Dàn ý hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước
Bạn đang xem bài: Dàn ý hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước
I. Dàn ý hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả tác phẩm:
+ Hồ Xuân Hương, nữ thi sĩ dùng tài năng và ngòi bút của mình để thay mặt người phụ nữ nói lên những tâm sự thầm kín, khát vọng được yêu thương.
+ “Bánh trôi nước” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của nhà thơ.
+ Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa: xinh đẹp, nết na và chung thủy, son sắt.
2. Thân bài
+ Khái quát nội dung và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
+ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được ví von với hình tượng chiếc bánh trôi nước, loại bánh dân dã bình dị cũng như người phụ nữ chân phương, giản dị.
+ “Vừa trắng lại vừa tròn”: Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đẫy đà, tròn trịa.
+ “Bảy nổi ba chìm với nước non”: Số phận long đong, lận đận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
+ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”: Sự tủi hổ, bất công khi sinh ra là phụ nữ trong thời đại trọng nam khinh nữ.
+ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Nét đẹp tâm hồn, luôn giữ được bản tính thiện lương, hiền lành giữa cuộc đời xô bồ, bất công.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật và hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa
II. Bài văn mẫu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước (Chuẩn)
Hồ Xuân Hương, một hồn thơ trong trẻo, một nữ thi sĩ tài năng của nền thơ ca Việt Nam. Giọng thơ của bà mang âm hưởng nhẹ nhàng, nữ tính, đồng thời thể hiện khát vọng được yêu thương thầm kín của người phụ nữ. “Bánh trôi nước” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của nhà thơ, ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa: Xinh đẹp, nết na và chung thủy, son sắt, bộc lộ qua cả vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn.
Bản thân không may trải qua nhiều sóng gió đường tình duyên, Hồ Xuân Hương thấu hiểu và cảm thông cho những tâm sự, những nỗi buồn luôn cất giấu trong lòng của người phụ nữ. Thân phận phụ nữ thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội, bà tìm đến thơ văn, mượn ngòi bút,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước tại đây.
————————HẾT————————–
Bánh trôi nước là bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương viết về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, tìm hiểu về nội dung tư tưởng của bài thơ, bên cạnh bài Dàn ý hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 7 khác như: Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong Bánh trôi nước, Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước, Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-hinh-anh-nguoi-phu-nu-viet-nam-thoi-xua-qua-bai-banh-troi-nuoc/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục