàng rồi lại day dứt, tự trách mình và cuối cùng tự kết liễu đời mình bằng bả chó.
– Chị Dậu:
+ Người nông dân nghèo, có người chồng đau ốm nên mọi gánh nặng, lo toan trong căn nhà đã dồn lên đôi vai của chị.
+ Vì gánh nặng sưu thuế vô lí mà chị đã phải bán hết mọi thứ trong nhà – khoai, sắn, đàn chó và thậm chí, chị phải bán luôn đứa con gái của mình để lấy tiền đóng thuế.
– Cả hai nhà văn đều thể hiện chân thực và rõ nét những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng của người nông dân.

+ Lão Hạc:

  • Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con
  • Một con người giàu lòng tự trọng.

+ Chị Dậu:

  • Chị Dậu là một người vợ, người mẹ hết lòng yêu thương chồng con.
  • Một người phụ nữ biết cương, biết nhu và có tinh thần phản kháng.

– Tuy nhiên, khi xây dựng nhân vật lão Hạc và nhân vật chị Dậu, hai tác giả đã sử dụng những nghệ thuật xây dựng nhân vật khác nhau.
+ Lão Hạc: Nhà văn Nam Cao đi sâu tái hiện, miêu tả những dòng tình cảm, biến thái tinh vi trong cảm xúc của lão Hạc với hàng hoạt các chi tiết, câu văn đầy cảm xúc.
+ Chị Dậu: nhà văn Ngô Tất Tố đã tập trung việc miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật

3. Kết bài

Khái quát về hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích “Lão Hạc”, “Tức nước vỡ bờ” và nêu cảm nghĩ của bản thân.
 

II. Bài văn mẫu Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ (Chuẩn)

Người nông dân là một trong số những đề tài lớn, là mảnh đất màu mỡ của nền văn học hiện đại Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng và trong số đó không thể không nhắc tới “Lão Hạc” của Nam Cao và “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Đọc truyện ngắn “Lão Hạc” người đọc sẽ cảm nhận được sâu sắc hình tượng người nông dân qua hình ảnh của lão Hạc – một người cha, một người nông dân nghèo khó. Còn với tiểu thuyết “Tắt đèn” nói chung, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nói riêng, hình ảnh của chị Dậu chính là hiện thân cho số phận, cuộc đời của người nông dân trước cách mạng. Vậy hình tượng người nông dân hiện lên như thế nào và được xây dựng ra sao qua hai đoạn trích “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”?

Trước hết, cả hai tác giả đều tập trung làm bật nổi số phận, cuộc đời với hoàn cảnh éo le, khó khăn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đọc “Lão Hạc”, người đọc sẽ thấy hình ảnh lão Hạc với một hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương. Có lẽ, cũng như bao người nông dân khác trước cách mạng tháng Tám,… (Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ tại đây.

———————-HẾT————————

Để có những cảm nhận chân thực hơn về chân dung cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo trong xã hội xưa, bên cạnh bài Dàn ý cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 khác như: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ, Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, Chứng minh người nông dân vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ, Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button