Dàn ý cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo…
Bạn đang xem bài: Dàn ý cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo…
I. Dàn ý cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Chuẩn)
1. Mở bài
– Chí Phèo của Nam Cao là một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, thể hiện sâu sắc những giá trị hiện thực và nhân đạo, đầy mới mẻ.
– Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo là bi kịch bị từ chối quyền làm người, quyền hạnh phúc, câu nói “Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ”của bà cô Thị Nở chính là đại diện cho những định kiến tàn nhẫn của xã hội chặn đứng con đường hoàn lương của Chí Phèo.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh cuộc đời Chí Phèo:
– Mồ côi cha mẹ, lớn lên cũng chất phác thật thà, làm điền canh cho nhà Bá Kiến, thế nhưng bị đổ oan rồi bị tống vô tù 7, 8 năm.
– Ra tù, Chí mang bộ dạng khác hẳn bị cả làng xa lánh vì “trông gớm chết”, hắn đi vào con đường lưu manh hóa, nát rượu, chuyên rạch mặt ăn vạ.
* Cuộc gặp gỡ đầy nhân văn của Thị Nở:
– Hai con người bất hạnh, rổ rá cạp lại với nhau, sự quan tâm, bát cháo hành của Thị Nở đã thức tỉnh lương tri Chí Phèo, đánh thức những khao khát hạnh phúc, khao khát được làm người lương thiện của hắn.
* Định kiến cay nghiệt của xã hội thông qua lời của bà cô:
– Xuất phát từ lòng ích kỷ, và thái độ cay nghiệt với một kẻ như Chí Phèo bà cô đã thẳng tay “ném” vào mặt đứa cháu những lời cay nghiệt, chua chát nhất.
– Bà ta làm như thế trước là để giải mối uất ức trong lòng mình, sau là xả ra nhưng cái định kiến của xã hội về Chí Phèo, nó như một điều đương nhiên ai cũng biết, chỉ có Thị Nở không biết, và bà ta có nghĩa vụ phải chửi cho cháu mình tỉnh táo lại.
– Những lời cay nghiệt của bà cô đã phá tan, chặn đứng lại cái ước mơ, cái khát vọng được hoàn lương của Chí Phèo, phá tan cái hạnh phúc mới xây dựng năm ngày của cô cháu gái.
– Những con người ở xã hội cũ họ chỉ sống bằng những định kiến chết tiệt của mình, mà chưa bao giờ nhân từ, mở lòng ra để cảm thông cho những số phận bất hạnh như Chí Phèo.
– Điều ấy đã dồn Chí Phèo đến bước đường cùng, buộc phải lựa chọn cái chết để giải thoát.
3. Kết bài
– Câu nói đầy cay nghiệt của bà cô Thị Nở chính là đại diện cho những định kiến đến tàn nhẫn của xã hội phong kiến mục nát lúc bấy giờ đối với Chí Phèo. Nó đã chặn đứng hết tất cả ước mơ, hy vọng, lương tri vừa mới được đánh thức của Chí, dồn Chí đến bước đường cùng, lựa chọn cuối cùng là cái chết để giải thoát.
– Phân cảnh, lời nói của bà cô khiến cho người đọc không khỏi xót xa, day dứt về một kiếp người bất hạnh thất thểu, lay lắt bước ra từ những trang sách của nhà văn Nam Cao.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Chuẩn)
Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ngay từ khi ra đời đã lập tức đưa tên tuổi của nhà văn Nam Cao trở thành một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học phê phán những năm 1930-1945. Hơn thế nữa nó đã trở thành một tác phẩm được xem là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Có được thành công như vậy chính là nhờ vào những nguyên mẫu có thực ở làng Đại Hoàng quê tác giả, mà thông qua ngòi nghệ thuật xuất sắc, Nam Cao đã xây dựng nên những nhân vật có một không hai, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, tạo thành một câu chuyện với cốt truyện hấp dẫn, có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Cuộc đời của Chí Phèo là chuỗi những bi kịch dài và nối tiếp, trong đó đớn đau và khổ sở nhất ấy chính là bi kịch bị từ chối quyền làm người, bị từ chối quyền hạnh phúc. Bà cô của Thị Nở đã có một câu nói với cháu gái khiến người đọc không khỏi thấy day dứt, xót xa cho nhân vật Chí Phèo rằng: “Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ”.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở chính là định mệnh của Chí Phèo, cuộc gặp gỡ đầy nhân văn ấy dường như đã đánh thức trong tâm hồn Chí Phèo một phần nào đó lâu nay vẫn ngủ quên,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-cam-nhan-ve-cau-noi-cua-ba-co-thi-no-trong-truyen-chi-pheo/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Mẫu