Giáo dục

Dàn ý nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá

dan y nghi luan xa hoi ve nhan cach va pham gia

Dàn ý nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá
 

Bạn đang xem bài: Dàn ý nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá

I. Dàn ý nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về nhân cách và phẩm giá

2. Thân bài

a. Giải thích:

– Nhân cách:
+ Là những đức tính tốt đẹp của con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Được biểu hiện bằng hành động và việc làm.
– Phẩm giá:
+ Giá trị tinh thần cao quý riêng của một con người.
+ Thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mang giá trị về mặt văn hóa đạo đức trong lối sống của mỗi người.

b. Phân tích:
– Yếu tố hình thành nên nhân cách và phẩm giá:
+ Môi trường sống và học tập
+ Sự giáo dục, dạy dỗ.

– Tại sao con người lại cần phải giữ gìn nhân cách và phẩm giá?
+ Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của con người.
+ Có nhân cách và phẩm giá tốt sẽ được mọi người coi trọng, quý mến.
+ Nhân cách và phẩm giá xấu sẽ bị mọi người khinh bỉ, coi thường
– Làm sao để giữ gìn được nhân cách và phẩm giá?
+ Tiếp thu, kế thừa truyền thống đạo đức lối sống cao đẹp.
+ Siêng năng, chăm chỉ học tập.
c. Mở rộng vấn đề

3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của nhân cách và phẩm giá. 
 

II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá (Chuẩn)

Nhân cách và phẩm giá là hai yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy từ xa xưa con người đã chú ý đến việc rèn luyện nhân cách và đạo đức để có một phẩm giá cao đẹp, đối với con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm chất càng quan trọng hơn cả.

Xã hội hiện đại có đủ mọi điều kiện cho con người phát triển, ai ai cũng được bình đẳng, tuy nhiên lại phân thành người giàu kẻ nghèo, người đáng được tôn trọng và kẻ đáng khinh. Sự thật như vậy là bởi vì mỗi người khác nhau ở cách suy nghĩ và hành động của họ, mỗi người đều có một nhân cách và phẩm giá khác nhau làm nên sự khác nhau trong giá trị bản thân họ. Như vậy nhân cách và phẩm giá đóng vai trò rất lớn trong việc khẳng định nên giá trị bản thân con người, vậy nhân cách là gì?

Trước tiên nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, tôn trọng và gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc,…Nhân cách được biểu hiện qua hành động và việc làm. Chẳng ai được người khác công nhận là nhân cách tốt nếu họ luôn đố kị và ganh đua với người khác, họ tự cho rằng mình tài giỏi hơn người khác trong khi hết mực buông lời dèm pha, đố kỵ..(Còn tiếp).

>> Xem bài mẫu: Nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá

——————-HẾT———————

Trong tài liệu Những bài văn hay lớp 10 của chúng tôi, ngoài dàn ý Nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài mẫu khác: Suy nghĩ về sự lạc quan, nghị lực qua câu nói: Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương…; Suy nghĩ về hiện tượng Tháng giêng là tháng ăn chơi; Dựa theo lời tâm sự, viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về số phận và nỗi niềm của chú gà chọi bị bỏ rơi; Nghị luận về câu nói: “Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”;…

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-ve-nhan-cach-va-pham-gia/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button