Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
Bạn đang xem bài: Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài:
a. Giải thích:
– Nghĩa đen: Muốn có được cây kim nhỏ bé, hữu ích phải kiên trì mài từ một thanh sắt to
– Nghĩa bóng: Muốn đạt được thành công thì phải có lòng kiên trì, quyết tâm
b. Bình luận:
– Câu tục ngữ là một chân lý đúng đắn
– Đức tính kiên trì là một trong những đức tính không thể thiếu nếu muốn đạt tới ước mơ.
– Chặng đường tới thành công sẽ trải qua vất vả, thử thách mà đức tính kiên trì là không thể thiếu.
c. Dẫn chứng:
– Nhà bác học Edison khi phát minh ra bóng đèn phải thử tới hai ngàn lần mới tìm ra hợp chất Vonfram để làm sợi tóc bóng đèn.
– Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cũng phải trải qua biết bao công việc vất vả như bồi bàn, phụ bếp, … mới tìm ra đường cứu nước.
– Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam chiến thắng AFF Cup năm 2018 cũng phải trải qua luyện tập gian khổ và chiến thắng các đối thủ lớn mạnh.
d. Phản đề:
– Vẫn có những người ỷ lại, không chịu cố gắng
– Họ không có lòng kiên trì, sợ hãi thất bại
đ. Bài học:
– Mỗi chúng ta phải đặt mục tiêu cho chính mình để làm động lực phấn đấu.
– Học sinh cần đặt ra mục tiêu để vượt lên những khó khăn trong học tập.
3. Kết bài:
– Câu tục ngữ là một bài học quý báu mà cha ông để lại.
II. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
2. Thân bài
a. Giải thích
– Nghĩa thực: Một thanh sắt to, thô kệch, xấu xí, vô dụng nếu bỏ công ra mài dũa thì một ngày nó cũng sẽ hao mòn thành chiếc kim khâu bé nhỏ mà hữu dụng, giúp ích cho mọi người.
– Nghĩa bóng: Nếu chúng ta có lòng kiên trì, vượt khó thì một ngày chắc chắn sẽ nhận lại những thành quả xứng đáng.
=> Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị của lòng kiên trì với thành công của mỗi người.
b. Vì sao phải có lòng kiên trì trong cuộc sống?
– Thành công không phải là thứ dễ dàng có được, để đạt những gì ta muốn phải đánh đổi mồ hôi, công sức rất nhiều.
– Lòng kiên trì, chịu khó là một trong những nhân tố giúp con người vươn tới thành công.
– Không có con đường nào là bằng phẳng, đặc biệt là đường đời. Mỗi một hành trình chúng ta đi đến có những khó khăn, những vật cản hay thất bại mà cần phải có bản lĩnh để vượt qua.
– Nếu lỡ một lần thất bại mà đã đành bỏ cuộc, lỡ một lần vấp ngã mà chấp nhận lùi bước thì nào có được thành công.
– Bởi vậy mà lòng kiên trì là thứ cần thiết để con người biết đứng lên khi thất bại, biết cố gắng không từ bỏ dẫu cho gặp phải những trắc trở trong đời.
– Lòng kiên trì giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn. Nuôi dưỡng lòng kiên trì mỗi ngày là nuôi dưỡng đam mê, ước mơ của mình.
– Lòng kiên trì là một phẩm chất đáng quý và đáng trân trọng. Người có lòng kiên trì sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng trong công việc cũng như trong cuộc sống.
– Mở rộng: Hiện nay vẫn rất nhiều những bạn trẻ không có được điều ấy. Các bạn thường dễ buông xuôi, dễ bỏ cuộc khi gặp phải những khó khăn.
c. Liên hệ bản thân
Là học sinh, chúng ta phải luyện tập cho bản thân lòng kiên trì mỗi ngày. Đừng bao giờ từ bỏ những mục tiêu mà ta đặt ra, hãy hướng về phía trước, lấy lòng kiên trì, chịu khó để nuôi dưỡng những ước mơ của mình.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa, giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến bây giờ và mai sau vẫn còn nguyên giá trị lâu bền. Nó là kim chỉ nam cho mỗi chúng ta để vững bước trên đường đời.
III. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài
Nêu vấn đề nghị luận: Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa
– Nghĩa tả thực: nếu chúng ta kiên trì, cố gắng mài một thanh sắt to lớn, thô ráp thì thanh sắt ấy sẽ hao mòn dần và thành một chiếc kim nhỏ bé, hữu ích.
– Nghĩa ẩn dụ: câu tục ngữ muốn khẳng định nếu chúng ta có lòng kiên trì, chịu khó thì sẽ vượt qua những gian nan, khó khăn trong cuộc sống và đạt được thành công đáng quý.
– Nghĩa mở rộng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là kinh nghiệm cũng là lời khuyên nhủ chân thành mà ông cha với thế hệ con cháu: Phải biết kiên trì, vượt khó để vươn tới thành công, chinh phục những khát vọng trong đời.
b. Vì sao nói có công mài sắt thì có ngày sẽ thành công?
– Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những ước mơ, hoài bão. Tuy nhiên, để thành công phải chấp nhận đương đầu với những khó khăn, thử thách.
– Mỗi thành công có được đều được đánh đổi bằng sự nỗ lực, chăm chỉ, không nản chí trước thất bại.
– Phải kiên trì cố gắng vì nếu bỏ dở giữa chừng thì những cố gắng trước đó của chúng ta trở nên vô nghĩa.
– Sự thành công mà chúng ta có được nhờ những quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân mới thực sự ý nghĩa.
– Rèn luyện tính kiên trì giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.
– Người có tính kiên trì sẽ nhận được sự yêu quý và tin tưởng từ người khác.
– Dẫn chứng:
+ Hồ Chí Minh kiên định với mục tiêu giải phóng→ Mang lại độc lập cho dân tộc.
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký ngày đêm miệt mài luyện chữ bằng đôi chân, gắng sức sức học tập và trở thành người thầy đáng ngưỡng mộ.
c. Mở rộng vấn đề
Phê phán hiện tượng một số các bạn trẻ hiện nay thiếu tính kiên trì, dễ chán nản, bỏ cuộc và dễ chấp nhận.
d. Bài học nhận thức
– Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ cố gắng hết mình vì những mục tiêu tốt đẹp
– Chấp nhận đối mặt với khó khăn, không nản lòng trước thất bại.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
IV. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
* Nghĩa đen:
– Sắt vốn là một vật thô ráp, cứng cáp.
– Kim nhỏ nhắn, sáng bóng, một đầu nhọn, một đầu có khe nhỏ để luồn chỉ phục vụ công việc may vá tỉ mỉ.
– Hành trình mài sắt thành kim ấy lại là một hành trình vô cùng khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức, mà không phải ai cũng có thể kiên nhẫn làm được.
* Nghĩa bóng:
– “sắt” là ẩn dụ cho những sự vật, sự việc, những khó khăn mà con người cần phải trải nghiệm.
– Hành động “mài sắt” chính là biểu trưng cho đức tính kiên nhẫn, cần cù, chịu thương chịu khó dám hi sinh thời gian công sức của mình trong lao động.
– Hình ảnh cây kim sáng bóng, tinh xảo, hữu dụng là ẩn dụ cho kết quả tốt đẹp, trái ngọt cuối cùng sự thành công trong công việc.
=> Câu tục ngữ chính là lời dạy, lời khuyên của ông cha dành cho con cháu rằng phải biết kiên trì, nỗ lực, dám hy sinh thời gian công sức trong lao động thì mới có thể đi đến thành công, gặt hái được những thành quả tốt đẹp.
b. Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của đức tính kiên trì, nỗ lực trong cuộc sống:
– Không có một thành quả tốt đẹp nào mà không bắt nguồn từ sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc.
– Từ những thất bại, những vấp ngã con người ta mới đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, lấy đó làm bài học để đời, và lần nữa tiến bước tới thành công.
– Việc đạt được thành tựu thông qua những nỗ lực, cố gắng dài lâu, trải qua nhiều khó khăn vất vả, thì thành tựu ấy lại càng đáng quý, đáng tự hào hơn.
c. Ví dụ chứng minh:
– Để có một sự nghiệp cách mạng vĩ đại Bác phải trải qua bao gian khổ, buôn ba khắp nơi, làm đủ mọi nghề.
– Cao Bá Quát nhờ cố gắng rèn luyện không ngừng mà luyện được nét chữ đẹp và nổi tiếng khắp vùng là người văn hay chữ tốt.
– Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký vượt qua nghịch cảnh để trở thành một trong những người thầy nổi tiếng nhất Việt Nam.
d. Bài học:
– Mỗi chúng ta cần nỗ lực và cố gắng hết mình trong học tập, trong rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân.
– Sống mà không cố gắng, không có mục đích sẽ trở nên vô nghĩa.
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ chung.
V. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, mẫu 5 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– Nghĩa đen:
+ “Sắt: vật to lớn, rắn chắc, bề ngoài không được đẹp đẽ, có phần thô kệch, sần sùi.
+ “Kim”: vật dụng nhỏ bé, có bề ngoái sáng bóng, trơn nhẵn, được dùng hữu ích trong đời sống con người.
+ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”: Một thanh sắt rắn chắc nếu được mài dũa từng ngày, thanh sắt sẽ mòn theo thời gian và tạo thành chiếc kim hữu dụng cho con người.
– Nghĩa bóng:
+ “Sắt”: ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
+ “Kim”: biểu tượng của thành công., là thành quả mà người chịu bỏ
+ “Công mài sắt”: công sức, sự kiên trì, nhẫn nại.
=> Có kiên trì, cố gắng ắt sẽ có thành quả.
b. Vì sao nói có công mài sắt thì có ngày sẽ thành kim?
– Cuộc sống luôn tồn tại những “chướng ngại” buộc con người phải vượt qua.
– Cố gắng, kiên trì vượt qua khó khăn con người sẽ nhận lại những “trái ngọt”.
– Thành quả đạt được nhờ vào sự kiên trì, bền chí sẽ có ý nghĩa hơn.
c. Dẫn chứng:
+ Nhân dân ta kiên trì, bền bỉ trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược=> đất nước giải phóng.
+ Mạc Đĩnh Chi nhờ sự kiên trì, chịu khó ấy mà ông đã đỗ Trạng nguyên vào năm 1034.
+ Bác Hồ kiên trì, bền bỉ với con đường cách mạng => đưa Việt Nam đến ngày hoà bình, thống nhất.
+ Các bác sĩ ngày đêm miệt mài chiến đấu với đại dịch, đưa người bệnh vượt qua lá chắn của tử thần để về với gia đình.
+ Nhân dân ta trên dưới một lòng, kiên trì chống dịch Covid 19 để đưa cuộc sống trở về bình yên như trước.
d. Mở rộng vấn đề:
+ Nhiều bạn trẻ lười biếng, dễ dàng từ bỏ những mục tiêu đặt ra.
+ Nhiều bạn trẻ gặp thất bại thay vì kiên trì cố gắng họ lại chọn cách buông xuôi, không dũng cảm đương đầu với vật cản.
e. Phải làm gì để nuôi dưỡng tính kiên trì nhằm đạt được thành công?
– Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng cần kiên định với mục tiêu của chính mình.
– Kiên nhẫn với công việc, dùng bản lĩnh, ý chí để vượt qua thử thách, gặp thất bại đừng nản chí, dùng nghị lực để bước tiếp những hành trình mới.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
VI. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, mẫu 6:
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ:
– Tục ngữ là lời khuyên dạy của cha ông ta từ xưa
– Trong đó có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” khuyên ta phải biết bền chí bền lòng thì mới thực hiện được mục đích, nguyện vọng của mình.
2. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ:
+ “Sắt”: Vốn là những vật to lớn, bề ngoài sần sùi, không sáng bóng,đẹp đẽ, lại vô cùng cứng rắn.
+ “Kim”: Chỉ những vật vô cùng nhỏ bé, nhẵn nhụi, bề mặt sáng,hữu dụng trong cuộc sống như dùng để may vá quần áo.
+ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”: Tức là có quyết tâm, kiên nhẫn, miệt mài, ngày qua ngày mài mòn thanh sắt lớn để tạo nên thành quả là chiếc kim bé nhỏ, đẹp đẽ được tôi rèn từ một thanh sắt lớn, xấu xí.
– Nghĩa bóng:
+ “Sắt”: Tức là khó khăn, những thử thách trên con đường đạt tới mơ ước và những điều mình mong muốn. Nó cũng là những công việc nhỏ cần thiết để góp phần tạo nên thành quả xứng đáng.
+ “Kim”: Tức là thành quả sau một quá trình kiên trì, nhẫn nại thực hiện mọi thử thách và khó khăn. Nó cũng là ý nghĩa của sự luyện tập, của lòng quyết tâm bền bỉ.
+ ” Có công mài sắt, có ngày nên kim”: Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần có lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện. Có sự kiên trì thì dù là việc gì cũng có thể đạt được thành công như mong muốn.
– Dẫn chứng:
+ Edison sáng tạp ra bóng đèn điện với hơn hai nghìn lần thử nghiệm.
+ Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự cố gắng, kiền trì để tạo nên thành công. Người đã bôn ba gần nửa đời người ở nơi xứ người, mong tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, cũng như quyết tâm sắt đá, Người đã tìm ra phương hướng, ra con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, trở thành một đất nước độc lập.
+ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy giờ đây là một giảng viên đứng trên bục giảng. Nhưng để thực hiện được điều đó, thầy đã phải quyết tâm rèn luyện đôi chân mình để đôi chân có thể thay thế đôi tay học được những con chữ.
– Liên hệ thực tế:
+ Những bạn học sinh biết quyết tâm vươn lên, biết kiên trì học hỏi thường trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi.
+ Mỗi người trong xã hội phải luôn có được sự quyết tâm, kiên trì trong học tập, công việc thì mới đạt được thành quả xứng đáng. Nếu không có được sự bền lòng, vững chí, dễ nản lòng thì làm việc gì cũng khó khăn. Như Bác Hồ đã dạy ” Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp bể/ Có chí ắt làm nên”.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
– Cần làm gì để xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.
VII. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim (Chuẩn)
Cuộc đời là một hành trình dài và gian khó, chính vì vậy, để đạt được thành công, để theo đuổi được ước mơ của bản thân thì điều cần nhất là sự kiên trì, lòng kiên nhẫn vượt qua tất thảy những khó khăn và gian nan. Đó là điều mà qua câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, cha ông ta muốn khuyên dạy chúng ta.
Để hiểu được rõ ý nghĩa của câu tục ngữ thì ta phải hiểu được nghĩa đen cũng như nghĩa bóng của nó. Câu tục ngữ có hai vế song hành, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Như chúng ta biết, để tạo nên một chiếc kim dùng để thêu thùa, may vá, những người thợ ngày xưa đã phải kì công, tỉ mẩn mài từ những thành sắt to để tạo nên. Một chiếc kim được tạo nên đòi hỏi sự khéo léo, sự cố gắng và hơn hết là lòng kiên trì. Vậy nên, hoàn thành một chiếc kim tuy bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi và công sức của những người thợ rèn. Lấy hàm ý từ điều này, cha ông ta muốn răn dạy chúng ta về lòng kiên trì trong cuộc sống. Cha ông muốn nhắc nhở chúng ta rằng muốn làm được điều gì, dù là bé nhỏ cũng phải biết siêng năng, nhân nại, vượt qua khó khăn thì mới hưởng được thành quả ngọt ngào…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim tại đây.
——————HẾT——————-
Kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta vô cùng phong phú và rộng mở, chứa đựng nhiều bài học sâu sắc, mời các em cùng tìm hiểu các bài viết Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên, Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn để nhận thấy rõ điều đó, Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.
tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-giai-thich-cau-tuc-ngu-co-cong-mai-sat-co-ngay-nen-kim/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục