Văn Học

Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích chi tiết)

Dàn bài nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Nhằm giúp các em học sinh cải thiện kỹ năng làm bài cũng như nắm được cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sao cho hay và không bị lạc đề. Tmdl.edu.vn xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, dàn bài nghị luận về tác phẩm truyện hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để các em viết bài văn nghị luận thật hay và sáng tạo.

Bạn đang xem bài: Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1. Dàn bài nghị luận về đoạn trích hay một tác phẩm văn xuôi

1. Đối tượng

– Giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật nói chung.

– Một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật qua một đoạn trích hoặc qua cả tác phẩm.

2. Yêu cầu chung

– Đọc kĩ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn trích, của tác phẩm.

– Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm.

– Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: vấn đề cần nghị luận là gì?

Những biểu hiện của vấn đề đó trong đoạn trích, trong tác phẩm? Các chi tiết hình ảnh thể hiện cho vấn đề? Giá trị nội dung tư tưởng được biểu hiện là gì? …

3. Dàn ý khái quát

a) Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật…)

b) Thân bài:

Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đủ ba luận điểm cơ bản sau:

Luận điểm 1: Khái quát chung

– Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của tác phẩm.

– Hoặc là nêu vị trí, dẫn dắt nội dung tác phẩm đến nội dung của đoạn trích.

*Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận

– Phân tích, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề. Chia vấn đề thành các luận điểm và lấy các chi tiết, hình ảnh, nhân vật để làm sáng tỏ cho luận điểm.

– Hoặc là phân tích, cảm nhận, bình luận về một vấn đề trong phạm vi của một đoạn trích.

*Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)

– Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hoặc của tác phẩm.

c) Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.

2. Dàn bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ)

– Trích dẫn thơ.

Thân bài:

– Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bậc giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ).

– Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.

Kết bài:

Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởngvà phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

3. Dàn bài nghị luận về một ý kiến văn học

Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới.

– Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó.

Thân bài:

Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định.

Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ.

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa.

4. Dàn ý nghị luận về một tình huống truyện.

Tình huống truyện:

– Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.

– Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.

– Tình huống tâm trạng.

– Tình huống hành động.

– Tình huống nhận thức.

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).

– Nêu vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

– Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

+ Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

– Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.

c. Kết bài:

– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.

– Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

5. Dàn ý nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện.

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.

– Nêu yêu cầu đề bài.

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

– Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)

– Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

c. Kết bài:

– Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

– Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

6. Dàn bài nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi.

A. Dàn bài giá trị nhân đạo.

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu về giá trị nhân đạo.

– Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

– Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sựnâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

+ Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:

+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.

+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.

+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.

Đánh giá về giá trị nhân đạo.

c. Kết bài:

– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

B. Dàn bài giá trị hiện thực.

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu về giá trị hiện thực.

– Nêu nhiệm vụ nghị luận.

b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

– Giải thích khái niệm hiện thực:

+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.

+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.

– Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:

+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.

+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.

– Đánh giá về giá trị hiện thực.

c. Kết bài:

Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button