Giáo dục

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú

dan y cam nhan ve bai tho khi con tu hu

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú

I. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú.

2. Thân bài

a. Cảm nhận về bức tranh mùa hè tươi đẹp trong kí ức tác giả
– Thời gian: hè đến
–  Không gian: rộng lớn: cánh đồng, khu vườn, bầu trời cao rộng,…
– Âm thanh: Tiếng tu hú, tiếng ve ngân.
– Hình ảnh: Lúa chiêm đang chín, trái cây đượm ngọt, bắp vào độ thu hoạch, cánh diều cao vút,…
– Màu sắc: Sắc vàng của lúa, của bắp, màu hồng của nắng đào, sắc xanh cây lá, …
– Hương vị: Vị thơm của lúa bắp, vị ngọt của trái cây, hương nắng,…
=> Bức tranh mùa hè giàu sức sống, tươi đẹp, thanh bình=> Tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

b. Cảm nhận về tâm trạng của tác giả trong thực tại:
– Nhân tố tác động: Cảnh hè, tiếng hè, tiếng chim tú hú.
– Hành động, suy nghĩ: “muốn đạp tan phòng”: ước muốn bùng cháy muốn vượt thoát khỏi ngục từ để được tự do.
– Cảm giác: ngột ngạt, bí bức,..
– Kết cấu vòng tròn: tiếng chim tu hú.
=> Tâm trạng buồn bã và nỗi khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ.

c. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
– Phép liệt kê
– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
– Thể thơ dân tộc
– Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị và sức sống lâu bên của tác phẩm.
 

II. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Bức tranh thiên nhiên mùa hè:
– Âm thanh: Tiếng tu hú gọi bầy tha thiết, tiếng ve ngân rạo rực, tiếng sáo diều vi vu vang vọng trời đất.
– Màu sắc: Lúa chiêm vàng xuộm, “bắp rây vàng hạt” đầy sân, “nắng đào” rực rỡ ấm áp.
– Mùi vị: Vị ngọt dịu của lúa chiêm đang dần chín, vị ngọt đậm của trái cây đang vào mùa.
– Khung cảnh bầu trời trong xanh, không một gợn mây, rộng lớn, cao vút, tô điểm trên nền trời ấy là cảnh từng con diều sáo đang lộn nhào. => Bình yên, tự do và tràn đầy sức sống.

* Ý nghĩa:
– Bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.
– Qua hình ảnh thiên nhiên đậm hương sắc còn bộc lộ tấm lòng khao khát tự do, muốn thoát khỏi cảnh tù đày.
– Bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng dù đang bị giam cầm vẫn rất yêu đời, lạc quan, vui vẻ, hướng về cuộc sống tự do bên ngoài.

b. Tâm trạng bức bối, đau khổ của tác giả trong cảnh tù đày:
– Tiếng tu hú càng tha thiết như vẫy gọi người chiến sĩ thoát ra khỏi lồng giam tăm tối, về với thế giới tự do, hòa vào mùa hè sôi động, tiếp tục chiến đấu.
– Xúc cảm mạnh muốn phá tan cái lồng giam ngột ngạt của quân thù để trở về với tự do.
– “Ngột làm sao chết uất thôi” càng bộc lộ rõ sự tức giận, phẫn nộ, uất hận của tác giả trước tình trạng bị giam hãm, mất tự do hiện tại..
– Tiếng tu hú kêu, cái nóng bức của ngày hè lại càng làm cho cảm giác ấy càng trở nên rõ nét, khiến ông vô cùng bực bội, khao khát được trở về với tự do càng thêm cháy bỏng, mạnh mẽ.

3. Kết bài

Cảm nhận chung
 

III. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu chung về Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú.

2. Thân bài

– Xuất xứ: in trong phần Xiềng xích thuộc tập thơ Từ ấy.
– Hoàn cảnh sáng tác: viết vào tháng 7 năm 1939, khi tác giả đang bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Bức tranh mùa hè tươi đẹp, thanh bình:
+ Hình ảnh tiêu biểu cho mùa hè: lúa chiêm, tiếng ve, hạt bắp, bầu trời cao rộng, cánh diều,…
+ Âm thanh: tiếng chim tú hú, tiếng ve ngân vang trên những cành cây trong vườn nhỏ. => Thanh âm rộn rã, diệu kì của cuộc sống.
+ Gam màu rực rỡ, tươi tắn trong vườn hè: sắc vàng xuộm của lúa chiêm, sắc vàng đậm của bắp rây, màu hồng của nắng, màu xanh lá của cỏ cây, sắc xanh biếc của mây trời…
+ Hương vị mùa hè: hương nồng nàn của lúa bắp, hương dịu ngọt của trái cây hương tinh khiết của nắng trời,…
=> Bức tranh hè sôi động, căng tràn nhựa sống, thể hiện cảm nhận tinh tế và lòng yêu cuộc sống của tác giả. 

– Tâm trạng của người tù cách mạng:
+ Rạo rực, băn khoăn, bức bối, ngột ngạt trong chốn ngục tù.
+ Khát khao mãnh liệt được bước ra cuộc sống bên ngoài thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp, lạnh lẽo.
+ Muốn phá tan xiềng xích để chạm lấy tự do “đạp tan phòng”, để vượt thoát khỏi gông cùm. 

– Âm thanh của tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ:
+ Tín hiệu nghệ thuật độc đáo.
+ Là tiếng gọi của tự do. 

3. Kết bài

Cảm nhận chung về bài thơ- Liên hệ bản thân.
 

IV. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu
– Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về tác phẩm “Khi con tu hú”

2. Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống khi vào hè trong sáu câu thơ đầu tiên
– Hình ảnh: Lúa chiêm đang chín, trái cây đương chín, đôi diều sáo, bắp vàng, sân, vườn
– Âm thanh: ve ngân, sáo diều
– Màu sắc: xanh, vàng, hồng
– Không gian: bầu trời cao rộng với đôi con diều sáo lộn nhào
– Nghệ thuật: Từ ngữ gợi âm thanh, hình ảnh, những động từ mạnh, những tính từ, phép liệt kê.
→ Cảnh vật luôn vận động, tái hiện bức tranh vào hè sôi động, rực rỡ và tràn đầy sức sống.

b. Bức tranh tâm trạng ngột ngạt, khát vọng tự do của người chiến sĩ trong nhà tù qua bốn câu thơ cuối
– Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
– Sử dụng những động từ mạnh: “đạp tan”, “ngột”, “chết uất”.
– Từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”
→ Tâm trạng u uất, ngột ngạt, bức bối cùng niềm khao khát thoát khỏi ngục tù, trở về với cuộc sống tự do của tác giả.

– Hình ảnh tiếng chim tu hú được nhắc lại hai lần:
+ Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy” là tiếng gọi đàn – tín hiệu, là sứ giả bắt nhịp cho dàn đồng ca mùa hè, mở ra khung cảnh mùa hè đẹp đẽ, rộn ràng, tươi vui.
+ Âm thanh tu hú “ngoài trời cứ kêu” kết thúc bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, da diết, gợi lên sự bức bối, ngột ngạt và thôi thúc khát vọng tự do đang cháy bỏng trong tâm hồn người chiến sĩ.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
 

V. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú, mẫu 5 (Chuẩn)

1.  Mở bài:

–  Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

– Hoàn cảnh sáng tác: 7/1939 khi Tố Hữu đang trong nhà tù tối tăm tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
–  Nội dung: Niềm tin yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ Cách mạng trẻ tuổi đang trong cảnh tù đày.

a. Bức tranh mùa hè tươi mát, yên bình
– Âm thanh: tiếng tu hú, tiếng ve, tiếng sáo: âm thanh báo hiệu mùa hè tới, sôi động, tươi vui.
– Màu sắc: màu vàng của lúa, của bắp, màu vàng hồng của nắng, màu xanh của bầu trời: những gam màu rực rỡ, tươi sáng của mùa hè.
– Hình ảnh: cánh đồng lúa chín, vườn cây trĩu ngọt: mang đậm sắc thái mùa hè cũng như sự vận động của thời gian, không gian.
– Không gian trong bức tranh: Mở rộng với điểm nhấn là hình ảnh “đôi con … từng không”: Cảnh vật dống động đủ âm thanh, sắc màu, hình ảnh.
=> Đây là những hình ảnh mang hương vị quen thuộc của quê hương Việt Nam: gợi lên tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ.

b. Tâm trạng của người tù Cách mạng:
–  Khung cảnh tươi đẹp bên ngoài hiện qua trí tưởng tượng của nhà thơ
–  Cảm xúc của nhà thơ ngột ngạt, rất bức bối, khao khát tự do:
+ Động từ mạnh: “đạp tan”, “ngột”, “chết uất”.
+ Cảm thán: “ôi”, “làm sao”, “thôi”.
+ Kết thúc bằng câu cảm thán.
+ Nhịp thơ dồn dập.
=> Cảm xúc ngột ngạt cao độ, khao khát cháy bỏng được trở về tự do

–  Mở ra bằng tiếng chim tu hú, kết lại bằng tiếng tu hú:
+ Tiếng tu hú đầu: Tiếng chim gọi tự do của bầu trời
+ Tiếng tú hú cuối: khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bức bối hơn bao giờ hết
=> Tiếng chim gợi lên tự do, biểu tượng cho sự sống, khiến người tù cảm thấy bồn chồn, bức bối, muốn thoát ra.

c.   Nghệ thuật:
–  Thể thơ lục bát quen thuộc, giản dị
– Nhịp thơ linh hoạt, theo cảm xúc của nhà thơ
–  Ngôn từ bình dị, hình ảnh gần gũi, lời thơ tha thiết thể hiện tình yêu, niềm tin vào cuộc sống và khao khát tự do
–   Ngôn từ mộc mạc, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị

3.  Kết bài:

 Suy nghĩ của em
 

VI. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú, mẫu 6 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú

2. Thân bài

* Bức tranh mùa hè rộn rã, tươi đẹp:
– Âm thanh: tiếng chim tu hú, ve ngân, tiếng diều sáo
–> Âm thanh rộn rã, sôi động

– Màu sắc: Vàng (bắp rây), nắng đào, trời xanh
–> Màu sắc tươi sáng, rực rỡ

– Hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, diều sáo lộn nhào
=> Bức tranh mùa hè hiện lên sinh động, sắc nét gợi cảm xúc rạo rực, xao xuyến

* Bức tranh tâm trạng của người tù cách mạng

– U uất, bực bội “ngột”, “chết uất thôi”
– “Đạp tan phòng” –> Khát khao tự do, muốn giải thoát khỏi cảnh tù đàu
– Tiếng chim tu hú là tiếng gọi của tự do, thúc giục khát khao tự do

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị tác phẩm:
– Bài thơ tái hiện bức tranh mùa hè tươi đẹp
– Thể hiện tình yêu cuộc sống, khát khao tự do của tác giả

VII. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú (Chuẩn)

Nhắc đến những tác giả nổi bật trong phong trào thơ ca cách mạng không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu. Các tác phẩm của ông đều là những vần thơ đẹp đẽ mang ánh sáng chói lòa của niềm vui khi có Đảng, của nhiệt huyết tuổi trẻ, của khát khao sống và cống hiến cho cách mạng. Một trong những vần thơ đẹp ấy phải kế đến thi phẩm Khi con tu hú- bài thơ mang tiếng lòng của người chí sĩ yêu nước, khát khao tự do trong cảnh tù đày.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh mùa hè đầy sôi động, vẻ đẹp của thiên nhiên đẹp được dệt nên bởi những ngôn từ quá đỗi trong sáng, bình dị: 

“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chin, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng vàng”

Nếu khi xuân về có cánh én chao nghiêng thì hè đến là tiếng chim tu hú gọi nhau ngang trời. Câu thơ đầu tiên là một trạng ngữ chỉ thời gian báo hiệu hè về,…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú tại đây.

———————HẾT———————–

Những trang thơ của tác phẩm “Khi con tu hú” đã khép lại, nhưng những ấn tượng, những cảm nhận về tâm hồn thơ của tác giả chắc chắn vẫn còn đọng mãi trong tâm trí độc giả. Các em có thể tìm đọc Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, Hoàn cảnh sáng tác Khi con tu hú, Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

 

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-cam-nhan-ve-bai-tho-khi-con-tu-hu/

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button