Giáo dục

Dàn ý Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca

Dàn ý qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lorca, chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca.

dan y chung minh nhan dinh tieng dan la su song cung la nghe thuat bat tu cua lorca

Bạn đang xem bài: Dàn ý Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca

Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca
 

I. Dàn ý Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo
– Giới thiệu về tác phẩm “Đàn ghi – ta của Lorca” cùng nhận định: “Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca”.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và hình tượng người nghệ sĩ của Lorca
– Hoàn cảnh sáng tác
– Hình tượng người nghệ sĩ của Lorca

b. Hình tượng tiếng đàn – biểu tượng của sự sống và nghệ thuật bất tử của Lorca
– Tiếng đàn được miêu tả qua những hình ảnh giàu sức gợi về sự sống
+ “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta xanh”: ẩn dụ cho tình yêu cùng niềm tha thiết khắc khoải với sự sống.
+ “Tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”: âm thanh tiếng đàn vang lên ở dạng tồn tại đầy đau thương của sự sống.
– Tiếng đàn là tượng trưng cho nghệ thuật bất tử của Lorca
+ “không ai chôn cất tiếng đàn”: dù Lorca bị hành hình nhưng tiếng đàn cùng những sáng tạo nghệ thuật của Lorca không thể bị hủy diệt mà vẫn tồn tại mãi mãi.
+ “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: nhấn mạnh sức sống kì diệu, bất tử một cách tự nhiên của nghệ thuật mà không cần vun xới, chăm bón.

c. Nghệ thuật miêu tả hình tượng tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo
– Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
– Sáng tạo nhiều hình ảnh thơ độc đáo theo khuynh hướng tượng trưng siêu thực.

3. Kết bài

Đánh giá về ý nghĩa hình tượng tiếng đàn nói riêng và sự bất tử của nghệ thuật nói chung.
 

II. Bài văn mẫu Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca (Chuẩn)

Trong chặng đường hiện đại hóa văn học Việt Nam, Thanh Thảo là một trong những tác giả tiên phong và được biết đến với những tác phẩm giàu tính suy tư và nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. “Đàn ghi – ta của Lorca” là bài thơ thể hiện rõ điều này. Trong tác phẩm, bên cạnh hình tượng người nghệ sĩ Lorca, tiếng đàn cũng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc và để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca”.

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” được in trong tập “Khối vuông Ru – bích” và là kết quả từ sự ngưỡng mộ và nhận thức của tác giả Thanh Thảo đối với tài năng và con người của Lorca. Lorca là người nghệ sĩ tài năng của nền văn học Tây Ban Nha…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lorca, chứng minh nhận định tại đây.

————————-HẾT—————————-

Trong tuần học thứ 14, chương trình SGK Ngữ văn lớp 12, các em đã được học bài Đàn ghi ta của Lor-ca của tác giả Thanh Thảo. Để củng cố vốn kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài phân tích, cảm nhận về tác phẩm xuất sắc này, bên cạnh Dàn ý qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lorca, chứng minh nhận định…, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca, Cảm nhận bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca của Thanh Thảo, Ý nghĩa nhan đề Đàn ghi-ta của Lor-ca;…

 

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-chung-minh-nhan-dinh-tieng-dan-la-suc-song-va-cung-la-nghe-thuat-bat-tu-cua-lorca/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button