Giáo dục

Dàn ý nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương

dan y nghi luan ve cau noi dan toc ta chu yeu song bang tinh thuong

Dàn ý nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương

Bạn đang xem bài: Dàn ý nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương

I. Dàn ý nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào câu nói “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương”: Dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào là một dân tộc có truyền thống nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình và yêu thương đồng loại. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng thể hiện niềm tự hào đó của dân tộc qua câu nói “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương”

2. Thân bài

– Giải thích khái niệm tình thương: Là một phạm trù đạo đức của con người, đại diện cho những tình cảm tốt đẹp mà con người đối đãi với nhau; là sự yêu thương, đùm bọc, chia sẻ, giúp đỡ và đồng cảm với nhau bằng tấm lòng chân thành
– Vì sao lại nói “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương”?
+ Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau
+ Dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước
+ Đất nước thường xuyên hứng chịu thiên tai
+ Là dân tộc có tinh thần nhân nghĩa cao đẹp
– Ý nghĩa của tình thương với dân tộc: Giúp dân tộc ta chiến đấu với mọi kẻ thù xâm lược, chống chọi với thiên tai và bảo vệ được nền độc lập, hòa bình, ngoài ra tình thương chính là tiền đề căn bản để dân tộc ta hiên ngang tiến bước, sánh vai với cường quốc năm châu

3. Kết bài

Bài học rút ra từ câu nói: Mỗi con người Việt Nam cần phải nhận thức được ý nghĩa và giá trị của tình thương, truyền thống yêu thương tốt đẹp của dân tộc để gìn giữ và phát huy tới mọi thế hệ, trong mọi hoàn cảnh đất nước

II. Dàn ý nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương

Dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào là một dân tộc có truyền thống nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình và yêu thương đồng loại. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng thể hiện niềm tự hào đó của dân tộc qua câu nói “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương”, quả thực trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, dân tộc ta vẫn luôn duy trì tình yêu thương trong mọi hoàn cảnh, tình thương trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi người dân phải gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu ấy.

Tình thương là một phạm trù đạo đức con người, đại diện cho những tình cảm tốt đẹp mà con người đối với nhau, đó là sự yêu thương, đùm bọc, chia sẻ, giúp đỡ và đồng cảm với nhau bằng tấm lòng chân thành. Đối với người dân Việt Nam nói riêng và mọi người dân của dân tộc khác nói chung, một trong những phẩm chất cần phải có để hoàn thiện nhân cách đạo đức con người đó chính là lòng nhân ái, có lòng nhân ái nghĩa là người có tình thương, biết yêu thương. Tại sao cố Bí thư Lê Duẩn lại nhận định rằng “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương”?, có thể hiểu tình thương chính là thành tố quan trọng chủ yếu trong đời sống của dân tộc ta, không có tình thương dân tộc ta không thể tồn tại và chính tình thương là nguồn nuôi dưỡng cả dân tộc…(Còn tiếp).

>> Xem bài đầy đủ Nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương

 

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/dan-y-nghi-luan-ve-cau-noi-dan-toc-ta-chu-yeu-song-bang-tinh-thuong/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button