Giáo dục

Dàn ý lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

dan y li tuong song cua phan boi chau qua bai tho luu biet khi xuat duong

Dàn ý lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
 

I. Dàn ý lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Chuẩn)

1. Mở bài

-Trước tình hình đất nước có nhiều biến động, phong trào cứu nước kiểu cũ đã không còn phù hợp, Phan Bội Châu trở thành người đầu tiên nuôi ý tưởng cứu nước theo con đường tư sản.
– Năm 1905 trước lúc lên đường sang Nhật Bản, hướng đến một con đường tươi sáng và đầy hy vọng, ông đã sáng tác bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, nội dung bài thơ là tráng chí rộng lớn và lý tưởng cao đẹp của một nhà trí thức yêu nước lỗi lạc bậc nhất thời bấy giờ.

2. Thân bài

* Tác giả, tác phẩm:
– Phan Bội Châu (1867-1940), là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn và lỗi lạc nhất đầu thế kỷ XX, thành lập ra hội Duy Tân, tổ chức yêu nước theo đường lối dân chủ tư sản. Không chỉ là nhà cách mạng lớn, ông còn được biết đến với tư cách là tác giả thơ văn lớn giai đoạn đầu thế kỷ XX.
– Lưu biệt khi xuất dương viết vào năm 1905, lời thơ là những lời nhắn nhủ động viên tinh thần cho người lên đường và cả những người ở lại.

* Hai câu đề: Quan niệm mới của Phan Bội Châu về chí hướng của nam nhi trong thời đại mới.
– Làm đấng nam nhi sống ở trên đời phải “lạ”, phải có lẽ sống, có lý tưởng sống cao đẹp, lớn lao, dám mưu đồ những việc phi thường hiển hách.
– Giành lấy thế chủ động để tạo nên thời thế trong trời đất, để tự quyết định số phận của mình chứ không phải phụ thuộc vào vũ trụ, để tạo hóa sắp đặt.
– Khích lệ tráng chí nam nhi phải dám đặt mình sánh ngang với trời đất, vũ trụ bao la bằng một khẩu khí mạnh mẽ, táo bạo dựa trên cơ sở một tâm hồn tự tin, quyết đoán.

* Hai câu thực: Quan niệm về ý thức, trách nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc.
– Từ “trăm năm” ý chỉ một đời người, đồng thời là chỉ một thế kỷ đầy biến động của đất nước. Từ đó tác giả đã xác định và nhấn mạnh trách nhiệm và lý tưởng của người làm trai, làm sao để cống hiến cho xứng đáng với từ “trăm năm” ấy, làm sao để cho không hoài phí cuộc đời, không uổng công sắp đặt của thời đại.
– Chuyển hướng nhằm lay tỉnh thế hệ thanh niên đương thời, và cũng là cả các thế hệ thanh niên tiếp nối bằng câu hỏi”Sau này muôn thuở há không ai?”.
→ Đó là sự cổ vũ lòng yêu nước, là lời kêu gọi động viên, khuyến khích cái ý chí nam nhi đang bị sự bế tắc, chán nản nhất thời che lấp của thanh niên Việt Nam.

* Hai câu luận:
– Nhận thức một cách sâu sắc về thực trạng đất nước rằng “Non sông đã chết”, đất nước mất chủ quyền, đã rơi và tay giặc Pháp.
– Bộc lộ cảm xúc của tác giả, của một người dân chịu cảnh nô lệ, đó là nỗi nhục mất nước, dẫn đường cho tác giả đến với những hành động quyết liệt phủ nhận nền học vấn Nho học đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp nữa, mở ra một lối đi mới cho bản thân ông và cho cả dân tộc.

* Hai câu kết:
– Khát vọng hành động của Phan Bội Châu được dựng lên thông qua những hình ảnh kỳ vĩ “ngọn gió dài”, “biển Đông” và “ngàn đợt sóng bạc”, tạo nên một bối cảnh không gian khoáng đạt, rộng lớn và mạnh mẽ, chí khí ngút ngàn.
– Tư thế của con người trong buổi lên đường hiện lên một cách lẫm liệt trong hình ảnh “nhất tề phi” tức là cùng bay lên với “ngàn đợt sóng bạc”, con người ở tư thế sánh ngang với vũ trụ, vượt thoát khỏi cái hiện thực khốc liệt, tam tối để vươn tới một lý tưởng cao đẹp, lý tưởng ở phía trước.

3. Kết bài
– Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỷ XX, đó là những con người với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, cùng một bầu nhiệt huyết sôi trào, một khát vọng cháy bỏng trong buổi lên đường thực hiện lý tưởng cao đẹp.
– Nghệ thuật: Sử dụng các thủ pháp phóng đại nâng tầm vóc của con người sánh ngang tầm vóc vũ trụ, lời thơ tràn đầy tâm huyết, sục sôi ý chí cách mạng tạo nên sức lay động mạnh mẽ, chất trữ tình chính trị cho cả bài thơ.
 

II. Bài văn mẫu lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Chuẩn)

Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào chống Pháp trong nước liên tiếp thất bại, thực dân Pháp ngày càng ngang ngược hoành hành, triều đình phong kiến đứng trước ngưỡng cửa diệt vong, không quyết liệt chống Pháp, nhân dân sống trong cảnh áp bức, điêu tàn. Nhận thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến, nhất thiết phải vẽ ra một con đường cứu quốc mới hoàn toàn so với trước đây, Phan Bội Châu đã trở thành người đầu tiên nuôi ý tưởng cứu nước theo con đường tư sản, mà đất nước ông hướng đến học tập chính là Nhật Bản. Năm 1905 trước lúc lên đường sang Nhật Bản, hướng đến một con đường tươi sáng và đầy hy vọng ông đã sáng tác bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, nội dung bài thơ là tráng chí rộng lớn và lý tưởng cao đẹp của một nhà trí thức yêu nước lỗi lạc bậc nhất thời bấy giờ.

Phan Bội Châu (1867-1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, những năm tháng bị giam lỏng ở Huế người ta còn gọi ông là Ông già Bến Ngự. Quê ở Nam Đàn, Nghệ An, ông là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn và lỗi lạc nhất đầu thế kỷ XX. Là người thành lập ra hội Duy Tân, tổ chức yêu nước theo đường lối dân chủ tư sản, chủ trương đưa thanh niên ưu tú của Việt Nam sang Nhật Bản học tập, gọi là phong trào Đông Du…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Lí tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương tại đây.

———————HẾT———————-

Củng cố thêm kiến thức về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, bên cạnh bài tưởng sống của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, các em có thể tìm đọc thêm: Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, Phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương, Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-li-tuong-song-cua-phan-boi-chau-trong-bai-tho-luu-biet-khi-xuat-duong/

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button