Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Bạn đang xem bài: Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
2. Thân bài
* Giải thích câu nói:
– “Đi” hoạt động vật lí của bước chân –> hoạt động giao lưu, học hỏi, tiếp xúc với bên ngoài.
– “một ngày đàng” đơn vị đo lường thời gian –> thời gian để trải nghiệm, khám phá thế giới bên ngoài.
– “học” là hoạt động tích lũy tri thức, mở rộng vốn hiểu biết
– “sàng khôn” là lượng kết quả thu được sau những trải nghiệm, tìm tòi.
–> Ý nghĩa: Mỗi hoạt động trải nghiệm, tìm tòi đều mang đến những tri thức, hiểu biết về cuộc sống, xã hội.
* Bàn luận về câu tục ngữ:
– Kiến thức bao la, vô tận mà con người khó lòng nhận thức được hết.
– Để hiểu về thế giới, trang bị thêm kiến thức cho bản thân bên cạnh việc học tập trên sách vở cần thêm những trải nghiệm tìm tòi, khám phá.
– Khi đi nhiều –> Tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân.
– Nếu bỏ dành thời gian tìm hiểu, dấn thân vào những thách thức, hiểu biết tích cực của bạn sẽ ngày một nhiều hơn.
* Liên hệ thực tiễn:
– Hiện nay nhiều bạn ngại học, lười khám phá, lựa chọn lối sống “trong bao”.
– Cần ra bên ngoài gặp gỡ, trò chuyện và khám phá những điều thú vị
– Sự trải nghiệm chính là món quà vô cùng quý giá mà mỗi người ban tặng cho chính mình, tự nắm bắt và thực hiện nó.
3. Kết bài
– Nhận xét về tính đúng đắn của câu tục ngữ
– Rút bài học nhận thức cho bản thân
II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Vốn hiểu biết của mỗi người là rất quan trọng, nó giúp ích cho chúng ta trong mọi công việc của đời sống. Người càng hiểu biết, càng ham học hỏi thì càng có sự thành công lớn trong sự nghiệp. Vì vậy, việc học hỏi chính là tiền đề của mọi sự hiểu biết, bạn có thể học trong nhà trường, trong gia đình và cả ngoài xã hội, bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Mỗi nơi bạn đến, mỗi con đường bạn đi qua đều có dấu ấn của những kiến thức mà bạn tích lũy được. Bởi vậy, ông cha ta từ ngày xưa đã có câu:” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
“Đi” là một hoạt động của con người nhằm bước ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với thực tế, với môi trường xã hội. “Một ngày đàng” ở đây được hiểu là khoảng thời gian khá ngắn để chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới bên ngoài. “Học” là việc tích lũy tri thức, thu nhận những vốn hiểu biết từ xã hội vào bên trong bản thân mình. “Một sàng khôn” là lượng kết quả mà mình có được sống quá trình cọ xát với thực tiễn…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tại đây.
——————HẾT——————
Để củng cố vốn kiến thức về những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam đồng thời rèn luyện kĩ năng viết bài giải thích, bình luận, các em có thể tham khảo thêm: Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân, Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục