Giáo dục

Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi

dan y giai thich noi dung loi khuyen cua le nin hoc hoc nua hoc mai

Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi

Bạn đang xem bài: Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi

I. Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
– “Học” tập ở đây là việc trau dồi tri thức thông qua sách vở, nhà trường, xã hội để tích lũy kiến thức kinh nghiệm cho bản thân.
– “Học nữa” tức là việc con người tiếp tục trau dồi tri thức để nâng cao năng lực, trí tuệ của bản thân.
– “Học mãi” tức là sự học không có giới hạn về thời gian, tuổi đời.
=> Câu nói của Lê Nin khuyên con người phải không ngừng học tập, phải luôn có ý thức tìm tòi, phát triển bản thân, đưa bản thân đi lên, tiến bộ hơn.

b. Tại sao phải không ngừng học tập?
– Việc học tập nâng cao kiến thức giúp ta có thêm kiến thức, kĩ năng để hoàn thành tốt công việc.
– Việc học tập còn có ý nghĩa giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng thế giới quan, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm.
– Học giúp nâng tầm bản thân, khiến chúng ta có được nhiều sự ngưỡng mộ, tôn trọng của người xung quanh, có một vị trí nhất định trong xã hội.

c. Bài học:
– Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải nỗ lực trong học tập, không chỉ học trong sách vở, học qua thầy cô mà còn phải học từ bạn bè, học từ các sự kiện xảy ra trong đời sống.
– Biết cách tự tìm kiếm, trau dồi thêm tri thức, rèn luyện kỹ năng đọc sách, đọc báo, xem các chương trình bổ ích.
– Định hướng cho bản thân những mục tiêu, lý tưởng trong tương lai.
– Học đi đôi với hành, luôn đề cao tinh thần tự học.

3. Kết bài:

Nêu kết luận chung.
 

II. Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài: 

a. Giải thích khái niệm: 
– “Học” là gì?
– Thế nào là “học nữa, học mãi”
=> Ý nghĩa của câu nói khẳng định ý nghĩa và vai trò của việc học tập

b. Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”, ý nghĩa?
– Học để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, lĩnh hội tri thức vô tận của nhân loại.
– Học để tồn tại, hòa nhập và phát triển, ứng dụng vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
– Học để khẳng định giá trị của bản thân, không bị tụt hậu.

c. Sẽ ra sao nếu không “Học, học nữa, học mãi”?
– Không học, không có hiểu biết sẽ bị xã hội bỏ lại phía sau
– Sẽ không thể tồn tại trong một xã hội đang ngày càng phát triển

d. Làm thế nào để “Học, học nữa, học mãi”?
– Không ngừng học hỏi, khám phá, học ở trường học ở bạn bè, xã hội
– Học tập trong mọi hoàn cảnh: trong cuộc sống, trong công việc
– Chỉ học cái hay, cái tốt đẹp, không học những cái xấu, tránh xa lối học sai lầm

3. Kết bài: 

Trình bày quan điểm của cá nhân, rút ra bài học nhận thức và hành động
 

III. Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: vai trò của việc học.
– Trích dẫn câu nói: “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu nói
– Học” là quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức của con người.
– “Học nữa” là tiếp tục học
– “Học mãi” là học không ngừng, học tập suốt đời.
=> Câu nói” Học, học nữa, học mãi”: khẳng định tầm quan trọng của công việc học tập đối với mỗi người.

b. Lý giải vì sao chúng ta phải “Học, học nữa, học mãi.”?
– Con người cần có tri thức để làm việc, muốn có tri thức thì phải học.
– Kiến thức không phải là cái sẵn có, cần phải tìm kiếm, học hỏi, trau dồi.
– Hiểu biết của mỗi con người thì có hạn mà kiến thức thì vô hạn, con người phải liên tục học tập, trau dồi, phát triển bản thân để làm chủ cuộc sống.
– Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đặt ra những yêu cầu mới, nếu ta không chịu cập nhật, bổ sung tri thức để đáp ứng thì lâu dần con người sẽ trở thành kẻ lạc hậu, tụt hậu, thấp kém trong xã hội.
– Tri thức được khám phá mỗi ngày, nếu không chịu cập nhật những cái mới, chỉ học trong một thời gian ngắn rồi bỏ bê thì rất khó để thành công.

– Dẫn chứng:
+ Hồ Chí Minh
+ Giáo sư Lương Định Của

c. Nên học tập như thế nào để áp dụng câu nói của Lê-nin một cách đúng đắn?
– Có nhiều cách học và phương pháp học tập khác nhau.
– Chọn phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
– Học có chọn lọc.

3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị câu nói.
– Liên hệ bản thân.

IV. Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về câu nói của Lê-nin: Việc học đóng vai trò rất quan trọng, học không phải ngày một, ngày hai, không phải trong phút chốc mà là học cả đời, học mãi mãi, như V. Lênin từng nhận định: ” Học, học nữa, học mãi”.

2. Thân bài

– “Học” là việc thu nhận những kiến thức về khoa học, lịch sử, địa lý, văn học,…vào bản thân để nâng cao nhận thức.
– “Học nữa” là phải học liên tục, học từ cái đơn giản đến phức tạp, nó được xem như một quá trình vậy, phải không ngừng nâng cao trí thức của mình, từ thấp đến cao.

– Học mãi mãi học tập suốt đời.
– Chăm chỉ học tập giúp chúng ta mở mang trí thức, tự tin vào bản thân hơn.
– Người ham học là người không bao giờ thoả mãn với những gì mình biết, phải thắc mắc, tìm tòi, lý giải những cái mới, những cái khó để
nâng cao hiểu biết của bản thân.- Học càng cao, càng giỏi giang ta càng khẳng định được chính mình .
– Thực tế chứng minh, càng ham học càng dễ thành tài.

– Bỏ bê việc học tập, không quan tâm đến trường lớp lố, bạn bè, thầy cô, điều đó thật sự rất tai hại.
– Mỗi người hãy ý thức được việc học là cho chính mình, phải phấn đấu mỗi ngày, học ngừng nghỉ, học cả kiến thức và trau dồi cả những tình cảm tốt đẹp cho bản thân để phát triển toàn diện, ngày càng hoàn thiện mình hơn.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của câu nói: Câu nói của Lê-nin như một nguồn ánh sáng có ý nghĩa lớn lao mang tính thời đại mà mỗi thế hệ cần phải học tập.

V. Bài văn mẫu Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi (Chuẩn)

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng đối với người lao động ngày càng cao. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường nguồn lao động dồi dào, cạnh tranh nhau về các vị trí và cơ hội việc làm ngày một gay gắt thì việc học tập và nâng cao kiến thức của bản thân là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Ở lứa tuổi học sinh, tương lai còn đang rộng mở, có thể rằng học tập trên ghế nhà trường không phải là cách duy nhất để thành công nhưng thực tế nó lại là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Nắm được vấn đề cốt lõi ấy, mỗi chúng ta đều cần có ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm để theo kịp bước đi của thời đại như lời dạy của Lê Nin rằng “Học, học nữa, học mãi”.

Đầu tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm “Học, học nữa, học mãi” mà Lê Nin nói là gì? “Học tập” ở đây là việc con người thường xuyên trau dồi tri thức thông qua sách vở,…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi tại đây.

 

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/dan-y-giai-thich-noi-dung-loi-khuyen-cua-le-nin-hoc-hoc-nua-hoc-mai/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button