Dàn ý nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Bạn đang xem bài: Dàn ý nghị luận xã hội về lòng nhân ái
I. Dàn ý nghị luận xã hội về lòng nhân ái (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tương thân tương ái hay chính là lòng nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay, lòng nhân ái là một trong những biểu hiện tình cảm tốt đẹp, nó gắn kết con người gần với nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ xã hội bền vững.
2. Thân bài
– Giải thích “lòng nhân ái” là gì: Lòng nhân ái, thực ra không phải thứ tình cảm gì đó xa xỉ mà đó chính là những tình cảm được xuất phát từ trái tim một cách chân thành nhất
– Biểu hiện của lòng nhân ái: Không cần phải là những việc làm to tát, những điều xa xỉ mà lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta
– Nếu không có lòng nhân ái: Con người không có lòng nhân ái chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người. Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân ái, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển.
– Quan điểm bản thân: Vì vậy, dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao đi lòng nhân ái của mình, đem lòng nhân ái của mình lan tỏa và lay động đến mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của lòng nhân ái: Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài.
II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về lòng nhân ái (Chuẩn)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”. Đó là một lời ca rất hay trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vậy có ai đã từng thắc mắc rằng tấm lòng cố nhạc sĩ muốn nói đến ở đây là gì không. Có lẽ mỗi người đều tự có cho mình những đáp án riêng, nhưng đối với tôi câu trả lời trọn vẹn nhất là tấm lòng nhân ái. Trong truyền thống dân tộc từ ngàn đời nay, qua biết bao đổi thay, biến cố của đất nước và con người, thế nhưng trong nền giáo dục, lòng nhân ái vẫn luôn được đề cao và nhấn mạnh, được xem là một trong những giá trị cốt lõi hình thành nên phẩm cách của một con người. Muốn trở thành một con người chân chính, cái đầu tiên người ta phải có không phải là một thân thể cường tráng, một khối óc thông minh, mà cốt nhất là phải có tình thương, có lòng nhân đạo, để phân biệt rạch ròi với tất cả những loài khác.
Vậy lòng nhân ái có thể được định nghĩa như thế nào? Từ “nhân ái” là một từ ghép Hán Việt, nếu phân tích từng chữ thì “nhân” tức là để chỉ con người, “ái” tức là tình yêu thương, như vậy tổng hợp lại “nhân ái” tức là tình yêu thương con người. Mở rộng ra đó tức là những tình cảm trân quý,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội về lòng nhân ái tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-ve-long-nhan-ai/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục